CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất
3.2.3. Chất lượng NDĐ vùng nghiên cứu
Để đánh giá sự biến đổi chất lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu chúng ta cần có chuỗi số liệu phân tích chất lượng các tầng chứa nước trong vùng qua các khoảng thời gian khác nhau, tại cùng vị trí quan trắc, cũng nhƣ phân tích các chỉ tiêu giống nhau theo thời gian. Tuy nhiên, mạng quan trắc của Sở không đồng nhất trong các năm, cụ thể: Vị trí lấy mẫu nước để phân tích thay đổi 5 năm một
lần; đồng thời các chỉ tiêu phân tích trong các mẫu nước cũng thay đổi không giống nhau sau 5 năm. Do đó, từ các số liệu thu nhận đƣợc tôi chỉ đƣa ra những đánh giá về chất lượng nước ở từng giai đoạn mà thôi.
Để đánh giá sự biến đổi chất lượng nước theo thời gian, tôi dựa vào số liệu quan trắc của Mạng quan trắc quốc gia do Trung tâm quan trắc tài nguyên nước thực hiện. Các số liệu này đáp ứng đƣợc sự đồng nhất về vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích theo thời gian.
Bảng 3.18: Danh sách các công trình quan trắc NDĐ tại khu vực nghiên cứu
STT
Số hiệu công trình quan trắc
Đối tƣợng quan trắc
Độ sâu tầng chứa nước (m)
Vị trí Tọa độ
Từ Đến (xã–huyện–tỉnh) X Y Z ( m)
1 DL11 N2–Q1
TT.Chƣ Sê–Chƣ Sê–
Gia Lai 1519288,87 181731,00 548,963 2 LK66T N2–Q1 4,0 16,0 TT.Chƣ Sê–Chƣ Sê–
Gia Lai 1515620,33 183708,21 516,102 3 LK67T N2–Q1
2,0 18,0 Nhơn Hòa–Chƣ Sê–
Gia Lai 1498610,08 186315,57 402,808 4 LK169T N2–Q1 9,6 37,0 Ia Hrú–Chƣ Sê–Gia
Lai 1520180,00 180990,00 571,550 5 LK170T N2–Q1 13,2 37,0 Hồ Nước–Chư Sê–
Gia Lai 1504380,00 186250,00 391,387
6 DL3 N2–Q1 Kơ Dang–Đắk Đoa–
Gia Lai 1551283,18 194956,79 707,644 7 LK10T N2–Q1 14,0 28,0 TT.Đắk Đoa–Đắk
Đoa–Gia Lai 1548889,09 187292,80 748,210 8 LK11T Q 1,0 9,0 Hra–Măng Yang–
Gia Lai 1553863,07 213680,33 675,784 9 LK12T Q 0,0 19,3 Hra–Măng Yang–
Gia Lai 1552288,69 218499,41 707,739 10 LK14T Q 1,0 13,0 Hà Tam–Đăk Pơ–
Gia Lai 1549383,83 223886,26 445,789 11 LK15T Q 0,0 9,0 Tân An–Đăk Pơ–
Gia Lai 1544828,16 242625,60 425,246
12 4S Sông Ba TT.An Bình–TX.An
Khê–Gia Lai 1544109,41 246065,25 401,035 13 LK16T Q 3,0 9,0 TT.An Bình–TX.An
Khê–Gia Lai 1544078,42 246176,20 408,926 14 LK17T Q 3,0 9,0 TT.An Bình–TX.An
Khê–Gia Lai 1544069,42 246205,19 408,979 15 LK18T Q 3,0 9,0 TT.An Bình–TX.An
Khê–Gia Lai 1544061,43 246233,18 409,337 16 34S Sông Ia
Ayun
TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1499062,02 209214,52 175,192
STT
Số hiệu công trình quan trắc
Đối tƣợng quan trắc
Độ sâu tầng chứa nước (m)
Vị trí Tọa độ
Từ Đến (xã–huyện–tỉnh) X Y Z ( m)
17 LK151T Q 5,2 17,5 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1499068,02 209343,47 175,192 18 LK152T Q 6,4 18,8 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1499088,01 209343,47 175,280 19 LK153T Q 3,8 16,3 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1499108,01 209343,47 175,520 20 C7a Q 3,0 21,0 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1497362,70 209311,52 180,814 21 C7b N 49,0 60,1 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1497362,70 209305,52 180,780 22 C7c N 69,0 87,0 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1497359,70 209308,52 180,801 23 C7o N 179,0 236,0 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1497362,70 209308,52 180,824
24 DL13 Q TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1432498,47 200602,69 170,000 25 CB1–IV Q 3,0 24,2 TT.Phú Thiện–Phú
Thiện–Gia Lai 1496389,09 209520,45 180,987 26 CR313 Q 4,0 26,0 Ia Piar–Phú Thiện–
Gia Lai 1493725,14 214980,34 167,220 Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên nước Quốc gia
Từ việc tổng hợp các tài liệu về thành phần hoá học của NDĐ đã tiến hành trước đây ở vùng nghiên cứu, để đánh giá sự ô nhiễm nước tôi dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng NDĐ năm 2015 kết hợp với Quy chuẩn Việt Nam về nước ăn uống của Bộ Y tế để đánh giá chất lượng nước ngầm của vùng nghiên cứu cụ thể là QCVN 09-MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường và QCVN 01: 2009/BYT. Giá trị cụ thể của các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước ngầm được thể hiện trong phụ lục 1 và phụ lục 2.
Qua các kết quả phân tích mẫu thu đƣợc có thể thấy hiện trạng chất lƣợng NDĐ ở vùng nghiên cứu có những nét chính sau đây:
a. Độ pH
NDĐ ở vùng nghiên cứu có giá trị pH biến đổi từ 5,68 đến 7,54; 100 % số mẫu đạt QCVN 09:2015/BTNMT (giá trị giới hạn từ 6,5-8,5). Tuy nhiên, có
42/104 mẫu thể hiện tính a xít với giá trị pH < 6,5 tức là chiếm 40,38% số mẫu có giá trị pH không đạt QCVN 01:2009/BYT đối với nước ăn uống.
Với nguồn nước có độ pH thấp sẽ chứa các ion axit gây bào mòn các thiết bị bằng kim loại và gây ảnh hưởng tới sức khỏe và trong sinh hoạt nếu sử dụng nguồn nước ở độ pH thấp để sinh hoạt và ăn uống sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ruột dạ dày.
b. Độ tổng khoáng hoá
Là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng NDĐ phục vụ cho cấp nước, NDĐ trong vùng nghiên cứu có tổng khoáng hóa biến đổi từ 0,019 - 1,769 g/l, thường gặp từ 0,2 - 0,4 g/l. Riêng đối với vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc, là nơi phân bố trầm tích Neogen và Đệ tứ, NDĐ có độ khoáng hóa từ 0,23 - 1,0 g/l, đôi nơi > 1,0 g/l, thường gặp từ 0,3 - 0,5 g/l và có xu hướng tăng dần theo chiều sâu.
Một điều đặc biệt là tầng chứa nước trên cùng ở vùng Cheo Reo - Phú Túc, An Khê (ở độ sâu < 50 m) có độ khoáng hóa rất cao khoảng từ 0,7 - 1,70 g/l (cao hơn hẳn tầng 2). Đối với tầng này, có lẽ do điều kiện khí hậu khô của trũng Cheo Reo - Phú Túc, trong những tháng mùa khô làm bốc hơi nước mao dẫn tạo nên các váng muối cacbonat natri, đến mùa mưa lại bị h a tan và đẩy xuống nước ngầm làm tăng độ khoáng hóa.
Về thành phần hóa học NDĐ của tỉnh Gia Lai chủ yếu thuộc kiểu bicacbonat hoặc bicacbonat - clorua. Về anion thì bicacbonat chiếm ƣu thế rõ rệt, rất ít mẫu có clorua chiếm ƣu thế, số mẫu có sulphat cũng rất ít và hàm lƣợng không đáng kể.
c. Các hợp chất hữu cơ.
Trong NDĐ, ngoài các ion vô cơ hoà tan c n có hàng loạt các chất hữu cơ mà nguồn gốc của nó là do sự rửa trôi các chất mùn trong lớp thổ nhƣỡng, trong nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt, v.v... Khi chất hữu cơ tồn tại trong nước không những sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng nước,
nó c n là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn có hại phát triển.
Để biểu thị lượng chất hữu cơ tồn tại trong NDĐ, người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá học (COD). Đây là lƣợng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hoá học hết các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước bằng chất ôxy hoá mạnh, giá trị cho phép của COD trong NDD theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT là bằng 2mg/l đối với nước ăn uống trực tiếp và theo QCVN 09:2015/BTNMT là 4mg/l.
Theo các kết quả tài liệu thu thập đƣợc, hàm lƣợng COD trong NDĐ vùng nghiên cứu biến đổi từ 0,94 mg/l đến 12 mg/l và có hàm lƣợng COD vƣợt QCVN 09:2015/BTNMT từ 1,05 đến 3 lần. Nhƣ vậy có thể nói NDĐ ở vùng nghiên cứu đã và đang bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ. Ở tỉnh Gia Lai hàm lƣợng COD vƣợt QCCP tại huyện Kbang, An Khê và huyện Kông Chro.
d. Các chất dinh dưỡng
Bảng 3.19: Kết quả phân tích hàm lượng NH4
+ và PO4
3- trong NDĐ tại khu vực nghiên cứu
Tên lỗ
khoan Quý Năm NH4+
PO43- Tên lỗ
khoan Quý Năm NH4+
PO43-
C7a
I
2007 0,17 0,31
LK66T I
2007 0,09 0,07
2008 0,04 0,44 2008 0,06 0,11
2009 0,14 0,35 2009 0,08 0,15
2010 0,03 0,41 2010 0,01 0,08
2012 0,09 0,05 2012 0,13 0,01
2013 0,08 0,19 2013 0,08 0,14
2014 5,56 3,65 2014 5,2 0,1
2015 3,96 4,7 2015 3,53 3,4
2016 1,56 0,49 2016 1,87 0,08
III
2007 0,04 0,03
III
2007 0,01 0,03
2008 0,08 1,49 2008 0,07 0,33
2009 0,08 0,11 2009 0,05 0,08
2010 0,11 0,22 2010 0,05 0,02
2012 0,06 0,19 2012 0,11 0,12
2013 0,15 0,43 2013 0,12 0,1
2014 10,82 0,58 2014 6,8 1,08
2015 3,96 1,78 2015 9,02 1
2016 0,04 0,02 2016 0,03 0,01
LK10T I
2007 0,07 0,01
LK170T I
2007 - -
2008 0,04 0,11 2008 - -
2009 0,11 0,03 2009 0,07 0,38
2010 0,06 0,01 2010 0,02 0,11
2012 0,08 0,02 2012 0,12 0,65
2013 0,12 0,12 2013 0,08 0,33
2014 10,82 1,65 2014 0,04 0,41
2015 1,56 0,07 2015 0,02 0,71
2016 2,05 0,05 2016 0,01 0,58
III
2007 0,02 0,02
III
2007 - -
2008 0,05 0,13 2008 - -
2009 0,07 0,01 2009 0,12 0,15
2010 0,07 0,03 2010 0,12 0,45
2012 0,09 0,02 2012 0,08 0,84
2013 0,08 0,14 2013 0,19 0,41
2014 9,38 1,46 2014 0,02 0,28
2015 5,05 0,4 2015 0,02 0,55
2016 - - 2016 0,01 0,25
Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên nước Quốc gia
Từ các số liệu thu nhận đƣợc của mạng quan trắc quốc gia tôi thấy có sự thay đổi hàm lượng của một vài chỉ tiêu trong nước theo thời gian ở một số lỗ khoan nhƣ sau:
Hình 3.2: Biểu đồ biến đổi theo thời gian của hàm lượng NH4
+ và PO4
3- tại lỗ khoan C7a
Hình 3.3: Biểu đồ biến đổi theo thời gian của hàm lượng NH4
+ và PO4
3- tại lỗ khoan LK10T
Hàm lƣợng NH4+ và PO43- tại lỗ khoan C7a, LK10T tăng mạnh vào những năm 2013, 2014 và 2015. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này: có thể do các hoạt động nông nghiệp gắn liền với các loại phân bón sử dụng trên diện rộng; các loại nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình chăn nuôi giàu hợp chất nitơ thải ra môi trường làm cho nước ngầm bị ô nhiễm hợp chất nitơ mà chủ yếu là NH4+ và hàm lƣợng PO43- . Bên cạnh đó rác thải, chất thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện, v.v... chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã thải ra môi trường theo thời gian chúng ngấm vào mạch nước ngầm.
Hình 3.4: Biểu đồ biến đổi theo thời gian của hàm lượng NH4+
và PO43-
tại lỗ khoan LK170
Hình 3.5: Biểu đồ biến đổi theo thời gian của hàm lượng NH4+
và PO43-
tại lỗ khoan LK66T
Qua các biểu đồ trên có thể thấy tại các lỗ khoan quan trắc trên, theo thời gian hàm lƣợng NH4+ và PO4
3- trong nước tăng theo thời gian và luôn vượt QCVN 09:2015/BTNMT. Đây là các điểm rất cần đƣợc theo dõi và đƣa ra những khuyến cáo với người sử dụng nước.
e. Hàm lượng sắt tổng (Fe)
Tiêu chuẩn cho phép quy định nồng độ Fe đối với nước ăn uống sinh hoạt không quá 0,3 mg/l (Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế) và không quá 5 mg/l đối với nước làm nguồn cấp cho ăn uống và sinh hoạt cần được xử lý (QCVN 09:2015/BTNM). Những nơi nước có hàm lượng Fe > 0,3mg/l khi sử dụng phải qua xử lý sơ bộ hoặc phải xử lý qua dàn mƣa, lắng lọc.
Kết quả tài liệu thu thập được cho thấy, trong mẫu nước ngầm vùng nghiên cứu hàm lượng Fe biến đổi từ 0,0094 đến 7,42 mg/l. Vì vậy, cần hướng dẫn cho nhân dân sử dụng những bể lọc đơn giản bằng cuội sỏi hoặc khuyến cáo người dân xây dựng hệ thống giàn mưa để lọc sắt trước khi đưa vào sử dụng.
f. Các nguyên tố vi lượng
Các ion kim loại tồn tại trong NDĐ với hàm lượng thường không lớn nên thường được gọi là các vi nguyên tố, hàm lượng của chúng trong nước rất quan trọng, nếu quá nhỏ hoặc quá lớn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng nước. Từ ý nghĩa quan trọng đó nên hàng chục năm gần đây, mạng quan trắc NDĐ của Tây Nguyên nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng đã và đang
thường xuyên quan trắc sự biến đổi hàm lượng của 13 nguyên tố vi lượng trong NDĐ, đó là các nguyên tố: Cu, Pb, Cd, As, Mn, Ba, Zn, Cr, Se, Hg, Ni, I và F.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi lƣợng trong NDĐ ở vùng nghiên cứu do mạng quan trắc quốc gia thực hiện thì hầu hết hàm lƣợng của các vi nguyên tố đều nằm trong quy chuẩn cho phép.