PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động marketing của công ty TNHH decor style việt nam (Trang 49 - 57)

2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

(Nguồn: Tác giả xây dựng) (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài cùng với thực tiễn nghiên cứu về vấn đề marketing nói chung và hoạt động marketing của doanh nghiệp nói riêng, tác giả tiến hành xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cho đề tài “Hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam”.

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính, điều tra, phân tích đánh giá số liệu

Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp

(2) Tổng quan cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu

Bước tiếp theo, tác giả tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu liên quan, nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài. Qua đó, tác giả thực hiện tổng hợp tình hình nghiên cứu về hoạt động marketing nói chung, và hoạt động marketing của các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.

(3) Nghiên cứu sơ bộ

Dưa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới, tác giả xây dựng cơ bản bố cục nghiên cứu cho đề tài, xác định các chủ thể tham gia khảo sát và bộ câu hỏi cơ bản cho từng nhóm chủ thể.

(4) Nghiên cứu định tính

Sau bước nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành bổ sung, điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp với đề tài, nội dung nghiên cứu. Tiếp theo đó là bước nghiên cứu định tính với số liệu thu thập được. Cụ thể như sau:

+ Thu thập dữ liệu: dữ liệu được thu thập qua phát phiếu điều tra cho cán bộ nhân viên công ty, khách hàng mua hàng của công ty.

+ Xử lý và phân tích dữ liệu: Với số liệu thứ cấp (các tài liệu, số liệu thống kê từ các phòng ban của công ty, tác giả chọn lọc, tính toán, phân tích những số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Với số liệu sơ cấp, cụ thể là từ số liệu từ tổng hợp từ các câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích trên công cụ excel để cho ra được những số liệu phù hợp với nội dung của bài nghiên cứu.

(5) Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Sau khi xử lý và phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu sẽ được tác giả tổng hợp lại và đưa đánh giá thực trạng về hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

(6) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, căn cứ vào vấn đề, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành bước nghiên cứu định tính thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi dự kiến để trao đổi, khảo sát nhân viên các phòng ban, khách hàng mua hàng của công ty từ đó điều chỉnh câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi chính thức được tác giả thiết kế cho 2 đối tượng:

(1) Với nhân viên các phòng ban công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

(2) Với khách hàng mua hàng tại công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

2.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi chính thức được thiết kế gồm 2 phần như sau:

Phần 1: Thông tin chung

Bao gồm các thông tin cá nhân của người tham gia phỏng vấn như thông tin về ngành nghề, tuổi, đối tượng.

Phần 2: Nội dung câu hỏi

Bao gồm các câu hỏi xoay quanh nội dung về hoạt động marketing công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

Các biến quan sát này sẽ được đo lường, đánh giá theo các hình thức:

(1) Trên thang đo LIKERT 5 cấp độ cụ thể như sau:

- Cấp độ 1: Hoàn toàn không đồng ý - Cấp độ 2: Không đồng ý

- Cấp độ 3: Bình thường - Cấp độ 4: Đồng ý

- Cấp độ 5: Hoàn toàn đồng ý (2) Đáp án Có/Không

2.2.2. Thiết kế mẫu

Đối tượng tham gia khảo sát: nhân viên công ty, khách hàng mua hàng của công ty.

Phương pháp chọn mẫu:

Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khác nhau mà số lượng mẫu được chọn

nghiên cứu cũng khác nhau.

Với nhóm nhân viên công ty: 15 người

Với nhóm khách hàng mua hàng của công ty: 100 khách hàng (1) Với nhóm nhân viên công ty

Bảng 2.1. Bộ câu hỏi khảo sát có/không với nhóm nhân viên công ty

TT Nội dung Không

1 Theo anh/chị, marketing cho công ty là thực sự cần thiết

2

Theo anh chị, nhân viên trong công ty có phải là những người sẽ tham gia vào quá trình marketing của doanh nghiệp?

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) (2) Với nhóm khách hàng mua hàng của công ty

Bảng 2.2. Bộ câu hỏi khảo sát 5 mức độ với nhóm khách hàng mua hàng của công ty

TT Nội dung 1 2 3 4 5

Yếu tố sản phẩm

1 Sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại

2 Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt 3 Sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu khách

hàng

4 Sản phẩm công ty cập nhật theo xu hướng tiêu dùng

Yếu tố giá

1 Giá sản phẩm công ty rẻ hơn với các công ty

khách

Yếu tố phân phối

1 Dễ dàng tiếp cận với các cửa hàng, đại lý của công ty

2 Số lượng cửa hàng, đại lý nhiều

3 Dễ dàng đặt hàng qua mạng

Yếu tố xúc tiến

1 Công ty truyền thông nhanh chóng các thông tin

mới về sản phẩm

2 Công ty truyền thông trung thực

3 Thông điệp truyền thông của công ty sáng tạo 4 Công ty tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi

hấp dẫn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Ghi chú:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Bình thường 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Bảng 2.3. Bảng câu hỏi khảo sát kênh thông tin biết đến công ty

TT Nội dung Đánh dấu

Kênh nhận biết thông tin về công ty

1 Nhân viên công ty giới thiệu

2 Có người thân đã mua hàng tại công ty

3 Thông qua bạn bè

4 Thấy quảng cáo của công ty

5 Tự tìm kiếm trên google

Kênh tìm hiểu thông tin về công ty 1 Qua website/ fanpage của công ty

2 Qua review, đánh giá của người mua trước 3 Đến công ty tìm hiều

4 Nguồn khác

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu là bước phải làm, bởi chỉ có dữ liệu đã qua xử lý mới có giá trị nghiên cứu và phù hợp với đề tài nghiên cứu luận văn. Việc xử lý dữ liệu giúp tác giả nắm biết được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã triển khai; đưa ra các dẫn chứng cụ thể làm sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu của mình; đưa ra luận cứ chặt chẽ hơn; bổ sung vốn kiến thức rộng hơn, sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu; đồng thời có thể tìm ra vấn đề nghiên cứu mới.

Thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng các phương pháp thống kê như mô tả, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp để và rút ra nhận xét.

Tác giả sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu thu thập được.

2.3.1. Phương pháp phân tích

Để phân tích, trước hết phải phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên

cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích chi tiết theo từng thông số để thấy được hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam có tồn tại những bất cập, những vấn đề cần giải quyết. Hàng năm, công ty TNHH Decor Style Việt Nam đều có những báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích các số liệu, ta có thể thấy các vấn đề về hoạt động marketing của công ty có những bất cập hoặc lợi thế như thế nào.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Tổng hợp hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp sẽ phản ánh thực trạng hoạt động marketing của công ty từ 2016-2019 và đó là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động marketing trong công ty TNHH Decor Style Việt Nam để phục vụ cho quá

trình phân tích, dự đoán và đưa ra giải pháp.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam để thấy được những thiết sót, những lỗ hổng cần bù đắp hoặc những thành tựu. Phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

2.3.4. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung.

Luận văn dùng phương pháp thống kê so sánh để đối chiếu những số liệu của đối tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ, từng năm, để từ đó tác giả có thể đúc rút ra được sự chênh lệch, thay đổi, phát triển hoặc hạn chế của đối tượng nghiên cứu. Với phần mềm Excel, tác giả có thể tạo được những biểu đồ hoặc bảng biểu so sánh độ chênh lệch chi tiết các số liệu sau khi phân tích.

Như vậy, toàn bộ chương 2 đã trình bày về quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu thể hiện đầy đủ các bước triển khai của quá trình nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

2.4. Khung phân tích

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu, học viên xây dựng khung phân tích cho đề tài như sau :

Hình 2.2: Khung phân tích để tài nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng) Đặc điểm

đối tượng nghiên cứu

Công ty TNHH Decor Style Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, sản phẩm kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Số liệu liên quan Hoạt

động marketi

ng của công ty

TNHH Decor Style

Việt Nam

Hệ thống lý luận cơ bản về marketing

Nội dung hoạt động marketing-mix của doanh nghiệp

Thư viện khoa và thư viện trường: thu thập tài liệu từ các sách, giáo trình và các luận văn của khóa trước

Các trang web điện tử

Cơ sở lý luận về marketing Phương pháp

nghiên cứu

Thực trạng hoạt động marketing của công ty Đề xuất giải

pháp nhằm hoản thiện hoạt động marketing của công ty

Phòng marketing:

Tìm hiểu về hoạt động marketing của công ty

Các phòng ban khác: phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán…

Lập bảng khảo sát

Các công tác lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạt động marketing-mix, kiểm tra hoạt động marketing, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing công ty Đánh giá thực trạng hoạt động marketing công ty Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing công ty Mục tiêu

nghiên cứu

Nội dung tiếp cận

Đối tượng tiếp cận

Chỉ tiêu tiếp cận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động marketing của công ty TNHH decor style việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)