Xây dựng các chương trình marketing

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động marketing của công ty TNHH decor style việt nam (Trang 35 - 39)

1.3. Nội dung ho ạt động marketing của doanh nghiệp

1.3.4. Xây dựng các chương trình marketing

Mô hình Marketing hỗn hợp (cũng được biết đến như là mô hình 4P) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. Mô hình marketing hỗn hợp có thể được điều chỉnh định kỳ để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng mục tiêu hoặc đáp ứng tính năng động của thị trường.

1.3.4.1. Chính sách sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn yêu cầu hay ước muốn của người tiêu dùng được đưa ra kinh doanh trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.

Một doanh nghiệp kinh doanh thành công không phải là doanh nghiệp bán những sản phẩm mình có, mà là bán những sản phẩm khách hàng cần. Vì thế, marketing nghiên cứu về sản phẩm, phân tích đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp, có gì khác biệt hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh và đưa ra dự đoán nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó trong tương lai.

Các yếu tố bên trong sản phẩm gồm: chủng loại sản phẩm, chất lượng, kiểu dáng mẫu mã, thương hiệu, giá cả đều có ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp mở rộng marketing để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Chủng loại sản phẩm

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đa dạng và là những sản phẩm mà nhu cầu của thị trường là rất cao thì tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên, mỗi dòng sản phẩm đều có một chu kỳ sống khách nhau, nếu danh mục sản phẩm của doanh nghiệp ít, sản phẩm bước vào thời điểm bão hòa trên thị trường thì sản phẩm sẽ dễ bị tồn đọng.

Chất lượng sản phẩm

Mỗi phân đoạn thị trường đều có rất nhiều quy định khắt khe về sản phẩm như quy định kỹ thuật công nghệ, hình thức mẫu mã... Vì vậy, để có thể mang sản phẩm của mình tới khách hàng dễ dàng thì doanh nghiệp nhất thiết phải tuân thủ quy định đó. Điều đó sẽ mang lại niềm tin của khách hàng, tạo dựng uy tín cho công ty, mang đến các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngược lại, chỉ cần vi phạm một quy

định nào đó về sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ khó khăn hơn rất nhiểu, nhất là đối với những khách hàng, bạn hàng khó tính gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm được xem xét ở ba góc cạnh: kỹ thuật, kinh tế và hình thức. Chất lượng mang tính kỹ thuật là đảm bảo chức năng, công dụng hay giá trị sử dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm về mặt kinh tế là việc nghiên cứu giá bán sản phẩm có thích hợp với khả năng mua của khách hàng hay không và có cung cấp cho khách hàng đúng thời gian hay không. Chất lượng mang tính thẩm mỹ thể hiện ở hình thức, màu sắc, bao bì, mẫu mã có đáp ứng thị hiếu của khách hàng chưa.

Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm

Ngày nay, do mức sống người dân đã được cải thiện đáng kể nên nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà ngày càng chú trọng hình thức, kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm. Thật vậy, một sản phẩm đẹp, chất lượng tốt phù hợp thị hiếu khách hàng sẽ thu hút được nhiều người mua hàng hơn là những sản phẩm có kiểu dáng cũ, lạc hậu. Vì vậy, doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của mình một cách dễ dàng thì doanh nghiệp phải chú trọng vào thiết kế, chọn lựa sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại đáp ứng thị hiếu của khách hàng thuộc các phân khúc thị trường khác nhau. Nếu không thực hiện được điều này chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đứng vững và tồn tại lâu dài trên thị trường, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Tính đa dạng và khác biệt của sản phẩm

Doanh nghiệp có đa dạng sản phẩm sẽ hạn chế rủi ro, chia sẻ rủi ro vào các sản phẩm khác nhau, lợi nhuận thu được của sản phẩm này có thể bù đắp cho mặt hàng khác có mức tiêu thụ kém. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của những khách hàng khác nhau. Bởi vì khách hàng có nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào phong cách, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính.

Sự khác biệt về sản phẩm là một công cụ hữu ích để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sở hữu các sản phẩm ưu điểm hơn so với các sản phẩm của đối thủ thì lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác là rất lớn.

1.3.4.2. Chính sách giá

Giá cả có nhiều tên gọi khác nhau: Giá cả – tên gọi của phần lớn các sản phẩm vật chất; học phí – giá của các khóa học; cước – giá của dịch vụ vận chuyển;

giá của thông tin ….

Với người mua, giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm đó.

Với người bán, giá cả của một sản phẩm, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc kinh doanh sản phẩm đó.

Điều đầu tiên mà khách hàng quan tâm khi có ý định mua một sản phẩm chính là giá. Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng bỏ ra để sở hữu một sản phẩm với chất lượng nhất định và ở một địa điểm nhất định. Giá cả được coi là một công cụ rất quan trọng để đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nó là tập hợp cả giá mua, giá vốn nhập đầu vào và giá bán sản phẩm ra thị trường.

Nếu doanh nghiệp có ưu thế về giá đầu vào, giá bán sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn so với đối thủ dẫn đến doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Tóm lại, các yếu tố chính để doanh nghiệp quyết định giá bán của sản phẩm chính là chi phí sản xuất, lợi ích mà sản phẩm mang đến cho khách hàng, tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh, mục tiêu của công ty.

Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá cao so với khả năng mua hàng của khách hàng thì rất khó khăn trong việc bán sản phẩm. Do đó, yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để khi tung sản phẩm ra thị trường sẽ có mức giá phù hợp nhất với khả năng thanh toán của ngưởi mua và có độ cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác nhưng vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm tốt khâu định giá sản phẩm sẽ thu hút được nhiều khách hàng, việc bán sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.

1.3.4.3. Chính sách phân phối

Phân phối là một khâu thiết yếu của hoạt động marketing. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề sản phẩm dịch vụ được đưa từ nhà cung cấp đến khách hàng.

Chính sách phân phối rất phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực khác trong marketing

Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến khách hàng.

Mục đích của phân phối là tạo ra mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, giữa nhà cung cấp và khách hàng. Thông thường, các sản phẩm được sản xuất ra thường cách khá xa nơi tiêu thụ sản phẩm, nên phân phối có nhiệm vụ thông tin đến khách hàng và mang sản phẩm đến cho khách hàng.

Để một sản phẩm đến được tay khách hàng phải đi qua rất nhiều kênh phân phối theo các cấp, có thể là phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.

Việc thiết lập hệ thống phân phối có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiết lập hệ thống phân phối hợp lý và quản lý tốt thì sẽ đưa sản phẩm, sản phẩm tới khách hàng đúng lúc, đúng chỗ mà tiết kiệm được chi phí tối thiểu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đáp ứng được tối đa yêu cầu khách hàng mà lại hạn chế được chi phí lưu thông, vận chuyển sản phẩm.

1.3.4.4. Chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến là một trong bốn công cụ quan trọng của marketing mix mà doanh nghiệp có thể triển khai để ảnh hưởng vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thực chất chính là truyền đạt thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thu hút sự chú ý mua hàng. Do đó có thể gọi hoạt động xúc tiến là các hoạt động truyền thông marketing.

Các doanh nghiệp kinh doanh thường tổ chức quản lý một hệ thống xúc tiến hỗn hợp phức tạp. Một số hoạt động chủ yếu thường được các doanh nghiệp triển khai trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là:

Quảng cáo

Quảng cáo là tập hợp các hình thức truyền đạt thông tin chủ quan và gián tiếp về những ý tưởng, sản phẩm sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của người làm quảng cáo và người phải trả các chi phí quảng cáo.

Khuyến mại

Khuyến mại (xúc tiến bán) là tập hợp các biện pháp ảnh hưởng trong thời gian ngắn để khuyến khích, đẩy mạnh việc dùng thử hoặc mua nhiều hơn sản phẩm hay dịch vụ thông qua việc mang đến những lợi ích bổ sung cho khách hàng. Các biện pháp khuyến mại là tập hợp giảm giá, quà tặng hoặc trò chơi có thưởng.

Tuyên truyền

Tuyên truyền (quan hệ cộng đồng – PR) là các hoạt động marketing nhằm gây dựng hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp cho thương hiệu hoặc cho doanh nghiệp trong cộng đồng. Ví dụ, để tăng nhu cầu về sản phẩm hay tăng độ uy tín hay biết đến của doanh nghiệp bằng cách đưa những tin tức tốt đẹp về doanh nghiệp trên ấn phẩm truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí. Các hoạt động tài trợ, từ thiện hay tổ chức sự kiện cũng thuộc nhóm công cụ này.

Trong mỗi loại hoạt động xúc tiến trên lại là tập hợp một tập hợp các công cụ riêng biệt để truyền thông phù hợp với từng thị trường cụ thể đối với từng loại sản phẩm cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động marketing của công ty TNHH decor style việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)