KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THANH TỶ
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
3.1.1 Những mặt đạt được:
- Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Về tổ chức bộ máy kế toán: doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, việc tổ chức này thuận lợi cho công tác kiểm tra, theo dõi từng bộ phận trong quá trình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của doanh nghiệp
- Về tổ chức chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp và cách thức ghi chép, luân chuyển các chứng từ này phần lớn phù hợp với hình thức kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp. Do vậy, đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, đơn giản, dễ hiểu, thể hiện chính xác của số liệu được ghi. Hệ thống chứng từ được bảo quản và lưu trữ một cách khoa học tạo điều kiện cho công tác theo dõi và kiểm tra định kỳ của cơ quan chức năng.
- Phương pháp hạch toán kế toán: theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu cung cấp các thông tin thường xuyên, kịp thời của công tác quản lý tại doanh nghiệp.
- Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ nhật ký chung là hình thức sổ có cấu trúc đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, theo dõi nên rất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng máy tính vào phục vụ công tác hạch toán đã tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đƣa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
- Về tổ chức hệ thống tài khoản: việc tổ chức này dựa trên cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp và hệ thống tài khoản của bộ tài chính khá đầy đủ và chi tiết, giúp thuận lợi cho quản lý.
- Việc lựa chọn tính giá xuất cho hàng hóa theo phương pháp bình quân gia quyền cố định cho từng loại mặt hàng vào thời điểm cuối kỳ là hợp lý vừa đơn giản, dễ tính lại đảm bảo tính chính xác trong công tác hạch toán hàng hóa.
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại:
- Doanh nghiệp tư nhân thanh tỷ là doanh nghiệp thương mại, chi phí mua hàng của các đợt thường chênh lệch nhau lớn, phát sinh nhiều, chi phí tập hợp khó (do chi nhiều lần, kéo dài, thường nhiều khoản chi…). Nhưng hiện tại doanh nghiệp không mở riêng tài khoản 1562 để theo dõi chi phí mua hàng hóa mà gộp vào hết tài khoản 1561.
Như vậy không đúng đối với quy định kế toán dành cho doanh nghiệp thương mại, làm cho chi phí giá vốn không chính xác kéo theo việc xác định kết quả kinh doanh cũng không chính xác.
- Hiện tại, tại doanh nghiệp có những mặt hàng kém, mất phẩm chất nên phải giảm giá cho khách hàng, nhƣng doanh nghiệp lại ghi giảm thẳng trên doanh thu mà không tổ chức theo dõi riêng trên bất cứ tài khoản nào. Việc này không đúng với chế độ kế toán hiện hành, cuối kỳ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gây mất tính khách quan vì không có khoản giảm trừ doanh thu trong khi trong kỳ có phát sinh.
- Về hệ thống sổ sách kế toán: hiện tại doanh nghiệp chƣa mở sổ nhật ký đặc biệt, là một doanh nghiệp thương mại với đa dạng các loại hàng hóa, nghiệp vụ mua bán thu chi diễn ra hàng ngày nên việc mở thêm sổ nhật ký đặc biệt là điều hết sức cần thiết.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tƣ nhân Thanh Tỷ
3.2.1 Ý kiến 1: Hoàn thiện hệ thống tài khoản để hoàn thiện công tác hạch toán 3.2.1.1 Sự cần thiết của ý kiến
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tỷ là doanh nghiệp thương mại, chi phí mua hàng của các đợt thường chênh lệch nhau lớn, phát sinh nhiều, chi phí tập hợp khó (do chi nhiều lần, kéo dài,…). Vậy nên, việc sử dụng tài khoản 1562 để theo dõi chi phí thu mua hàng hóa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên hiện tại doanh nghiệp chỉ mở chi tiết sổ tài khoản 1561 gộp chung cả giá mua hàng hóa và chi phí thu mua, nhƣ vậy trái với quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp thương mại. Trước tình hình đó, doanh
nghiệp nên mở sổ tài khoản 1562 để theo dõi và tiến hành phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất bán trong kỳ. Chi phí thu mua đƣợc phân bổ sẽ đƣợc ghi nhận vào tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. Nhƣ vậy, việc phản ánh chi phí giá vốn sẽ đúng hơn kéo theo việc ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh đƣợc chính xác hơn, từ đó doanh nghiệp thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành.
3.2.1.2 Nội dung của ý kiến
Doanh nghiệp nên mở tài khoản 1562 để theo dõi chi phí thu mua cho tất cả các mặt hàng. Đến cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí mua hàng cho các mặt hàng đã xuất bán, chi phí đã phân bổ này đƣợc ghi nhận vào tài khoản 632.
Một số phương pháp phân bổ chi phí hàng hóa cho hàng bán ra trong kỳ:
- Phân bổ theo trị giá mua:
- Phân bổ theo số lƣợng:
Bút toán phân bổ chi phí mua hàng đƣợc hạch toán nhƣ sau:
Nợ 632
Có 1562
3.2.1.3 Hiệu quả dự kiến trong tương lai của ý kiến
Việc mở thêm tài khoản 1562 sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống tài khoản, hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán. Việc hạch toán nghiệp vụ phân bổ chi phí
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Chi phí thu
mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ
Giá mua hàng tồn đầu kỳ
Trị giá mua hàng nhập trong kỳ
x Trị giá mua hàng xuất bán trong kỳ =
+
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Chi phí thu
mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ
=
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ
Số lƣợng hàng tồn đầu kỳ
Số lƣợng hàng nhập trong kỳ +
x Số lƣợng hàng xuất bán trong kỳ
+ +
mua hàng ghi nhận vào tài khoản 632 sẽ đảm bảo đƣợc tính chính xác hơn trong việc phản ánh chi phí giá vốn hàng bán kéo theo hoàn thiện công tác kế tác xác định kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cũng thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành.
3.2.2 Ý kiến 2: Hoàn thiện hệ thống tài khoản 3.2.2.1 Sự cần thiết của ý kiến
Hiện tại, tại doanh nghiệp có những mặt hàng kém chất lƣợng, mất phẩm chất nên phải giảm giá cho khách hàng, nhƣng doanh nghiệp lại ghi giảm thẳng trên doanh thu mà không tổ chức theo dõi riêng trên bất cứ tài khoản nào. Việc này không đúng với chế độ kế toán hiện hành, cuối kỳ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gây mất tính khách quan vì không có khoản giảm trừ doanh thu trong khi trong kỳ có phát sinh.
3.2.2.2 Nội dung của ý kiến
Doanh nghiệp nên mở tài khoản 521 theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp hai 5213 – Giảm giá hàng bán để ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu.
Trình tự hạch toán giảm giá hàng bán:
- Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra đƣợc giảm) Có các TK 111,112,131,...
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, kế toán ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
3.2.2.3 Hiệu quả dự kiến trong tương lai của ý kiến
Thực hiện đƣợc đề xuất trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng theo chế độ kế toán đồng hành, ngoài ra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc phản ảnh một cách khách quan hơn.
3.2.3 Ý kiến 3: Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán 3.2.3.1 Sự cần thiết của ý kiến
Hiện nay, trong hệ thống sổ sách của doanh nghiệp chƣa có sổ nhật ký đặc biệt.
Trong khi doanh nghiệp tư nhân Thanh Tỷ là doanh nghiệp thương mại hoạt động
trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, nghiệp vụ mua bán thu chi diễn ra hàng ngày. Vì vậy việc mở thêm sổ nhật ký đặc biệt là điều cần thiết.
3.2.3.2 Nội dung của ý kiến
Doanh nghiệp nên mở sổ nhật ký đặc biệt: nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền.
Mẫu sổ nhật ký đặc biệt (Xem phụ lục 4) 3.2.3.3 Hiệu quả trong tương lai của ý kiến
Với cách làm này, việc hạch toán sẽ dễ dàng hơn, giúp việc theo dõi, kiểm tra đƣợc thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng kế toán nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung.