CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt
3.1.4. Chất lượng nước mặt
Do đặc điểm địa hình khu vực không bằng phẳng do đó nước mặt phân bố không đều theo không gian. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển công nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt của người dân tăng lên kéo theo sự khai thác nước mặt với khối lượng lớn. Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì hoạt động khai thác nguồn nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng. Trên thực tế việc khai thác nguồn nước mặt trên toàn tỉnh thời gian qua chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, một số cơ sở hoạt động chƣa đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng. Tình trạng đó dẫn đến sự thiếu hụt và gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước, đặc biệt vào mùa khô.
Dựa vào số liệu đã thu thập đƣợc, qua các kết quả đã phân tích, có thể thấy chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu như sau:
a. Độ pH
Độ pH của nước được dùng để đánh giá tính axít hoặc bazơ của nước, nó là một chỉ tiêu quan trọng khi xem xét chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt.
Trong vùng nghiên cứu, giá trị pH trong mẫu nước mặt dao động trong khoảng từ 6,01 - 8,1. Độ pH biến đổi theo mùa và hầu hết đảm bảo quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT
b. Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)
Ôxy h a tan (DO) trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí vào trong nước và một phần được tạo ra do sự quang hợp của tảo, v.v..., nó là lượng dưỡng khí oxy h a tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước như cá, tôm, v.v...
Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tƣợng khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. DO còn là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự ô nhiễm nước trong ngành thủy điện.
Trong vùng nghiên cứu, qua các số liệu quan trắc và phân tích cho thấy giá trị DO dao động trong khoảng từ 3,22 - 7,53mg/l, biến đổi khá lớn theo mùa và nhìn chung hầu hết các mẫu đảm bảo quy chuẩn.
c. Chất rắn lơ lửng (TSS)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý tại một nhà máy xử lý nước thải. Trong vùng nghiên cứu, giá trị hàm lƣợng TSS dao động khá mạnh theo mùa đạt từ 10,0 - 84,0mg/l tại cùng một thời điểm đo. Nhìn chung, hầu hết các mẫu vẫn đáp ứng đƣợc QCVN
d. Các chất dinh dưỡng - Hàm lƣợng Amoni (NH4
+):là sản phẩm của quá trình amol hóa chất hữu cơ và quá trình đầu tiên của chu trình nitơ, nhờ có quá trình này mà nitơ hữu cơ đã chuyển thành nitơ vô cơ dễ tiêu để cây trồng hấp thụ đƣợc. Vùng nghiên cứu có hàm lượng NH4+ trong nước mặt dao động từ 0,01-2,26 mg/l, qua các đợt đo giá trị NH4+ tại cùng vị trí có sự chênh lệch khá lớn. Nhƣng nhìn chung, hầu hết các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN.
- Hàm lƣợng nitrit (NO2-
): Ở vùng nghiên cứu hàm lƣợng Nitrit dao động từ 0,001 - 0,068mg/l, dao động theo mùa. Nhìn chung, các mẫu phân tích đều có giá trị của NO2 nằm trong QCVN.
- Hàm lƣợng nitrat (NO3
-): Đây là dạng ô xy hóa cao nhất trong chu trình nitơ và thường đạt đến những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của
quá trình ô xy hóa sinh học. Nếu với nồng độ lớn hơn nó sẽ gây ra bệnh methemoglobinemia đối với trẻ em. Ở vùng nghiên cứu hàm lƣợng NO3 trong nước nhỏ, dao động từ 0,00 - 0,74mg/l, chúng đáp ứng được QCVN.
- Hàm lượng Photphat (PO43-): Trong nước Photpho thường tồn tại dưới dạng PO4
3-, có nguồn gốc vô cơ từ chất thải do con người thải ra qua quá trình tiêu hóa protein và nguồn gốc vô cơ từ hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp (các loại phân bón) và sinh hoạt (trong xà phòng và chất tẩy rửa). Vì vậy, nguồn cung cấp Photpho cho nước mặt chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và lƣợng dƣ thừa trong nông nghiệp. Trong vùng nghiên cứu, theo các số liệu quan trắc năm 2016 và kết quả phân tích mẫu nước trong hai năm 2017 và 2018 thì nồng độ PO43- dao động từ 0,01-0,48 mg/l. Giá trị PO43-
tại cùng một vị trí qua các đợt đo khác nhau có sự chênh lệch khá lớn. Có một số điểm vƣợt giới hạn cho phép QCVN 08:2015/BTNMT nhƣ vị trí Cầu sông Ba, An Khê;
Cầu Bến Mộng, Ayun Pa; Bến đ Thôn Hường, thượng nguồn sông Ba; Cầu Ayun, Mang Yang; sau đập thủy điện Ayun Hạ [9].
e. Các hợp chất hữu cơ
- Hàm lượng COD: Trong nước ngoài các ion vô cơ hòa tan còn có hàng loạt các chất hữu cơ mà nguồn gốc của nó là do sự rửa trôi các chất mùn trong lớp vỏ thổ nhưỡng, trong nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Chất hữu cơ có trong nước sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, nó còn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Để biểu thị lượng chất hữu cơ có mặt trong nước, người ta thường sử dụng chỉ tiêu nhu cầu ôxy hóa học - COD. Đây là lƣợng ô xy cần thiết để ô xy hóa hết các chất hữu cơ có trong một lít nước bằng chất ô xy hóa mạnh, hay còn gọi là nhu cầu ô xy hóa học. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy ở vùng nghiên cứu COD có giá trị cao biến đổi từ 6,0 mg/l - 89,0 mg/l và có sự dao động khá mạnh theo mùa. Nhìn chung, qua các đợt đo hầu hết các điểm quan trắc đều có chỉ tiêu COD phần lớn không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh và vƣợt QCVN 08:2015/BTNMT.
- Hàm lƣợng BOD5: Hàm lƣợng BOD5 (nhu cầu oxi sinh học) dao động khá mạnh theo mùa và có giá trị từ 0,58-52,0 mg/l. Qua so sánh chỉ tiêu BOD5 với QCVN 08:2015/BTNMT thấy rằng phần lớn các điểm quan trắc không đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh, thậm chí tại một vài thời điểm đo giá trị BOD5 của một số vị trí quan trắc vƣợt quá QCVN 08:2015/BTNMT.
f. Hàm lượng sắt tổng (∑Fe)
Trong nước sắt thường tồn tại dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+, hàm lượng sắt trong nước thường được xem là tổng của hai loại ion trên với nhau. Khi hàm lượng sắt đạt đến một giá trị nhất định sẽ làm nước có mùi tanh rất khó chịu và làm ố vàng các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, gây khó khăn cho cộng đồng. Tuy nhiên, có thể khử sắt bằng cách sử dụng những bể lọc đơn giản bằng cuội sỏi kết hợp với giàn phun nước. Ở vùng nghiên cứu, hàm lượng sắt trong nước mặt dao động từ 0 - 9,99mg/l. Kết quả đo cho thấy, hầu kết các điểm quan trắc đều có hàm lƣợng sắt vƣợt QCVN.
Kết luận: Do đặc điểm địa hình khu vực không bằng phẳng nên nước mặt phân bố không đều theo không gian. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển công nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt của người dân tăng lên kéo theo sự khai thác nước mặt với khối lượng lớn. Việc khai thác nguồn nước mặt trên toàn tỉnh chưa được kiểm soát chặt chẽ, một số cơ sở hoạt động chƣa đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng. Tình trạng đó dẫn đến sự thiếu hụt và gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước, đặc biệt vào mùa khô.