CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt
3.1.1. Đặc điểm thủy văn
Sông Ba có diện tích lưu vực 13.900 km2, là lưu vực sông thứ hai của lãnh thổ nước ta. Chiều dài dòng chính dài 388 km được bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô 1.549 m của dãy Trường Sơn hùng vĩ, sau khi chảy qua địa bàn của 3 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên dòng chảy đổ ra biển Đông tại cửa Đà Rằng thuộc tỉnh Phú Yên. Hầu hết diện tích lưu vực sông Ba thuộc vùng phía Tây Trường Sơn (13.000km2)
Hình 3.1: Lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai
Lưu vực sông Ba có dạng gần như chữ L phần thượng và hạ lưu hẹp, giữa phình ra, mật độ lưới sông 0,22 km/km2, độ cao bình quân lưu vực 400 m, độ dốc lưu vực 10,9%. Càng về hạ lưu lòng sông càng trải ra mênh mông với ba phụ lưu tiếp thêm nước là sông Ayun có diện tích lưu vực 2.950 km2, sông Krông Năng có diện tích lưu vực là1.840 km2, và sông Hinh diện tích lưu vực là 1.840 km2. Đặc điểm phân bố các dãy núi trên lưu vực sông Ba đã quy định hướng chảy của dòng chính. Phần thượng nguồn (tới Cheo Reo) sông chảy theo hướng Bắc Nam, chuyển sang hướng Tây Bắc - Đông Nam ở đoạn trung lưu (từ Cheo Reo đến Củng Sơn) và ở hạ du sông chảy theo hướng Tây - Đông đổ thẳng góc với bờ biển.
Địa hình lưu vực sông Ba biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh. Địa hình núi chiếm trên 60% diện tích lưu vực nhưng chủ yếu là núi thấp có độ cao trung bình đạt (600 - 800)m, vùng núi cao trên 900m chỉ chiếm 10% diện tích lưu vực.
Vùng núi phía Đông nằm kẹp giữa hai thung lũng sông Côn và sông Ba nên cảnh quan chủ yếu là núi cao rừng rậm, độ dốc lớn. Còn vùng núi sót trên cao nguyên có đỉnh cao nhƣng bị chia cắt mạnh, nhiều đoạn núi kéo dài xuống tận thung lũng sông tạo thành các vùng riêng biệt nhƣ An Khê, Cheo Reo, v.v... nên độ dốc khá thoải. Bên cạnh địa hình cao là vùng thung lũng núi bằng phẳng đƣợc phủ bởi lớp vỏ phong hóa vụn thô đã chịu một quá trình rửa trôi (đồng bằng thung lũng An Khê, Cheo Reo, Phúc Túc) ở cao trình từ (100-500)m và đồng bằng ven biển trẻ do tích tụ (Tuy Hòa) ở cao trình (5 - 7)m.
Vùng thượng và trung lưu sông Ba địa hình biến đổi khá phức tạp bị chia cắt mạnh bởi sự chi phối của dãy Trường Sơn. Do các dẫy núi phía Tây Nam dòng chính sông Ba bị chia cắt mạnh và không liên tục đã hình thành trên lưu vực các thung lũng độc lập kéo dài từ An Khê đến Phú Túc, cao độ phổ biến ở thung lũng An Khê là (400-500)m, Cheo Reo (150-200)m và Phú Túc (100-150)m các thung lũng trên khá bằng phẳng, tạo thành những cánh đồng lớn nằm dọc 2 bên bờ sông Ba và hạ lưu sông Ayun với tiềm năng đất canh tác nông nghiệp hàng vạn ha rất thích hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày phát triển. Vùng hạ lưu có núi non bao bọc 3 phía Bắc, Tây, Nam cao độ đổi biến đổi (200-500) m ôm lấy vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng trên 24.000 ha có xu thế mở rộng ra phía Biển, cao độ biến đổi (5-10)m.
Lượng mưa trong năm tại lưu vực sông Ba cũng phân hoá khá phức tạp và biến đổi rất lớn theo không gian, thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình và hoàn lưu khí quyển. Lượng mưa phổ biến trong lưu vực dao động 1.400 - 2.200mm, trong đó nhiều nơi mƣa trên 2.200mm nhƣ sông Hinh - 2.400mm và cũng nhiều nơi mưa dưới 1.400mm như Phú Túc - 1.214mm; Cheo Reo - 1.300mm, nơi mƣa lớn có thể gấp xấp xỉ hai lần nơi mƣa nhỏ. Nhìn chung, lƣợng mưa tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao, sườn đón gió lượng mưa lớn hơn thung lũng khuất gió, dọc theo thung lũng sông có lƣợng mƣa nhỏ và giảm dần từ hai đầu lưu vực (thượng và hạ lưu) vào khu vực trung lưu. Các vùng mưa lớn đều thuộc các vùng núi tương đối cao, trong khi các vùng mưa nhỏ nằm rải rác trên các thung lũng sông thượng nguồn lưu vực. Hàng năm trên toàn lưu vực nhận đƣợc lƣợng mƣa khoảng 1.740mm với modun dòng chảy đạt 22,8 1/s/km2. Tổng lượng dòng chảy năm đạt 10 tỷ m3 nước.
So với các lưu vực sông lớn cùng nằm trên dải duyên hải Trung Bộ như sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, hình dạng của lưu vực sông Ba dài hẹp với mạng lưới sông phát triển hình nhành cây trong khi các lưu vực khác có dạng lưu vực hình bầu mở rộng và độ cao bình quân cũng như độ dốc bình quân lưu vực sông Ba đều nhỏ hơn hẳn. Như vậy, khả năng tập trung nước trên lưu vực sông Ba kém hơn so với các sông có cùng cấp diện tích. Đặc điểm hình thái lưu vực sông Ba đƣợc trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba.
Tên sông
Chiều dài sông (km)
Diện tích lưu vực
(km2)
Diện tích lưu vực
(km2)
Độ cao bình quân
lưu vực (m)
Độ dốc bình quân
lưu vực (%)
Chiều rộng bình quân
lưu vực (km)
Mật độ lưới sông (km/km2)
Sông Ba 388 386 13900 400 10,9 48,6 0,22
Đăk Pô Cô 52 30 762 574 11,5 25,4 0,45
IA Pi Hao 70 56,5 55,2 540 8,4 9,8 0,32
Ayun 175 118 2950 537 7,1 25 0,41
Krông
H’năng 130 75 1840 477 9,5 24,5 0,54
Sông Hinh 88 59 1040 526 15,7 17,7 0,53
Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi
Với hơn 100 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km nhưng thực chất các sông có tác động lớn đến dòng chảy trên sông chính chỉ là 5 phụ lưu trong đó có 4 phụ lưu thuộc bờ phải sông Ba. Dưới đây là mô tả các phụ lưu lớn của lưu vực sông Ba bao gồm 1 phụ lưu bờ trái và 3 phụ lưu bờ phải.
Đăk Pô Cô
Bắt nguồn từ độ cao 900m tại phụ lưu Quan trong khi các đỉnh núi ở khu vực này dao động từ (1.100 – 1.400)m như đỉnh phụ lưu Cơ Liết (1.331)m với chiều dài sông 52km đổ vuông góc vào sông Ba tại km thứ 215 (tính từ cửa sông). Nằm ở sườn Tây dãy Bình Định có cảnh quan chủ yếu là núi cao nên độ dốc lớn, độ dốc bình quân lưu vực đạt 11,5%. Với địa hình núi chia cắt mạnh nên lưu vực sông Đăk Pô Cô có dạng hình nan quạt rất rõ rệt và đây là lưu vực duy nhất trong sông Ba có dạng lưu vực đặc trưng vùng núi cao với chiều dài lưu vực bằng chiều rộng bình quân lưu vực. So với các phụ lưu thuộc trung lưu lưu vực sông Ba, lưu vực sông Đăk Pô Cô có độ cao bình quân lưu vực lớn hơn đạt 547m. Mạng lưới sông ở đây phát triển hơn với mật độ lưới sông 0,45km/km2. Hệ số uốn khúc đạt 1,7.
Ba A Yun
Đây là phụ lưu lớn nhất của lưu vực sông Ba ở bờ phải có diện tích hứng nước đạt tới 2.950km2. Bắt nguồn từ vùng núi Công Hơ Dung có đỉnh cao De Bo Tuc 1.568m thuộc dải núi sót chạy theo hướng Bắc Nam trên Tây Nguyên nhưng do độ dốc địa hình lớn nên phần cao trên 1.000m là các dòng chảy tạm thời và độ cao nguồn sông Ba A Yun chỉ đạt 850m đổ vào dòng chính tại Buôn De cách cửa sông chính 171km. Địa hình lưu vực sông Ba A Yun có vùng núi cao ở phía Bắc và phía Đông (dải núi sót trên cao nguyên phân lưu giữa sông chính và sông Ba A Yun), mở rộng về phía Tây và Nam (địa hình bằng phẳng của cao nguyên) nên độ dốc của lưu vực theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đã quy định hướng chảy chính của sông. Sông Ba A Yun dài 175km, đoạn thượng lưu (dài 106km) nằm trong vùng núi có hướng chảy Bắc - Nam (gần như song song với dòng chính), nhận nhập lưu của sông Ia Pet phía bờ phải, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông phát triển mạnh về phía bờ phải với hệ số không đối xứng đạt tới – 0,33 và hệ số không cân bằng lưới sông đạt 0,42. Độ cao bình quân lưu vực đạt 537m và độ dốc bình quân lưu vực đạt 7,1%. Lưu vực sông có dạng dài và hẹp hình lông chim với chiều dài lưu vực 118km gấp 5 lần chiều rộng bình quân lưu vực, các phụ lưu lớn của sông Ba A Yun thường phát triển bên phía bờ phải lưu vực
như Ia Pet, Ia Khe, Ia Son, Ia Dao, v.v... Đây là lưu vực có mật độ sông suối thuộc vào loại dày trên lưu vực sông Ba, trung bình đạt 0,41km/km2 và mạng lưới sông suối phía bờ phải lưu vực Ba A Yun (trên 0,5km/km2) phát triển hơn phía bờ trái.
Krông Năng
Với diện tích lưu vực 1.840km2, sông Krông Năng là phụ lưu lớn thứ hai của lưu vực sông Ba có chiều dài sông 130km. Nằm trong vùng địa hình phức tạp, vùng núi với các đỉnh cao từ (700-1.300)m nhƣng bị chia cắt mạnh nằm rải rác trên lưu vực cùng với địa hình gò đồi nhấp nhô xen kẽ vì vậy sông Krông Năng có hướng chảy gần như vòng tròn. Bắt nguồn từ vùng núi Chư Tưn có đỉnh cao 1.215m nhƣng nguồn sông chỉ đạt ở độ cao 900m, sông Krông Năng liên tục chuyển hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam sang Tây Nam - Đông Bắc rồi Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào dòng chính theo hướng Tây Nam - Đông Bắc nên hệ số uốn khúc của sông đạt tới 4,4. Với hướng chảy vòng tròn của dòng chính đã quy định hình dạng của lưu vực sông, lưu vực sông Krông Năng có dạng bàu tròn với chiều dài lưu vực gấp 3 lần chiều rộng lưu vực. Độ cao bình quân trên lưu vực đạt 477m và địa hình lưu vực cao ở phía Tây Nam, thấp dần về phía Đông Bắc.
Mạng lưới sông suối ở khu vực phát triển ở mức khá dày với mật độ lưới sông đạt 0,54km/km2. Các phụ lưu của sông phát triển mạnh về bờ phải, trong tổng số 12 phụ lưu cấp I có chiều dài sông lớn hơn 10km thì tới 8 phụ lưu thuộc bờ phải tuy nhiên các sông đều nhỏ (7/8 phụ lưu có diện tích dưới 100km2) còn các sông bờ trái tuy ít nhưng có diện tích lớn nên hệ số không cân bằng lưới sông là 0,13 và hệ số không đối xứng là 0,89.
Sông Hinh
Bắt nguồn từ vùng núi Chƣ H’Mƣ cao nhất dãy Phƣợng Hoàng ở độ cao 1.550m, sông Hinh với chiều dài sông 88km đổ vào sông Ba tại phần hạ du. Đây là phụ lưu sông lớn duy nhất của sông Ba ở hạ du và là nguồn góp nước rất quan trọng cho lưu vực sông. Có diện tích lưu vực 1.040km2, mặc dù ở hạ du nhưng địa hình trên lưu vực sông Hinh ở phía Nam và Đông là dãy núi cao ăn lan ra biển, phía Tây là dãy núi sót trên cao nguyên với các đỉnh cao trên dưới 1.000m nên độ cao bình quân lưu vực sông Hinh khá lớn, đạt tới 526m, cao hơn hẳn các phụ lưu lớn của sông Hinh ở quanh khu vực đó như Ia Thun, Ia Sai, Ba Mla, Krông Năng, Sông Côn, v.v... và độ dốc bình quân lưu vực đạt tới 15,7%. Với hướng dốc địa hình lưu vực nên d ng chính sông Hinh có hướng chảy chính Tây
Nam – Đông Bắc tới Buôn Hung đổi hướng Bắc - Nam đổ vào sông Ba tại Củng Sơn cách cửa biển 55km, sông chảy thẳng với hệ số uốn khúc đạt thấp 1,07.
Qua đặc điểm hình thái các phụ lưu chính của lưu vực sông Ba cho thấy sự tác động của chúng tới dòng chảy lũ trên d ng chính không lớn, riêng lưu vực sông Hinh với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình có tác dụng tăng d ng chảy lũ rất lớn cho khu vực đồng bằng hạ du sông Ba.