CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất
3.2.1. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu
a. Các tầng chứa nước lỗ hổng
1/ Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo bở rời Holocen (qh)
Tầng chứa nước trầm tích Holocen bao gồm các thành tạo bở rời nguồn gốc sông (aQ23), sông - đầm lầy (abQ22-3) và sông - hồ (aQ21-2), phân bố chủ yếu dọc thung lũng sông Ba, Ia Ayun, ven các suối lớn, tạo thành những dải hẹp ở An Khê. Thành phần chủ yếu là cát, bột, sét, cát pha, sét pha lẫn cuội sỏi, sạn càng xuống sâu hàm lƣợng cuội sỏi càng tăng. Chiều dày thay đổi từ 0,5 - 34 m, thường gặp 10 - 20 m ở Ayun Pa, từ 5,0 - 10,0m ở An Khê.
Nước dưới đất thuộc loại không áp, mực nước thay đổi từ 1,0 - 8,0m, thường gặp từ 3,0 - 5,0m. Các điểm lộ nước ít xuất hiện ở dạng thấm rỉ đến lưu lượng đạt 0,5l/s. Lưu lượng giếng phần lớn đạt từ 0,3 - 0,4 l/s. Kết quả múc nước thí nghiệm lưu lượng chỉ đạt từ 0,03 - 0,05 l/s, nhiều giếng mùa khô bị cạn kiệt.
Như vậy, tầng chứa nước qh có khả năng chứa nước biến đổi từ nghèo đến trung bình. Độ khoáng hóa thay đổi từ 0,09 - 0,45 g/l (An Khê), từ 0,23 - 0,48 g/l (Ayun Pa), thuộc loại nước nhạt. Thành phần hóa học chủ yếu là bicacbonat - cloua - natri. Nguồn cung cấp cho NDĐ chủ yếu là mƣa rơi trực tiếp trên bề mặt và nước thấm từ sông suối; miền thoát là mạng xâm thực địa phương và thấm xuống các tầng bên dưới.
Nhìn chung, tầng chứa nước qh phân bố hẹp, chiều dày trầm tích nhỏ, khả năng chứa nước không lớn, có ý nghĩa trong cung cấp nước với quy mô nhỏ lẻ.
2/ Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo bở rời Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước qp phân bố chủ yếu dọc thung lũng sông Ba, Ia Ayun tạo thành thềm bậc I và II của những con sông này và một dải nhỏ ở khu vực An Khê.
Chúng lộ ra trên diện tích khoảng 220 km3, phần còn lại bị phủ bởi trầm tích Holocen. Thành phần chủ yếu là cát, sạn, cuội, sỏi, cát pha, sét pha, sét có độ mài tròn khá tốt. Bề dày thay đổi từ 4,0 - 36,5 m, khu vực An Khê có bề dày từ 5,0 - 10m (bảng 2.12) và có xu hướng giảm dần từ trung tâm ra rìa các thung lũng sông, suối.
Kết quả bơm thí nghiệm các lỗ khoan cho lưu lượng từ 1,25 - 4,54 l/s, tỷ lưu lượng từ 0,01 - 0,5 l/sm. Qua khảo sát thực địa đã phát hiện một số điểm lộ có lưu lượng từ 0,05 - 0,8 l/s, thường gặp 0,2 - 0,4 l/s. Như vậy, tầng chứa nước qp thuộc loại nghèo nước, đôi nơi có khả năng chứa nước trung bình. Nước thuộc loại bicacbonat - clorua - calci - natri, clorua - bicacbonat - natri. Độ khoáng hóa của nước thay đổi từ 0,1 - 0,46 g/l, thường gặp 0,2 - 0,4 g/l, thuộc loại nước nhạt.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp là nước mưa rơi trực tiếp ở phần lộ và thấm từ tầng chứa nước qh. Mực nước biến đổi theo mùa khá rõ rệt, với biên độ dao động 1 - 2 m.
Bảng 3.12: Kết quả bơm nước thí nghiệm lỗ khoan trong tầng qp
TT Số hiệu lỗ khoan
Bề dày chứa nước (m)
Mực nước tĩnh (m)
Lưu lƣợng Q (l/s)
Hạ thấp S (m)
Tỷ lưu lƣợng q
(l/sm)
Hệ số thấm K
(m/ng)
Độ khoáng
hóa M (g/l) 1 CR1-tt 34,50 1,50 1,69 22,70 0,07 0,34 0,46 2 CR4-tt 13,94 1,56 1,25 11,86 0,10 1,33 0,10 3 CR10 24,50 0,75 3,93 13,45 0,29 1,88 0,42 4 LK7bT 21,50 0,25 4,54 9,16 0,50 1,67 0,45
5 LK16T 8,60 6,67 0,03 5,47 0,01 0,13 -
Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung.
Tầng chứa nước qp có diện phân bố không lớn, bề dày chứa nước hạn chế, nên chỉ có khả năng cấp nước với quy mô nhỏ.
3/ Tầng chứa nước vỉa lỗ hổng trong trầm tích Neogen (n)
Trầm tích Neogen lấp đầy các trũng sông Ba. Thành phần thạch học gồm cát kết, bột kết, sét kết, cuội sỏi kết, sét bột kết xen kẹp các lớp than nâu, điatomit, bazan tholeit gắn kết yếu, thuộc hệ tầng sông Ba (Nsb). Chiều dày thay đổi từ một vài chục đến 500m (Cheo Reo). Phần lớn chúng bị phủ bởi các thành tạo Đệ Tứ, chỉ lộ ra thành những dải hẹp ven rìa các thung lũng sông ở Ayun Pa.
Hệ tầng sông Ba (N13sb) phân bố chủ yếu ở thung lũng sông Ba, kéo dài khoảng 40 km, rộng nhất tới 20 km, lấp đầy địa hào sông Ba, tạo nên vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc. Chúng lộ ra ở phần rìa thung lũng trên diện tích khoảng 190 km2, còn lại bị phủ bởi trầm tích Holocen và Pleistocen. Ngoài ra, trầm tích hệ tầng sông Ba còn kéo lên vùng Chƣ Sê, Tây Nam thành phố Pleiku nằm chìm dưới lớp phủ bazan (chỉ gặp ở đáy các lỗ khoan sâu). Mặt cắt của trầm tích qua tài liệu các điểm lộ cũng như lỗ khoan được mô tả gồm 2 tập từ dưới lên như sau:
- Tập 1: xen kẽ giữa cuội kết, sỏi kết, cát kết, dày 8 - 100 m. Đá màu xám trắng, phân lớp dày. Cát kết thường chứa các lớp mỏng bột kết màu nâu xám hoặc nâu vàng, đôi khi xám xanh.
- Tập 2: chủ yếu là cát kết, cát - bột kết, bột kết, dày 4 - 145 m. Đá màu xám trắng, loang lổ màu nâu, không phân lớp hoặc phân lớp yếu. Trong tập này có các lớp mỏng sét kết, mịn dẻo khi ngấm nước, thường chứa các kết hạch sắt và kết hạch vôi. Bề dày chung của tầng khoảng 450 - 485 m.
Kết quả của 16 lỗ khoan do Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Trung đã thi công và bơm nước thí nghiệm trong tầng chứa nước này cho thấy lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,78 l/s (KP751) - 8,04 l/s (CR2), thường gặp từ 2 - 5 l/s. Hệ số thấm thay đổi từ 0,1 - 7,03 m/ng, trung bình 1,7 m/ng; hệ số nhả nước từ 0,08 - 0,16, trung bình 0,13. Nhìn chung, tầng chứa nước trầm tích Neogen trong lưu vực có mức độ chứa nước không đều theo diện, thay đổi từ nghèo đến giàu và rất giàu, chủ yếu từ trung bình đến giàu.
Nước trong trầm tích Neogen thuộc loại có áp. Mực nước nằm ở độ sâu từ 0,6 - 13,5 m, thường gặp từ 2 - 7 m, có nơi dâng cao trên mặt đất + 0,7 m (CR6).
Sau khi hồ Ayun Pa tích nước phục vụ tưới nông nghiệp, mực nước ở một số lỗ khoan và giếng trong vùng ảnh hưởng dâng cao hơn khoảng 1,0 m so với năm 1995, nhờ được bổ cập từ nước mặt. Tài liệu quan trắc động thái tại cụm lỗ khoan
CVII (Phú Thiện) cho thấy sự dao động mực nước ở những độ sâu khác nhau xảy ra đồng pha, biên độ dao động càng xuống sâu càng giảm và ít biến đổi theo mùa.
NDĐ trong trầm tích Neogen chủ yếu thuộc loại hình bicacbonat - natri, bicacbonat - natri - calci. Độ khoáng hóa thay đổi từ 0,23 - 0,97 g/l, thường gặp từ 0,3 - 0,5 g/l, thuộc loại nước nhạt và đạt chất lượng cho ăn uống, sinh hoạt. Nhìn chung, tầng chứa nước trầm tích Neogen trong lưu vực có độ chứa nước không đều, thay đổi từ nghèo đến giàu và rất giàu, chủ yếu trung bình đến giàu, có diện phân bố rộng, chiều dày lớn. Đây là một trong hai tầng chứa nước có triển vọng của lưu vực sông Ba, nó có ý nghĩa trong cung cấp nước quy mô vừa, vùng Cheo Reo có thể cung cấp với quy mô lớn hơn.
Bảng 3.13: Kết quả bơm nước thí nghiệm lỗ khoan trong tầng Neogen (N)
TT Số hiệu lỗ khoan
Bề dày chứa nước (m)
Mực nước tĩnh (m)
Lưu lƣợng Q
(l/s)
Hạ thấp S (m)
Tỷ lưu lƣợng q
(l/sm)
Hệ số thấm K
(m/ng)
Độ khoáng
hóa M (g/l) Tìm kiếm NDĐ vùng Cheo Reo
1 CR1- td 28,5 1,20 7,82 14,40 0,54 2,36 0,73
2 CR2 42,7 9,10 8,04 19,20 0,42 7,03 0,90
3 CR3 62,5 6,10 2,55 33,87 0,08 0,13 0,97
4 CR4 - td 1,40 1,56 1,16 35,25 0,03 2,90 0,36
5 CR5 25,3 2,30 4,02 11,31 0,35 1,36 0,80
6 CR6 33,2 +0,70 5,78 14,64 0,39 1,28 0,23
7 CR7 8,50 6,58 1,42 24,58 0,06 0,76 0,55
8 CR8 32,8 3,25 7,20 20,84 0,35 0,76 0,48
9 CR9 76,1 7,10 7,41 19,63 0,38 3,76 0,38
10 TQ390 246,7 3,30 4,49 25,32 0,18 0,29 0,37 Tìm kiếm NDĐ vùng Krông Pa
11 KP751 22,0 7,85 0,78 19,20 0,04 0,21 0,51 12 KP754 88,5 0,60 2,42 26,90 0,09 0,10 0,39 13 KP758 51,4 6,80 2,05 31,60 0,06 0,13 0,58 14 PB314 263,5 0,0 2,43 25,88 0,09 0,04 0,218 15 KT. 01 82,0 8,20 7,33 11,39 0,64 3,40 0,48 16 KP. 02 68,0 13,5 6,63 16,69 0,39 1,68 0,42 Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung.
b. Các tầng chứa nước khe nứt
1. Tầng chứa nước phun trào bazan Pleistocen trung βQII
Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen giữa ở tỉnh Gia Lai, thuộc hệ tầng Xuân Lộc (βQ1xl), chúng phân bố ở v m cao nguyên Pleiku khoảng 100 km2. Thành phần gồm bazan tholeit, olivin kiềm và tuf của chúng. Đá có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, nứt nẻ không đều, phần trên bị phong hóa triệt để tạo thành đất màu đỏ. Chiều dày vỏ phong hóa thường gặp 10 - 25 m. Chiều dày các thành tạo bazan thay đổi từ 18,3 - 250 m, thường gặp từ 70 - 150 m.
Chúng có diện phân bố rộng, bề dày chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ trung bình đến giàu và rất giàu, nước có chất lượng tốt. Đây là tầng chứa nước quan trọng, có khả năng đáp ứng các yêu cầu cấp nước tập trung quy mô vừa đến lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nước dưới đất thuộc loại không áp, đôi nơi có áp cục bộ. Mực nước thay đổi từ tự phun cao 4,6 m trên mặt đất (PK123) đến 30,0 m dưới mặt đất (PK131), thường gặp sâu từ 4 - 10 m dưới mặt đất. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan trong bazan cho lưu lượng rất khác nhau theo diện tích cũng như theo chiều sâu, từ nghèo đến rất giàu. Trong số 30 lỗ khoan nghiên cứu có 4 lỗ rất nghèo nước (chiếm 13,3%), 6 lỗ nghèo (20%), 9 lỗ trung bình (30%), 11 lỗ giàu đến rất giàu (36,7%). Các lỗ khoan giàu nước phần lớn phân bố trong phạm vi thành phố Pleiku. Các lỗ khoan nghèo nước thường gặp ở phần ven rìa v m bazan trẻ. Kết quả khảo sát 58 điểm lộ nước dưới đất cho thấy chúng có lưu lượng từ 0,5 - 26,2 l/s, thường gặp 2 - 3 l/s. Như vậy, bazan βQII thuộc loại chứa nước trung bình đến rất giàu.
Bảng 3.14: Kết quả bơm nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan βQII
TT Số hiệu lỗ khoan
Bề dày chứa nước (m)
Mực nước tĩnh (m)
Lưu lƣợng Q
(l/s)
Hạ thấp S
(m)
Tỷ lưu lƣợng
q (l/sm)
Hệ số thấm
K (m/ng)
Độ khoáng
hóa M (g/l) 1 HN04 64,2 19,8 0,50 30,40 0,02 0,27 0,113 2 HN10 70,7 3,30 2,78 30,88 0,09 0,66 0,11 3 HN11 124,4 2,20 2,53 34,22 0,07 0,46 0,16
Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung.
Nước trong phun trào bazan βQII có loại hình hóa học chủ yếu là bicacbonat - natri - calci và bicacbonat - calci - natri. Độ khoáng hóa thay đổi từ 0,11 - 0,16 g/l. Nước đạt chất lượng tiêu chuẩn ăn uống, sinh hoạt.
Động thái của nước thay đổi rõ rệt theo mùa, mực nước tại các lỗ khoan và lưu lượng các điểm lộ thấp nhất vào tháng IV, V và cao nhất vào tháng X, lệch pha với lượng mưa từ 1,5 - 2 tháng. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước βQIIxl chủ yếu là nước mưa rơi trực tiếp trên diện lộ và nước từ các sông suối.
Tóm lại, tầng chứa nước trong phun trào bazan βQIIxl có diện phân bố rộng, bề dày tương đối lớn, song do nghèo nước nên chúng chỉ có ý nghĩa đối với cung cấp nước quy mô nhỏ. Tuy nhiên, do mức độ tài liệu nghiên cứu còn sơ lược nên trong tương lai cần có những điều tra sâu hơn để có thể làm rõ hơn khả năng chứa nước của chúng.
2. Tầng chứa nước phun trào bazan Pliocen - Pleistocen (N2-Q1)
Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pliocen - Pleistocen (N2-Q1) thuộc hệ tầng Túc Trƣng ((N2-Q1)tt), có diện phân bố khá lớn với diện tích khoảng 1.270 km2. Tầng phân bố khá rộng rãi trên đại bàn của tỉnh, có thể thấy ở Đức Cơ, Ia Grai, Chƣ Păh, phía Đông thành phố Plêiku, phía Bắc huyện Đắk Đoa (Mang Yang cũ), PlêiMrông, v.v. Thành phần gồm bazan tholit, olivin kiềm và tuf của chúng. Đá có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, nứt nẻ không đều, phần trên bị phong hóa triệt để thành sét màu đỏ. Chiều dày vỏ phong hóa từ 5,0 - 41,2 m, thường gặp từ 10 - 20 m. Đây là yếu tố khiến tầng chứa nước cố mức độ chứa nước khác nhau ở các khu vực khác nhau.
Nước dưới đất thuộc loại không áp, đôi nơi có áp cục bộ. Mực nước thay đổi từ 0,0m (PM58A) đến sâu dưới mặt đất 50m (ĐC227), thường gặp từ 3-10m.
Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan cho thấy phun trào bazan hệ tầng Túc Trƣng thuộc lưu vực có mức độ chứa nước không đều theo diện tích, lưu lượng thay đổi từ 0,38 (PM51) đến 10,38 l/s (PK118). Như vậy, bazan (N2-Q1) trong lưu vực có khả năng chứa nước tốt. Nước đạt chất lượng tiêu chuẩn ăn uống, sinh hoạt.
Động thái của nước thay đổi rõ rệt theo mùa, mực nước và lưu lượng các điểm lộ thấp nhất vào tháng IV, V và cao nhất vào tháng IX, X. Biên độ dao động mực nước từ giữa hai mùa khô và mưa từ 0,5 đến 2,0 m.
Tóm lại, tầng chứa nước phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng tỉnh Gia Lai có diện phân bố rộng, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước thay đổi mạnh theo diện từ nghèo đến rất giàu, chủ yếu trung bình và giàu, nước có chất lượng tốt. Đây là tầng chứa nước quan trọng nhất của lưu vực sông Sê San. Nó có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung quy mô vừa đến lớn.
Bảng 3.15: Kết quả bơm nước thí nghiệm lỗ khoan trong bazan (N2-Q1)
TT
Vùng báo cáo và số hiệu lỗ
khoan
Bề dày chứa nước (m)
Mực nước tĩnh (m)
Lưu lƣợng Q
(l/s)
Hạ thấp S (m)
Tỷ lưu q (l/sm)
Hệ số thấm K
(m/ng)
Độ khoáng
hóa M (g/l) Tìm kiếm NDĐ vùng MăngYang
1 MY181 237,1 4,36 10,47 11,60 0,90 0,56 0,36
2 MY182 45,5 2,13 1,83 16,85 0,11 0,31 0,079
3 MY183 175,7 12,0 1,83 23,55 0,08 0,09 0,10
4 MY186 172,2 9,60 2,33 18,04 0,13 0,28 0,24
5 MY187 120,0 1,00 7,54 10,65 0,71 0,69 0,30
6 MY191 150,7 42,0 4,2 3,81 1,10 1,03 0,18
Tìm kiếm NDĐ vùng La Sơn
7 LS2 100,7 18,9 0,92 11,2 0,08 0,13 0,04
8 LS3 100,0 34,13 1,58 4,6 0,34 0,64 0,105
9 LS4 200,0 9,55 2,82 13,43 0,21 0,25 0,09
10 LS5 108,0 0,95 2,25 20,28 0,11 0,14 0,13
11 LS7 82,0 18,2 1,19 13,86 0,09 0,29 0,08
12 LS10 109,6 42,93 1,48 4,03 0,37 0,74 0,191
13 LS11 100,0 4,10 0,13 24,53 0,01 0,02 0,193
14 LS12 96,7 3,18 2,45 15,21 0,16 0,33 0,24
15 LS14 92,2 4,30 3,49 15,27 0,23 0,85 0,047
16 LS16 101,0 2,42 4,81 6,26 0,77 0,89 0,37
17 LS17 100,5 1,13 7,74 7,50 1,03 1,28 0,205
Tìm kiếm NDĐ vùng Chƣ Sê
18 CS251 98,15 11,45 2,85 19,99 0,14 0,17 0,09
19 CS255 57,70 0,20 0,47 35,68 0,01 0,02 0,24
20 CS258 26,15 24,3 2,22 5,94 0,37 1,50 0,32
21 CS263 103,3 5,4 1,43 27,94 0,05 0,01 0,19
Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung.
3. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Jura hạ- trung (J1-2)
Các trầm tích này bị phủ bởi các thành tạo phun trào bazan, thành phần chủ yếu là sét kết, bột kết, cuội kết, sét kết vôi, bột kết vôi, v.v... Có bề dày từ 500- 700m. Tại lỗ khoan CS 257 cho thấy chiều sâu mực nước tĩnh 1,0m; lưu lượng 1,16l/s, hạ thấp mực nước là 29,61m, hệ số thấm là 0,08m/ng. Phần lộ của trầm tích có nước rất ít xuất lộ, lưu lượng từ thấm rỉ đến 0,5 l/s, thường <0,5 l/s. Tầng thuộc loại nghèo nước. Nước có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,3-0,36, thuộc loại nước nhạt, loại hình hóa học là bicacbonat - natri và bicacbonat - natri - magie.
Khu vực đồn biên ph ng Chư Prông (728) nước có độ cứng cao từ 7- 190H, do đó nước ở đây không đáp ứng tiêu chuẩn cho nước ăn uống và sản xuất. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nước từ các tầng nằm trên thấm xuống và chúng thoát đi bằng quá trình bốc hơi trên bề mặt phân bố thông qua mạng xâm thực địa phương và thấm vào tầng chứa nước liền kề bên dưới.
Nhìn chung, tầng chứa nước Jura trung nghèo nước, nó chỉ có ý nghĩa cung cấp nước phân tán, cục bộ với quy mộ hộ, nhóm hộ gia đình. Trong nước thường có hàm lượng sắt cao gấp từ 1,5 – 3 lần giới hạn cho nước được dùng trong sinh hoạt, cần được lắng lọc trước khi sử dụng.
4. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích - phun trào Trias (t2)
Chúng phân bố ở phía Bắc An Khê, Đông Kông Chro và các khối rải rác ở KrôngPa, với diện tích khoảng 580 km2. Thành phần là ryolit, felsit, dacit và tuf của chúng, cuội sạn kết, cát kết đa khoáng. Dày 650 - 800 m. Chúng thường tạo thành các dãy núi cao, có sườn dốc, bề mặt bị bóc mòn, phân cắt mạnh mẽ. Nhìn chung đá có cấu tạo rắc chắc, ít nứt nẻ, vỏ phong hóa mỏng. Nước trong thành tạo này chủ yếu tồn tại trong đới vỏ phong hóa triệt để và phong hóa dở dang. Tuy nhiên, vỏ phong hoá của chúng có bề dày không đáng kể, nên nước gần như chỉ tồn tại trong mùa mƣa. NDĐ không xuất lộ, các suối mùa khô đều bị cạn kiệt. Có thể coi thành tạo này có khả năng chứa nước rất kém đến không chứa nước, chúng không có ý nghĩa đối với cung cấp nước. Tuy nhiên, có một số nơi đá bị nứt nẻ do ảnh hưởng của đứt gẫy kiến tạo thì có khả năng chứa nước tốt hơn, tại những nơi này chúng có ý nghĩa cho cấp nước với quy mô nhỏ, lẻ.
5. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Proterozoi (pr1)
Tầng chứa nước này thuộc hệ tầng Ia Ban (PR1ib) phân bố thành khối nhỏ ở Chƣ Niêng, đèo Chƣ Sê, với diện tích khoảng 50 km2. Thành phần thạch học bao gồm amphibolit, plagiogneis amphibol, đá hoa. Bề dày khoảng 1.200 – 1.300 m. Nhìn chung đá cấu tạo khối, ít nứt nẻ không có khả năng cung cấp nước. Tuy nhiên, trong các tập đá hoa đolomit, đôi nơi đá có các hang hốc cáctơ, có khả năng chứa nước. Lỗ khoan CS261 (sâu 93,1 m) khoan trong thành tạo này đã gặp nước áp lực, phun cao trên mặt đất +0,65 m, lưu lượng 7,67 l/s, ứng với trị số hạ thấp mực nước 16,2 m.
Nước có độ tổng khoáng hoá 0,47 g/l, về mùa mưa giảm xuống 0,23 g/l.
Độ pH = 7,7. Nước thuộc loại bicacbonat calci - magie.
Tuy đôi nơi thành tạo này có khả năng chứa nước, song do diện phân bố hẹp, nước có độ cứng lớn (toàn phần: 19,220H, vĩnh viễn: 12,40H) không phù hợp cho ăn uống, sinh hoạt. Vì vậy, chúng không phải là đối tượng cung cấp nước trong vùng.
6. Đới chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất Arkei (ar)
Trong lưu vực chúng phân bố khá phổ biến ở An Khê và Kon Hà Nừng, thành phần gồm đá plagiogneis 2 pyroxen, đá phiến plagiocla - biotit - hybersten, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit, đá hoa calciphyr. Bề dày khoảng 4.500 – 5.000 m. Đá có cấu tạo rắn chắc, ít nứt nẻ. Vỏ phong hóa có bề dày nhỏ, thay đổi từ 0,3 - 0,5 đến 1,0 m. Lưu lượng các điểm lộ từ 0,03 đến 0,3l/s, thuộc loại nghèo nước, ít có ý nghĩa trong cung cấp nước.
7. Nước trong vỏ phong hóa các thành tạo magma xâm nhập (γ)
Các thành tạo magma xâm nhập thuộc các magie Bến Giàng - Quế Sơn (γδPZ3 bg-qs), Đèo Cả (γKđc) và magie Vân Canh (γξT2vc), phân bố rộng khắp trong lưu vực. Thành phần của chúng là granitbiotit granat, granitogneis biotit - granat, v.v... Chúng tạo thành những dãy núi trung bình đến cao, địa hình phân cắt. Nước chứa nước trong các thành tạo này là ở lớp vỏ phong hóa trên mặt, song do chiều dày nhỏ, nước thường cạn kiệt về mùa khô, phần chưa bị phong hóa có cấu tạo khối rắn chắc, nứt nẻ rất ít, không chứa nước. Qua các tài liệu khảo sát trước đây cho thấy NDĐ rất ít xuất lộ, lưu lượng các điểm lộ thường rất nhỏ. Như vậy, magma xâm nhập trong lưu vực không có khả năng chứa nước.