PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế trong khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tiểu cần, tỉnh trà vinh từ năm 2016 2017 (Trang 33 - 38)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng

Đối tượng nghiên cứu là đơn thuốc được lưu trữ trong hệ thống quản lý bệnh nhân của Bệnh viện do Phòng Công nghệ thông tin quản lý, bao gồm:

- Thông tin về người bệnh khám và điều trị ngoại trú..

- Các chỉ định thuốc của bác sĩ cho bệnh nhân ngoại trú, bao gồm: Chẩn đoán và kê đơn, phối hợp thuốc, tương tác thuốc.

Nghiên cứu này chỉ sử dụng một số thông tin về người bệnh và chủ yếu là các thông tin về đơn thuốc của mỗi bệnh nhân được lưu trữ trong máy tính.

2.1.2. Nghiên cứu định tính

Thực hiện phỏng vấn sâu, các đối tƣợng nghiên cứu định tính bao gồm:

- Lãnh đạo bệnh viện phụ trách Dƣợc

- Trưởng/phó khoa khám bệnh và khoa Dược - Bác sĩ làm việctại khoa Khám bệnh

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian

Nghiên cứu tiến hành từ tháng 01/2017 đến tháng 9/2017 (thời gian thu thập số liệu từ 01/6/2016 đến 31/5/2017).

2.2.2. Địa điểm

Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính theo mô hình: Nghiên cứu định lượng thực hiện trước và nghiên cứu định tính thực hiện sau.

Dựa trên Thông tƣ 05/2016/TT - BYT Quy định về kê đơn thuốc của Bộ Y tế để hồi các chỉ số từ đơn thuốc.

Kết quả nghiên cứu định tính đã đƣợc phiên giải kết hợp với một số kết quả của nghiên cứu định lƣợng để đáp ứng mục tiêu 1 của nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu định tính cũng nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc trong bệnh viện để đáp ứng mục tiêu 2 của nghiên cứu.

2.4. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu 2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng:

- Cỡ mẫu nghiên cứu:

Đơn thuốc là quần thể hữu hạn nên ta áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu là:

05 384 , 0

5 , 0 . 5 , 0 . 96 , ) 1 1 (

2 2 2

2

1 2   

  d

p p

Z n

 đơn

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần có.

- Z1-α/2: Hệ số tin cậy (Mức ý nghĩa α = 0,05, chúng ta có Z1-α/2= 1,96)

- α: Mức ý nghĩa (α = 0,05)

- p: Ƣớc lƣợng tỷ lệ biến nghiên cứu chính trong quần thể, chọn p = 0,5 để đƣợc cỡ mẫu cần thiết.

- d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép) d = 0,05 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này: n = 384 đơn - Cách lấy mẫu

Đơn thuốc khám, chữa bệnh BHYT ngoại trú, lấy bản lưu gốc hàng ngày tại quầy cấp thuốc ngoại trú của khoa dƣợc, photo làm mẫu nghiên cứu. Thực tế đơn thuốc lưu trên máy tính trong 12 tháng (từ 01/6/2016 – 31/5/2017) là 12.290 đơn/384 ≈ 32, nên tôi đã chọn mẫu hệ thống: đơn thứ nhất cách đơn kế tiếp là 32 đơn và chọn đến khi đƣợc 384 đơn.

- Tiêu chí chọn mẫu đơn thuốc

Các đơn thuốc điều trị ngoại trú từ ngày 01/6/2016 – 31/5/2017 được lưu trên máy tính và đơn thuốc lưu tại khoa Dược.

- Tiêu chí loại trừ:

+ Không khảo sát sử dụng cácthuốc y học cổ truyền tại Phòng khám Y học cổ truyền -Khoa Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu, do các khoa này không sử dụng thuốc tân dƣợc hoàn toàn.

+ Mẫu đơn thuốc (mục 3 điều 6) đã đƣợc loại trừ vì Bệnh viện dùng mẫu chung nên không có đơn cho trẻ em (đơn cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi phải có tên cha hoặc mẹ), loại trừ vì không phải lỗi của bác sĩ.

+ Loại trừ mục 8/điều 6 không áp dụng trong nghiên cứu vì đơn thuốc in ra từ hệ thống nên không đánh giá đƣợc việc sửa đổi đơn thuốc của bác sĩ.

+ Loại trừ mục 9: Vì đơn thuốc in ra từ hệ thống nên không đánh giá đƣợc việc sửa đổi đơn thuốc của bác sĩ..

2.4.2. Nghiên cứu định tính

2.4.2.1. Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện

3 cuộc phỏng vấn sâu đối với các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa Dƣợc và khoa Khám bệnh đã đƣợc mời tham gia vào phỏng vấn sâu .

2.4.2.2. Phỏng vấn sâu bác sĩ:

2 cuộc phỏng vấn sâu với bác sĩ khoa khám bệnh.

2.4.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Nhân viên y tế là cộng tác viên của công ty Dƣợc,những nhân viên nghỉ do: đi học, nghỉ hậu sản.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Số liệu định lƣợng:

Các thông tin theo bảng thu thập số liệu đƣợc trích xuất từ máy tính quản lý thuốc của khoa Dƣợc.

Thu thập các quy định chính sách về kê thuốc của Bộ Y tế, Sở Y tế và bệnh viện liên quan đến vấn đề kê đơn thuốc.

Tra cứu tương tác thuốc trên phần mềm Medscape.

2.5.2. Số liệu định tính

Phỏng vấn sâu dựa theo bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc và kết quả nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu viên là người trực tiếp phỏng vấn, mỗi cuộc

phỏng vấn kéo dài từ 30 - 45 phút, tại nơi làm việc của các cá nhân đƣợc mời phỏng vấn.

Sử dụng ghi chép và ghi âm trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

2.6. Xác định biến số nghiên cứu 2.6.1. Biến số nghiên cứu định lƣợng

Bao gồm các nhóm biến chính sau:

Nhóm biến về người bệnh: Ngày khám bệnh, mã khám bệnh, địa chỉ, nhóm tuổi, có sử dụng BHYT không đƣợc thu thập bằng thông tin trên toa thuốc của bệnh nhân.

Nhóm biến số về sử dụng thuốc:

- Tỷ lệ đơn thuốc thực hiện đúng theo Quy định kê đơn thuốc ngoại trú.

- Số thuốc trung bình đƣợc cấp trong một đơn

- Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong kê đơn.

- Thực trạng sử dụng các loại thuốc tim mạch.

- Thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm steroid trong điều trị ngoại trú.

- Thực trạng sử dụng thuốc kháng viêm non - steroid trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện.

- Tỷ lệ sử dụng vitamin trong kê đơn ngoại trú tại khoa khám bệnh.

- Thực trạng sử dụng các loại thuốc chỉ định có điều kiện.

- Tỷ lệ tương tác thuốc trong đơn và mức độ tương tác.

2.6.2. Biến số nghiên cứu định tính

Bao gồm các chủ đề nghiên cứu sau:

- Quan điểm của các đối tƣợng tham gia nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện dựa trên một số kết quả phát hiện trong nghiên cứu định lƣợng;

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốctrong bệnh viện từ phía bác sĩ;

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc từ phía bệnh viện;

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc thuộc về chính sách;

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốctừ các công ty dược.

2.7. Phân tích số liệu

Số liệu định lượng: Số liệu trong chương trình quản lý của Bệnh viện được trích xuất qua chương trình Excel và chủ yếu xử lý trên Excel để tính toán tổng số, số trung bình và các tỷ lệ.

Số liệu định tính: Gỡ băng, mã hóa, phân tích theo chủ đề và lựa chọn các trích dẫn phù hợp theo mục tiêu của nghiên cứu.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc giải thích về mục đích, nội dung của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Thông tin cá nhân về đối tƣợng nghiên cứu đƣợc giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

Đƣợc Lãnh đạo bệnh viện đa khoa huyện Tiểu Cần cho phép phỏng vấn sâuvới nhân viên của bệnh viện và cho phép tiếp cận, khai thác dữ liệu lưu trữ thông tin bệnh nhân.

Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng duyệt thông qua trước khi tiến hành nghiên cứu.

2.9. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục

Những người được mời phỏng vấn sâu có thể không sẵn sàng cung cấp thông tin.

Cách khắc phục: Cung cấp đầy đủ thông tin về ý nghĩa mục đích của nghiên cứu cho người được mời phỏng vấn sâu, tạo niềm tin, sự thoải mái khi phỏng vấn sâu, cam kết các thông tin do người tham gia nghiên cứu cung cấp sẽ được bảo mật và bảo đảm không ảnh hưởng công việc của họ…

Thông tin về một số yếu tố ảnh hưởng đến kê đơn thuốc trong Bệnh viện chỉ dựa trên kết quả của phương pháp định tính, chưa có khảo sát bằng phương pháp định lƣợng và Kết quả nghiên cứu có thể không khái quát cho bệnh viện khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế trong khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực tiểu cần, tỉnh trà vinh từ năm 2016 2017 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)