Thực trạng quản lý an toàn lao động tại nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả việc áp dụng bộ tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường (hse) của nhà máy hóa chất sika và đề xuất giải pháp hoàn thiện (Trang 77 - 99)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN

2.2 Khảo sát thực trạng an toàn lao động và môi trường tại Nhà máy

2.2.2 Thực trạng quản lý an toàn lao động tại nhà máy

Trước thực trạng về ATLĐ đã nêu ở trên, việc điều hành và vấn đề quản lý ATLĐ đƣợc ban lãnh đạo nhà máy coi trọng đúng mức, bộ phận HSE của nhà máy đƣợc thành lập với việc quản lý ATLĐ nhƣ một trong các chức năng hoạt động chính. Từ kết quả khảo sát hiện trường, phỏng vấn NLĐ làm việc cũng như các chuyên gia tại nhà máy, tác giả tổng hợp và trình bày chi tiết thực trạng quản lý ATLĐ sau khi áp dụng BTC HSE tại nhà máy nhƣ sau:

Bảng 2.5 – Thực trạng quản lý ATLĐ tại nhà máy

Hạng mục Thực trạng quản lý

1. Hoạt động quản lý chung về ATLĐ Xây dựng và thiết

lập các quy định, quy trình về an

― Quy định về QLAT nhà máy;

― Quy định về QLAT dành cho nhà thầu;

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo toàn trong các lĩnh

vực

― Quy định về QLAT dành cho tài xế đi giao hàng;

― Quy trình và giấy phép làm việc các công việc gây nhiệt;

― Quy trình và giấy phép làm việc trong không gian kín;

― Quy trình và giấy phép làm việc trên cao;

― Quy trình ứng phó sự cố khi cháy;

― Quy trình ứng phó tràn đổ hóa chất, nguyên liệu và sản phẩm;

― Quy trình sơ cấp cứu;

― Quy trình ứng phó khi xảy ra TNLĐ;

― Quy định về BHLĐ (PPE) cho từng bộ phận (Hình 2.1).

Kiểm tra và giám sát

― Nhà máy có bộ phận HSE gồm 5 nhân viên và mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại từng bộ phận thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các vấn đề về thực hiện và tuân thủ các quy định về HSE;

― Kiểm tra của ban lãnh đạo công ty và kiểm tra chéo giữa các nước trong tập đoàn;

― Kiểm tra của các ban ngành nhà nước định kỳ và đột xuất.

Tập huấn, đào tạo, tuyên truyền nhận thức

― Tập huấn và huấn luyện theo quy định của Thông tƣ 27/2013/BLĐTBXH về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;

― Tổ chức huấn luyện các đào tạo chuyên ngành với các cơ quan nhà nước chức năng định kỳ;

― Huấn luyện mới cho NLĐ về an toàn và hướng dẫn công việc trước khi vào làm việc.

Cập nhật công khai tình hình về ATLĐ

Các vấn đề về ATLĐ xảy ra hoặc cần được lưu ý sẽ được dán lên bảng thông báo chung về HSE để tất cả NLĐ được biết và lưu ý, tránh gặp phải sự cố tương tự.

Báo cáo

― Báo cáo hàng tháng, hàng quý với các cơ quan quản lý nhà nước về tình hình ATLĐ trong nhà máy;

― Báo cáo tháng cho tập đoàn Sika về tình hình ATLĐ của nhà máy;

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo 2. Hoạt động QLAT trong phòng chống cháy nổ

a) Biện pháp về quản lý

― Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ là do điện và sự cố chập điện, nên nhà máy đặt vấn đề quan trọng nhất trong PCCC là QLAT điện;

― Nhà máy có phòng hút thuốc nằm biệt lập với các khu vực khác, và chỉ cho phép hút thuốc trong phòng này, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật và mất việc làm;

― Các hóa chất dễ cháy được lưu chứa trong kho lửa (kho chứa vật liệu dễ cháy) để cách ly với các loại nguyên vậy liệu khác;

― Thành lập đội PCCC với các công việc và vị trí làm việc khi có sự cố cụ thể. Đội phòng cháy chữa cháy của công ty và các nhân viên khác đƣợc huấn luyện định kỳ hàng năm về lý thuyết PCCC và diễn tập sự cố PCCC với Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn tỉnh Đồng Nai.

― Tuyên truyền về nguy cơ PCCC trong ngày hội an toàn hàng năm của công ty.

― Đầu tƣ ngân sách tăng dần đều hàng năm cho công tác PCCC của nhà máy.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Hệ thống đường dây mạng lưới điện đều được thiết kế đi ngầm hoặc âm tường để tránh rò và nguy cơ tiếp xúc điện;

― Nhà máy đầu tƣ hệ thống cảm biến khói, nhiệt tự động và hệ thống phun nước, phun bột tự động khi có cháy;

― Trang bị đầy đủ các loại bình chữa cháy xách tay: bình bột, bình khí CO2 đảm bảo tiêu chuẩn có ít nhất 01 bình / 50m2 diện tích;

― Tiêu lệnh chữa cháy và chuông báo động cháy đặt khắp nơi trong các khu vực sản xuất và văn phòng nhà máy;

― Hệ thống đèn cảnh báo và chiếu sáng hoạt động khi có chuông báo cháy khẩn cấp (nguồn điện tự động cắt khi có sự cố);

― Hệ thống bơm chữa cháy tự động: tự bơm; tự điều chỉnh áp lực nước;

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

― Các loại dụng cụ thoát nạn: mặt nạ, áo chống cháy, búa đập kính…) đƣợc trang bị đầy đủ;

― Ký hợp đồng với đơn vị bảo dưỡng hàng quý các phương tiện chữa cháy trên.

3. Hoạt động QLAT hóa chất

a) Biện pháp về quản lý

― Xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố theo hướng dẫn tại Thông tư 20/2013/BCT và thường xuyên tập huấn theo kế hoạch đã đƣợc xây dựng.

― Tại nơi làm việc chỉ lưu giữ lượng hóa chất đủ cho nhu cầu sử dụng trong một ngày sản xuất. Các lƣợng hóa chất còn lại phải bảo quản trong kho hóa chất an toàn. Lƣợng hóa chất trong kho chỉ vừa đủ cho hoạt động sản xuất của nhà máy, tránh việc lưu trữ quá nhiều làm tăng nguy cơ và rủu ro về sự cố, cũng nhƣ giảm mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố;

― Nhà máy có khu vực chứa hóa chất riêng biệt, không để lẫn chung với các loại vật tƣ khác. Các hóa chất trong kho đƣợc phân theo loại và tiến hành bảo quản riêng theo tính chất của từng nhóm dựa vào đặc tính lý hóa hóa chất.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Giảm thiểu rủi ro bằng biện pháp nhận dạng nhãn hóa chất, thiết lập các biển cảnh báo;

― Tất cả các hóa chất đƣợc phân loại là hóa chất nguy hiểm phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất (MSDS);

― Các thiết bị nạp nguyên liệu hóa chất đầu vào và xuất sản phẩm đầu ra an toàn, hợp lý và không gây ra sự nguy hiểm nào;

― Vật liệu tường của kho nhà máy chịu được lửa, nhiệt độ cao, không xảy ra phản ứng hóa học với nguyên liệu hóa chất chứa trong kho và không thấm chất lỏng;

― Nhà máy có hệ thống cống rãnh ngầm thu gom hóa chất trong trường hợp có sự cố tràn đổ.

4. Hoạt động QLAT các công việc gây nhiệt a) Biện pháp về

quản lý

― Tất cả các công việc gây nhiệt đều phải đƣợc xin phép và phải có giấy phép được cấp trước khi thực hiện. Giấy

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo phép chỉ có hiệu lực trong ca làm việc;

― Có người giám sát liên tục trong quá trình thực hiện thi công.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Các khu vực đƣợc dự kiến thi công sẽ đƣợc khảo sát và đánh giá rủi ro;

― Tiến hành đo tỷ lệ thành phần khí dễ cháy, hơi khí gas nếu có trong không khí;

― Di dời nguyên liệu, hóa chất nguy hiểm và chất thải đến khoảng cách tối thiếu ít nhất 10m, đối với những phần không thể di chuyển sẽ đƣợc yêu cầu che chắn bằng các vật liệu khó cháy hoặc không cháy đƣợc;

― Trang bị PPE đặc thù phù hợp với công việc.

5. Hoạt động QLAT các công việc trong không gian kín

a) Biện pháp về quản lý

― Tất cả các công việc trong không gian kín đều phải đƣợc xin phép và phải có giấy phép được cấp trước khi thực hiện. Giấy phép chỉ có hiệu lực trong ca làm việc;

― Có người giám sát liên tục trong quá trình thực hiện thi công.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Các khu vực đƣợc dự kiến thi công sẽ đƣợc khảo sát và đánh giá rủi ro;

― Không gian hạn chế sẽ được làm thoáng trước khi thực hiện công việc bằng các thiết bị thông gió cƣỡng bức;

― Đo lường kiểm tra không khí bằng các máy đo khí đối với hàm lƣợng oxy, nồng độ các chất khí dễ cháy và các chất khí có hại tiềm ẩn khác.

― Luôn sử dụng dây đai cứu sinh khi làm việc;

― Khi đèn báo khí độc sáng, ngay lập tức di chuyển ra khỏi không gian hạn chế.

6. Hoạt động QLAT các công việc trên cao a) Biện pháp về

quản lý

― Tất cả các công việc trên cao đều phải đƣợc xin phép và phải có giấy phép được cấp trước khi thực hiện. Giấy

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo phép chỉ có hiệu lực trong ca làm việc.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Các khu vực đƣợc dự kiến thi công sẽ đƣợc khảo sát và đánh giá rủi ro;

― Khu vực và người làm việc bên dưới được bảo vệ khỏi các đối tƣợng có thể rơi xuống bằng các dây chắn đƣợc đặt xung quanh khu vực phía dưới công việc để giữ người phía ngoài không đƣợc đi vào;

― Sử dụng dây đai cứu sinh cho công việc trên cao.

7. Hoạt động QLAT làm việc trong kho lạnh

a) Biện pháp về quản lý

― Quản lý dựa trên nguyên tắc luôn duy trì sự sẵn có, giao nhận kịp thời và chính xác, ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do hƣ hỏng hoặc do chƣa bảo quản hợp lý;

― Đảm bảo 3 an toàn: mức độ lưu trữ, bảo quản hàng hóa và an toàn VSMT;

― Áp dụng nguyên tắc 5S trong quản lý kho: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng;

― Áp dụng nguyên tắc 4D: dễ trông, dễ cất, dễ lấy va dễ kiểm. 4K: không nhầm, không hỏng, không mất và không hại;

― Theo dõi diễn biến và đo lường nhiệt độ và độ ẩm trong kho.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Hàng hóa phải đƣợc để trên pallet hoặc trên kệ, không để trực tiếp lên mặt đất;

― Hàng hóa lưu trữ phải thông thoáng và đảm bảo khoảng cách giữa các lối đi ≥ 1m, cách tường, trần và cách thiết bị điện ≥ 0,5 m, tránh che chắn dụng cụ phương tiện PCCC, cản trở lối đi, lối thoát nạn.

― Trang bị PPE đặc thù khi làm việc trong kho lạnh: áo ấm giữ nhiệt, giày ủng bảo hộ, khẩu trang chống lạnh…

8. Hoạt động QLAT làm việc với xe nâng a) Biện pháp về

quản lý

― Chỉ tuyển dụng NLĐ có giấy phép lái xe nâng;

― Cấp quyết định bố trí điều khiển và phân công điều khiển

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo xe nâng;

― Cấp thẻ an toàn xe nâng;

― Báo cáo tình trạng xe sau mỗi lần sử dụng;

― Quy định giới hạn, khu vực được phép lưu thông, quy định tốc độ xe không vƣợt quá 5 km/h;

― Huấn luyện kỹ thuật an toàn định kỳ;

― Định kỳ kiểm định máy móc thiết bị xe nâng.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Nắm rõ nguyên tắc về xếp hàng hóa lên xe nâng (cùng kích thước, khác kích thước..); không chở hàng quá quá tải trọng cho phép của xe nâng;

― Khi di chuyển, xe nâng phải đảm bảo nâng càng nâng cách mặt đất: 20-30 cm. Khoảng cách 2 càng phải lớn hơn một nửa và nhỏ hơn ắ chiều rộng pallet;

― Không đƣợc đổ xăng/dầu khi động cơ xe đang hoạt động;

― Cấm các hành vi sử dụng xe nâng để nâng người;

― Khi dừng xe tài xế thả chân ra khỏi bàn đạp ga và đạp thắng để giảm tốc độ, khi đỗ xe phải hạ càng xuống mặt sản và nghiêng trụ nâng về phía trước. Sau đó, kéo thắng tay và đƣa cần nâng hạ về vị trí trung gian. Đậu xe đúng nơi quy định theo vạch, bật chìa khóa sang chế độ “OFF”

và thu lại chìa khóa.

9. Hoạt động QLAT tài xế và nhà thầu

a) Biện pháp về quản lý

― Nhân viên Nhà thầu khi đến liên hệ hoặc làm việc tại Sika, phải đƣợc đào tạo và hiểu rõ công việc sẽ thực hiện trước khi vào làm việc;

― Khi đến, phải liên lạc với bộ phận chức năng qua điện thoại phòng Bảo vệ, gửi lại giấy tờ tùy thân và đƣợc người bảo lãnh là nhân viên của nhà máy thì mới được vào;

― Luôn mang thẻ “Nhà thầu” đƣợc cấp phát và hoàn trả lại khi ra khỏi nhà máy;

― Nếu có mang đồ nghề cá nhân vào, phải trình bảo vệ trước để thuận tiện cho việc mang ra, tuyệt đối không

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo đƣợc mang chất cháy nổ, hóa chất cấm vào nhà máy;

― Chỉ đƣợc đến đúng khu vực làm việc đã đƣợc chỉ định;

― Chấp hành giờ giấc làm việc đã thỏa thuận giữa hai bên;

― Khi có yêu cầu gì thì hỏi Nhân viên Tiếp tân; không đƣợc tự tiện đi tới lui hoặc lấy các đồ vật của nhà máy;

― Tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động trong khu vực sản xuất, khu vực nhà kho;

― Không đƣợc phép chụp hình trừ khi có sự đồng ý của Giám đốc nhà máy;

― Không hút thuốc trong nhà máy; tuân thủ các vấn đề về an toàn sức khỏe và môi trường của nhà máy;

― Nhân viên HSE của nhà máy có thể yêu cầu tạm ngừng công việc hoặc ngừng hợp đồng nếu có những sai phạm nghiêm trọng về an toàn, trật tự, an ninh, môi trường và và không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do ngừng công việc hay hợp đồng.

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Trang bị PPE khi đi vào khu vực nhà máy; tùy thuộc đặc tính của công việc để trang bị PPE, nhƣng tối thiểu phải có giày bảo hộ và nón bảo hộ; trang phục khác phải gọn gàng và lịch sự;

― Tất các công việc liên quan tới công việc gây nhiệt, công việc trên cao, công việc trong không gian kín đều phải đƣợc xin phép bằng giấy phép làm việc nhƣ bất kỳ một nhân viên nào của nhà máy;

― Trong trường hợp nghe chuông báo động các trường hợp và sự cố khẩn cấp, nhanh chóng tập trung về điểm tập kết theo sơ đồ thoát nạn;

― Khi giao nhận hàng hóa chỉ đƣợc đậu xe trong khu vực quy định và tắt máy xe, nếu chƣa đến lƣợt giao nhận hàng, xe không đƣợc phép vào trong khuôn viên của công ty.

10. Hoạt động QLAT trong ứng phó với các sự cố khẩn cấp

a) Biện pháp về ― Xây dựng quy trình đối phó và xử lý các tình huống và sự cố khẩn cấp, trách nhiệm hành động của từng cá nhân cụ

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo

quản lý thể;

― Xây dựng hệ thống hướng dẫn thoát hiểm và điểm tập trung khi nghe báo động và xảy ra sự cố khẩn cấp;

― Thường xuyên huấn luyện và đào tạo về ứng phó sự cố khẩn cấp với các cơ quan hướng dẫn chức năng bên ngoài;

b) Biện pháp về kỹ thuật

― Nhà máy có hệ thống cảm biến cháy và chuông báo tự động khi có sự cố khẩn cấp;

― Trang bị hệ thống chữa cháy tự động, bình chữa cháy xách tay, bơm nước chữa cháy, hệ thống cống thu gom hóa chất trong trường hợp tràn đổ, các phương tiện và dụng cụ sơ cấp cứu;

11. Hoạt động QLAT khi làm việc với các thiết bị sản xuất

a) Biện pháp về quản lý

― Quản lý và nắm rõ tình trạng sử dụng, khấu hao từng loại thiết bị trong nhà máy, xem xét thường xuyên nhật ký sử dụng các máy móc thiết bị;

― Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp, sửa chữa thiết bị, dụng cụ mới để nâng cao năng lực, chất lƣợng, độ tin cậy cho quá trình sản xuất và lắp ráp;

― Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa, kế hoạch kiểm tra bảo dƣỡng và sửa chữa này sau khi đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc thông báo công khai (dán trên bảng tin của tổ cơ điện) cho mọi người được biết và nắm rõ;

― Giám sát việc sửa chữa, bảo dƣỡng, hiệu chuẩn thiết bị, ghi lại các kết quả và kiểm tra việc lưu giữ các hồ sơ của thiết bị;

― Giám sát và chỉ đạo công nhân sản xuất sử dụng và bảo quản thiết bị.

b) Biện pháp về kỹ thuật

Đối với các thiết bị sản xuất thông thường:

― Tất cả các máy móc thiết bị trong nhà máy đều phải đƣợc vệ sinh sạch sẽ trước và sau quá trình sử dụng để sản xuất;

― Tất cả các máy móc thiết bị sau khi bảo dƣỡng, sửa chữa đều phải đƣợc chạy thử, chỉ những máy móc và thiết bị nào đạt yêu cầu sau khi chạy thử mới đƣợc nghiệm thu và

HV: Nguyễn Minh Hợp CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo đƣa vào sử dụng;

― Trong quá trình sử dụng, nếu công nhân phát hiện máy móc, thiết bị hoạt động không bình thường hoặc không sử dụng đƣợc nữa thì sẽ đƣợc yêu cầu dừng hoạt động lao động sản xuất.

Đối với các thiết bị sản xuất nguy hiểm:

― Áp dụng cách ly (lock out) cảnh báo an toàn các nguồn năng lượng (điện, hơi, khí, nước) có trong hệ thống (trạm điện, đường ống, bồn chứa...)

― Gắn cảnh báo nguy hiểm (tag out) để đảm bảo an toàn khi tiến hành sữa chữa, bảo dƣỡng thiết bị, máy móc liên quan đến nguồn năng lƣợng nguy hiểm;

― Sử dụng các thiết bị nhƣ ổ khóa, xích, van bi, van cầu, cầu dao và các phụ tùng đi kèm để đảm bảo các máy móc đƣợc cô lập nguồn năng lƣợng và ở trạng thái an toàn.

NHẬN XÉT:

NX12- Thực trạng quản lý về ATLĐ của nhà máy đƣợc tác giả đánh giá theo 11 nội dung tương ứng với thực trạng ATLĐ (bảng 2.5). Đối với các nội dung về ATLĐ, nhà máy đều có những chính sách và quy định cụ thể nhằm kiểm soát và điều hành tương thích. Nội dung các quy định nhìn chung tương đối chặt chẽ và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

NX13- Mỗi nội dung về quản lý ATLĐ đều đƣợc đƣa ra trên cơ sở các biện pháp về quản lý, kỹ thuật, kiểm tra giám sát, công khai, phân tích và báo cáo.

NX14- Lãnh đạo nhà máy quan tâm đến ATLĐ và đội ngũ quản lý về ATLĐ hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, có cán bộ chuyên trách riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả việc áp dụng bộ tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường (hse) của nhà máy hóa chất sika và đề xuất giải pháp hoàn thiện (Trang 77 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)