Tổng quan về nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả việc áp dụng bộ tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường (hse) của nhà máy hóa chất sika và đề xuất giải pháp hoàn thiện (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TẾ & PHÁP LÝ

1.1 Tổng quan về nghiên cứu liên quan

Trên thế giới hiện nay đã có nhiều những nghiên cứu về hệ thống quản lý HSE và các bộ tiêu chuẩn HSE cho các ngành công nghiệp khác nhau nhằm mang lại những kết quả ứng dụng không chỉ về HTQL hay BTC mà còn đảm bảo đƣợc sức khỏe của NLĐ và VSMT. Sau đây là một vài nghiên cứu tiêu biểu:

Nghiên cứu 1:“Tai nạn và sự cố trong nền công nghiệp hóa chất của Mỹ: Lịch sử các vụ tai nạn và những dữ liệu có giá trị” của tác giả Paul R.Kleindorfer và cộng sự [3]. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2001 trên hơn 15.000 cơ sở sản xuất tại Mỹ có lưu trữ và sử dụng hóa chất độc hại hoặc hóa chất dễ cháy xảy ra sự cố về hóa chất và liên quan tới hóa chất xảy ra. Nghiên cứu cũng tập trung vào phân tích những điểm có liên quan giữa tần suất và mức độ nghiêm trọng của tai nạn, các yếu tố cơ sở cụ thể cơ bản có liên quan thống kê giữa tai nạn và tỷ lệ thương tích, ước tính phân tích về những hậu quả tiềm tàng trong trường hợp xảy ra giả thuyết xấu nhất.

Nghiên cứu 2:“An toàn và sức khỏe trong làm việc: Tầm nhìn cho phòng ngừa bền vững” của Tổ chức Lao động Quốc tế [4]. Nghiên cứu này nêu rõ tầm quan trọng của vấn đề an toàn và sức khỏe trong lao động, thực trạng của vấn đề này trên toàn cầu, mục đích của báo cáo xem xét lại những gì đang thực hiện đƣợc để thúc đẩy bền vững về phòng ngừa TNLĐ. Xem xét những chính sách bất cập hiện nay về vấn đề HSE còn tồn tại và đề xuất những cải tiến phù hợp.

Nghiên cứu 3: Báo cáo “An toàn và sức khỏe trong nhà máy” Bộ sức khỏe con người và dịch vụ Hoa Kỳ, 2011 [5]. Báo cáo này xác định và đã nêu bật lên các vấn đề về ATLĐ, sức khỏe trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Báo cáo còn chỉ ra vấn đề sử dụng các nhà máy sản xuất nhƣ một nhà ở cho công nhân.

Báo cáo đã chỉ ra, xác định các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp cải tiến về cấu trúc nhà máy sao cho hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe của NLĐ.

Nghiên cứu 4: “An toàn và sức khỏe khi làm việc với hóa chất” của Tổ chức Lao động Quốc tế, 2014 [6]. Nghiên cứu chi tiết này đề cập tới tầm quan trọng trong công tác ATLĐ, sức khỏe và BVMT tại nơi làm việc, chỉ ra đƣợc những

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo con đường, cách thức mà hóa chất có thể tác động lên con người, những phương pháp làm việc an toàn với hóa chất. Báo cáo còn nêu rõ những vấn đề thực thi, quản lý hóa chất tầm quốc gia, và trên toàn thế giới. Báo cáo đề cập tới hệ thống phân loại và cảnh báo nhãn hóa chất toàn cầu (GHS) và thẻ an toàn hóa chất quốc tế (ICSC) và chia sẻ những ý tưởng trong quản lý HSE về hóa chất.

Nghiên cứu 5:“Vấn đề thực hiện quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường tại KCN và các loại hình kinh doanh khác”, Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) [7]. Nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm, nguyên tắc, các nội dung kỹ thuật trong việc bảo vệ sức khỏe, môi trường và an toàn về khía cạnh kinh tế. Nghiên cứu phân tích từng phương pháp thực hiện, những khó khăn và lợi ích về kinh tế khi thực hiện.

Nghiên cứu 6:“Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá hệ thống HSE và đề xuất giải pháp chiến lược bằng ma trận QSPM cho Công ty đường ống Ahvaz Tubing”, Nghiên cứu của Salehi and Karimi, Đại học Azad. Iran [8]. Nghiên cứu này đánh giá hệ thống HSE của công ty bằng ma trận SWOT, phân tích tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó thông qua các ma trận nội bộ IFE và bên ngoài EFE, ma trận tổng hợp IE và cuối cùng sử dụng ma trận chiến lƣợc QSPM để lựa chọn giải pháp ƣu tiên cải tiến hệ thống HSE của công ty.

b) Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu 7: “Báo cáo Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng, quản lý hóa chất và thống kê tai nạn hóa chất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008- 2012 của Sở Công thương Tỉnh Đồng Nai (2013)”[9]. Nghiên cứu này cung cấp các vấn đề về bảo hộ lao động (BHLĐ), báo cáo này được thực hiện bởi chương trình SEMLA tỉnh Đồng Nai, Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường quản lý môi trường, trong đó có an toàn về hóa chất. Báo cáo thống kê đƣợc thực trạng số vụ tai nạn liên quan đến hóa chất công nghiệp, bao gồm nguyên nhân, hậu quả, thiệt hại và đề xuất giải pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn hóa chất cũng nhƣ biện pháp từ phía doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và lưu trữ hóa chất công nghiệp.

Nghiên cứu 8: “Quản lý An toàn, Sức khỏe, Môi trường Lao động và Phòng chống cháy nổ tại Doanh Nghiệp”[10]. Nghiên cứu này cung cấp các vấn đề về bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) tại các DN, phân tích ƣu nhƣợc điểm, những lợi ích từ việc thực hiện công tác an toàn, sức khỏe và môi trường cho NLĐ. Nghiên cứu cũng cung cấp những số liệu về thực trạng quản

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo lý các vấn đề trên tại các DN, và đƣa ra những giải pháp, chính sách cải tiến hiệu quả.

Nghiên cứu 9: “Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất” Thế Nghĩa (2007) [11]. Nghiên cứu này bao gồm các vấn đề chung về ATLĐ, các nguyên lý và giải pháp công nghệ của kỹ thuật an toàn, các biện pháp an toàn cụ thể trong sản xuất và sử dụng hóa chất, nhất là đối với những hóa chất thường gặp trong thực tế sản xuất, các nguyên lý kỹ thuật và tổ chức của công tác ATLĐ và vệ sinh công nghiệp trong công nghiệp hóa chất.

Nghiên cứu 10: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn HSE cho Nhà máy xi măng Lafarge” [12]. Từ những phân tích, nghiên cứu, và đánh giá hoạt động quản lý công tác và triển khai HSE tại nhà máy, tác giả đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn HSE cho nhà máy Lafarge, một nhà máy sản xuất xi măng đa quốc gia tại Việt Nam và đề xuất những biện pháp cải thiện công tác quản lý HSE trong hoạt động thực tế của nhà máy.

Nhận xét phần tổng quan về nghiên cứu liên quan:

- Tổng quan các tài liệu cho thấy số lƣợng các vụ TNLĐ và BNN liên quan đến hóa chất và do hóa chất gây ra là vô cùng nguy hiểm, số vụ xảy ra lớn không chỉ ở Việt Nam và còn trên thê giới.

- Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề sức khỏe, an toàn và môi trường liên quan đến ngành nghề sản xuất hóa chất, tuy nhiên còn mang tính chất lý thuyết, chƣa có một bộ tiêu chuẩn chung cho các nhà máy sản xuất hóa chất áp dụng.

- Có nhiều bộ tiêu chuẩn HSE cho các ngành sản xuất khác nhƣ xi măng, giày da, thực phẩm…

- Phương pháp sử dụng mô hình SWOT, ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài cũng thường được sử dụng khi đánh giá hiệu quả áp dụng của một Bộ tiêu chuẩn về HSE và cũng thông qua các phương pháp đánh giá này, các cải tiến bổ sung sẽ góp phần cải thiện hiệu của của BTC HSE nói chung và môi trường lao động của doanh nghiệp và người lao động nói riêng.

Kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, tác giả sẽ áp dụng các thành tựu đó để phát triển nghiên cứu của mình. Cụ thể về đề tài: “Đánh giá tính hiệu quả việc áp dụng bộ tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường (HSE) của Nhà máy hóa chất Sika và đề xuất giải pháp hoàn thiện”.

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo c) Tổng quan về ngành sản xuất hóa chất công nghiệp

Theo Luật hóa chất năm 2007 định nghĩa:

Hóa chất là đơn chất, hợp chất, được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tƣ, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất [15].

Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường;

Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất [15].

Trong những năm gần đây nền công nghiệp của Việt Nam đã và đang phát triển với nhịp độ cao. Cả nước có gần 300 KCN được thành lập, trong đó có khoảng 80% đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Nhìn chung, do định hướng quy hoạch chưa rõ hay vấn đề công tác quản lý quy hoạch chƣa tốt nên vị trí các KCN đều gần khu dân cƣ. Công nghệ và thiết bị hiện đang sử dụng tại hầu hết các cơ sở công nghiệp kể cả mới và cũ đều có chung một đặc trƣng là hiệu suất các quá trình công nghiệp thấp, sử dụng nhiều lao động. Từ đó dẫn đến việc rò rỉ hóa chất độc và chất thải vào môi trường lao động mà còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, kể cả con người. Trên thực tế những tai nạn chủ yếu liên quan đến hóa chất chủ yếu là cháy, nổ trong sử dụng, lưu trữ và bảo quản hóa chất, các tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất thường xuyên xảy ra đã làm cho các nhà quản lý, dƣ luận cộng đồng đặc biệt quan tâm [1].

Ở Việt Nam, theo con số thống kê chƣa đầy đủ, số lƣợng các chủng loại hóa chất đƣợc sử dụng mỗi năm khoảng 15 triệu tấn, trong đó có tới 5 triệu tấn phân bón và 7 triệu tấn sản phẩm từ dầu mỏ. Những loại hóa chất khác đƣợc sử dụng với lượng tương đối lớn còn lại là hóa chất công nghiệp.

Hóa chất được cung cấp chủ yếu từ hai nguồn, một là tự sản xuất trong nước, hai là nhập khẩu. Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã hình thành từ rất sớm của thời kỳ công nghiệp hóa và theo hệ thống công nghiệp của Liên Xô cũ và Trung Quốc từ những năm 1960 nên hầu hết các thiết bị của ngành hóa chất công nghiệp Việt Nam đã quá cũ hoặc nếu mới thì cũng không đồng bộ (do thiếu kinh

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo phí để đầu tư). Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở công nghiệp hóa chất đã đầu tƣ trang thiết bị, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Một đặc điểm quan trọng của các cơ sở sản suất hóa chất công nghiệp ở Việt Nam là hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lƣợng thấp. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát hóa chất vào môi trường lao động và môi trường chung, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe và môi trường [1].

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả việc áp dụng bộ tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường (hse) của nhà máy hóa chất sika và đề xuất giải pháp hoàn thiện (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)