CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt
3.1.5. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt
Theo số liệu của Báo cáo tình hình quản lý đầu tƣ xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phương hướng phát triển thủy lợi Tỉnh Gia Lai của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì trên địa bàn vùng nghiên cứu có 27 hồ chứa lớn nhỏ, 102 đập dâng, 27 trạm bơm với tổng lượng nước tưới là 241.106 m3/năm. Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn vùng nghiên cứu nhằm đáp ứng nước tưới cho 17.234 ha lúa, 2.819 ha cây công nghiệp và 5.508 ha được tưới
bằng các công trình tạm thời. Dưới đây là bảng tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi trong vùng nghiên cứu.
Bảng 3.8: Hiện trạng công trình thủy lợi chính vùng nghiên cứu
TT Đơn vị hành chính
Diện tích tưới công trình thủy
lợi (ha)
Diện tích tưới bằng
công trình tạm
thời (ha)
Cộng
(ha) Công trình thủy lợi
Tổng lƣợng
nước tưới (106 m3/năm) Cây
lúa
Cây công nghiệp
Hồ chứa
Đập dâng
Trạm bơm Cộng 1 Huyện Ayun
Pa 1.182 8 345 1.190 1 1 3 5 14,28
2 Huyện Phú
Thiện 5.316 26 315 5.342 3 3 64,10
3 Huyện Ia Pa 2.968 139 553 3.107 15 15 37,28
4 Huyện Chƣ Sê 1.518 2.271 653 3.789 3 18 2 23 45,47
5 Huyện An Khê 462 361 462 9 9 5,54
6 Huyện Đăk Pơ 403 20 158 423 7 2 2 11 5,08
7 Huyện Kbang 929 30 368 959 3 27 30 11,51
8 Huyện Kon
Chro 303 137 303 1 10 11 3,64
9 Huyện Mang
Yang 1.285 120 697 1.405 2 17 2 21 16,86
10 Huyện Đăk
Đoa 2.898 205 1.921 3.103 1 27 28 37,24
Tổng cộng 17.264 2.819 5.508 20.083 27 102 27 156 241
Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung
Năng lực thiết kế và diện tích tưới thực tế, cũng như trữ lượng nước tưới của các công trình thủy lợi theo các huyện trên địa bàn vùng nghiên cứu đã tổng hợp được 156 công trình thuỷ lợi kiên cố, tưới được 20.083 ha cây trồng; Ngoài ra, bằng các công trình thủy lợi tạm thời đã tưới được 5.508 ha. Với tổng trữ lượng nước tưới hàng năm là 441,0 triệu m3/vụ.
a. Hiện trạng cấp nước tưới cho cây trồng
Nhu cầu nước sử dụng cho nông nghiệp tăng lên do việc mở rộng diện tích
trồng ngắn ngày nhƣ: lúa, mì, mía, ớt, đậu, bắp... và cây trồng dài ngày nhƣ cà phê, v.v... Đây là ngành sử dụng nước nhiều nhất trong lưu vực, tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp trong lưu vực năm 2015 khoảng 296,71.106 m3/năm và dự kiến năm 2020 khoảng 339,43.106 m3/năm [5]. Nhìn chung, hệ thống các công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp nước tưới cho diện tích lúa và các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía, hồ tiêu, v.v…) của vùng nghiên cứu đã thể hiện đƣợc tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, các điều kiện thời tiết cực đoan điển hình nhƣ El Nino xảy ra trên địa bàn tỉnh vào khoảng đầu tháng 3 năm 2016 đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như gây khó khăn cho người dân. Hiện tượng El Nino năm 2016 là mạnh nhất trong vòng 60 năm qua khiến Gia Lai hứng chịu hạn hán khắc nghiệt và đã gây thiệt hại gần 100 tỷ. Nắng nóng, khô hạn kéo dài đã làm cho 11.352 ha cây trồng tại Gia Lai bị hạn, nhiều khu vực nhƣ Chƣ Sê (khoảng 1.300 hộ dân huyện này trong tình trạng khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt), Krông Pa thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhiều hồ thủy lợi trơ đáy, dung tích trữ nước chỉ còn 10-40%, đa số các hồ nhỏ, đập dâng đã cạn kiệt nguồn nước. Khô hạn diễn ra trên diện rộng.
Hơn 200 hecta lúa của huyện Mang Yang phải bỏ hoang đầu vụ để tránh thiệt hại.
Tại huyện Ia Pa, thời tiết khô hạn trong gia đoạn này đã khiến huyện không chủ động được nguồn nước tưới, do đó, gần 3.000 hecta cây trồng như lúa, ngô, mía, thuốc lá, v.v... bị hạn. Người dân đã tính đến phương án nhổ bỏ một số diện tích cây trồng vì nắng hạn.
Như vậy, giải pháp thuỷ lợi trong việc cung cấp nước tưới cho diện tích cây nông nghiệp và công nghiệp cần có một số điều chỉnh phù hợp, cần có kế hoạch xây dựng những công trình thủy lợi, tận dụng các nguồn nước để xây dựng các hồ trữ nước, các đập dâng, trạm bơm, v.v... để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngoài ra, vấn đề vận hành các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh cũng cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nên ưu tiên cho nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, NDĐ cũng là một
nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, cụ thể là những vùng với diện tích cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt cây cà phê có diện tích tưới thường được sử dụng từ nước ngầm vì vậy cần có những biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm hợp lý để phát triển một cách bền vững.
b. Hiện trạng cấp nước đô thị
Đối với cấp nước sinh hoạt cho đô thị, hiện nay, trên địa bàn vùng nghiên cứu có 6 vùng có nhà máy nước phục vụ cấp nước tập trung là ở TX. An Khê, TX Ayun Pa và thị trấn thuộc các huyện: Kbang, Mang Yang, Kon Chro, Chƣ Sê.
Nếu xét đến nguồn nước cung cấp trong các nhà máy thì có 3 nơi là TT Kbang, TX An Khê, TX Ayun Pa là sử dụng nguồn nước mặt để cung cấp nước sạch cho nhân dân trong vùng. Trong đó, thị trấn Kbang, thị xã An Khê chính là nơi tọa lạc 2 hồ thủy điện lớn nhất vùng nghiên cứu là: Hồ Kanak, Hồ An Khê, hai hồ này có dung tích lớn, chất lượng nước đảm bảo. Công suất thiết của các trạm cấp nước tập trung từ kế 300 m3/ngày (TT. Kbang) đến 5.000 m3/ngày (TX. An Khê), công suất đang khai thác của các trạm cấp nước tập trung từ 300 m3/ngày đến 5.000 m3/ngày, cung cấp cho khoảng 56.000 dân sử dụng nước, số c n lại là các trạm cấp nước cho đơn vị, cơ quan và nhà hàng, khách sạn.
Bảng 3.9: Hiện trạng cấp nước tập trung tại khu vực nghiên cứu
TT Vùng Công suất thiết kế (m3/ngày)
Công suất khai thác (m3/ngày)
Nước mặt
Nước dưới đất
1 TT. KBang 2.000 2.000 *
2 TT. Măng Yang 1.800 1.500 *
3 TX. An Khê 9.500 9.500 *
4 TT. KonChro 3.500 1.000 *
5 TT. Chƣ Sê 9.000 9.000 *
6 TX. Ayun Pa 7.200 3.000 *
Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Trung
Theo số liệu của UBND tỉnh Gia Lai [13] đến cuối năm 2016 toàn tỉnh đã
có công trình nước sạch hợp vệ sinh chiếm 98,9%. Đáng chú ý, có đến 91% trụ sở Ủy ban nhân dân xã trên địa bàn tỉnh đã có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Số công trình khai thác các nguồn nước hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn tập trung vào hệ thống tự chảy, điểm lộ và lỗ khoan đường kính nhỏ.
Đối với thị xã An Khê: Giải pháp cấp nước cho khu vực đô thị và công nghiệp chủ yếu là dựa vào hồ Kanak. Ngoài nhiệm vụ phát điện, công trình này c n điều tiết xuống hạ lưu với tần suất 90% là 44 x 106 m3 để thoả mãn yêu cầu tưới, dân sinh, công nghiệp, môi trường của thị xã An Khê. Ngoài hồ Kanak còn có hồ Đăk Lô Pe, hồ Suối Lơ, hồ Đăk Tô Kông, hồ Cô Hét cũng điều tiết xuống hạ du từ tháng I đến tháng IV mỗi tháng khoảng 8 triệu m3 nước phục vụ yêu cầu sinh hoạt, công nghiệp và môi trường. Phương thức cấp nước chủ yếu là xây dựng các trạm bơm điện lấy nước từ sông lên bể chứa sau đó được xử lý qua hệ thống lọc rồi cung cấp cho các nhu cầu sử dụng qua hệ thống đường ống áp lực bằng gang, thép hoặc nhựa.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Nước Sài Gòn - An Khê đã triển khai lập dự án đầu tư phát triển, quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn thị xã An Khê và các vùng phụ cận. Ngày 29/4/2017, nhà máy cấp nước chính thức khởi công xây dựng tại địa bàn phường An Phước và sau 10 tháng thi công đã đƣợc đƣa vào sử dụng đầu năm 2018. Nhà máy có công suất giai đoạn đầu là 9.500 m3/ngày đêm, đến năm 2025 sẽ nâng công suất lên 19.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng vốn đầu tƣ gần 161 tỷ đồng. Nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh, nhà máy nước do Công ty cổ phần Nước Sài Gòn - An Khê đầu tư xây dựng bằng công nghệ xử lý nước hiện đại được nhập từ các nước châu Âu, cung cấp nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Sau khi đưa vào vận hành, nhà máy sẽ cấp nước cho 10 xã, phường của thị xã An Khê và 3 xã Phú An, Tân An và Cư An (huyện Đăk Pơ). Nguồn nước của nhà máy được lấy từ hồ thủy điện An Khê - Kanak.
Đối với thị xã Ayun Pa: Giải pháp cấp nước cho khu vực này chủ yếu là lấy nước từ hệ thống kênh tưới hồ Ayun hạ. Nhưng cũng phải thông qua một hệ
thống bơm và xử lý nước rồi cấp qua hệ thống ống dẫn như khu vực thị xã An Khê nêu trên.
Ngoài ra, tại huyện Chư Sê dự án xây dựng Nhà máy nước sạch công suất 9.000m3/ngày đêm đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng từ tháng I năm 2018. Dự án này đảm bảo cung cấp nước chính cho thị trấn Chư Sê và mở rộng ra 11 xã, đặc biệt có 2 xã Ayun và Hbông. Đối với 2 xã Ayun và Hbông, đây là 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê, hầu như không có nước sạch để sinh hoạt, riêng năm 2016 có khoảng hơn 1.800 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nhu cầu nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt: các hộ dân ngoài việc sử dụng nước ngầm phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt còn sử dụng thêm nước lấy từ sông Ba để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày [3].
Mặc dù tỉnh đã có những quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác đƣa nguồn nước sạch đến với mọi người dân trong tỉnh, cho phép xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy nước sạch, công trình nước sinh hoạt tập trung như hệ thống tự chảy, giếng khoan, giếng đào, v.v.... Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nhanh theo thời gian, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nắng hạn kéo dài, một số nguồn nước mặt bị ô nhiễm đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo nguồn nước cho nhân dân. Điển hình là đợt nắng nóng khéo dài đầu năm 2016 đã làm cho nước trong các ao hồ, sông suối phía hạ lưu khô cạn, gây ra bất ổn trong cuộc sống của nhân nhân trong khu vực.
c. Phục vụ sản xuất công nghiệp
Phát triển ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Gia Lai cũng như vùng nghiên cứu.
Ngoài việc gắn liền với sự phát triển của các ngành theo hướng đa dạng hóa, sản xuất công nghiệp tỉnh Gia Lai đang từng bước hình thành một số ngành mũi nhọn dựa trên tiềm năng và thế mạnh của tỉnh với tốc độ phát triển nhanh và bền vững.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, ngành Công nghiệp (CN) tỉnh Gia Lai đã có sự phát triển nhanh chóng.
Đ n bẩy để thúc đẩy CN phát triển nhanh là từ lúc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từng bước được nâng cấp, xây dựng, cộng với việc tạo ra môi trường thu hút các nguồn lực đầu tư cho địa phương. Bên cạnh đó là việc thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển sản xuất CN; chú trọng công tác khuyến công, kêu gọi đầu tƣ vào những ngành CN có công nghệ hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt, từ chỗ sản xuất CN manh mún, không tập trung, đến nay đã hình thành một số khu - cụm CN với quy mô vừa và nhỏ, làm cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Danh sách các Khu Công Nghiệp trong địa bàn vùng nghiên cứu bao gồm:
Bảng 3.10: Quy hoạch các khu công nghiệp giai đoạn đến 2025
STT Tên KCN Địa Điểm Diện tích QH–
2020(ha)
2021 Diện tích QH– 2025 (ha)
1 KCN An Khê Thị xã An Khê ≤ 50 ≤ 50
2 KCN Đăk Đoa Huyện Đăk Đoa ≤ 50 ≤ 50
3 KCN Ayun Pa Thị xã Ayun Pa ≤ 50 ≤ 50
4 KCN Chƣ Sê Huyện Chƣ Sê ≤ 50 ≤ 50
Nguồn: Sở Công Thương, Gia Lai.
Đối với hoạt động công nghiệp: các hoạt động sản xuất chủ yếu nhƣ sản xuất, chế biến mì, mía, ván ép, v.v… cần lượng nước rất lớn, chẳng hạn như: Nhà máy tuyển quặng Kbang sử dụng 180 m3/ngày đêm; Nhà máy sản xuất ván sợi ép Gia Lai khai thác sử dụng 600 m3/ngày đêm; Nhà máy đường An Khê sử dụng trên 11.300 m3/ngày đêm; Nhà máy chế biến tinh bột sắn cơ sở 2 sử dụng trên 3.000 m3/ngày đêm, v.v… ngoài ra c n có một số hộ chà mì nhỏ lẻ trên địa bàn sử dụng khoảng 400 m3/ngày đêm [3]. Ngoài ra, nước mặt c n được sử dụng trong tưới tiêu cho các vùng sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, mía đường, v.v… Như vậy, có thể nói tài nguyên nước mặt đóng vai tr quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp.
Mặc dù các nhà máy, khu công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng nghiên cứu nhƣng đi cùng với nó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt. Sử dụng một cách thiếu khoa học, gây lãng phí và đặc biệt gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước mặt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có nguồn nước sông Ba thuộc địa phận từ An Khê trở về thượng nguồn bị ô nhiễm, trữ lượng nguồn nước giảm do tích nước hồ thủy điện An Khê. Đó là, tình trạng xả nước thải của 4 nhà máy gồm: Đường An Khê, Chế biến gỗ MDF, Tuyển quặng Hoàng Anh - Gia Lai và Chế biến Tinh bột mì VEYU và các nguồn thải từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt chƣa qua xử lí đã đổ xuống dòng sông làm cho dòng sông Ba "ngắc ngoải".
d. Hiện trạng cấp nước dùng cho công nghiệp phát điện
Hiện nay trên địa bàn vùng nghiên cứu, nguồn tài nguyên nước mặt còn đƣợc sử dụng để vận hành các nhà máy thủy điện (bảng 3.11), các nhà máy này đã góp phần hoà vào lưới điện quốc gia hàng trăm nghìn KW/giờ điện và lưu giữ cung cấp nước cho nhiều diện tích đất trồng.
Có thể nói rằng với hiện trạng 14 công trình thủy điện đã góp phần tăng sản lƣợng điện quốc gia phục vụ cho chính nhân dân tỉnh Gia Lai trong phát triển kinh tế- xã hội và dân sinh. Công suất của các công trình thủy điện ở vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.11: Hiện trạng công trình thủy điện vùng nghiên cứu tỉnh Gia Lai TT Công trình
thuỷ điện Chủ đầu tƣ Địa điểm Công suất
(MW) Ghi chú
I Thủy điện do EVN đầu tƣ 1,907
1 An Khê Cty TĐ An Khê -
Kanak An Khê 160 NM đặt ở
Bình Định 2 Kanak Cty TĐ An Khê -
Kanak K’Bang 13
3 Vĩnh Sơn Cty CP TĐ Vĩnh Sơn
- Sông Hinh K’Bang 66 NM đặt ở
Bình Định
II Thủy điện vừa và nhỏ 263.955
1 Thác Ba Cty CP Điện Gia Lai Đăk Đoa 0,3 2 Yang Trung Công an tỉnh Gia Lai Mang
Yang 0,11
3 Kanak Trạm QL nước sạch
K’Bang 0,18
4 Ayun Hạ Cty CP Điện Gia Lai Phú Thiện 3 5 H'Chan Cty CP Thuỷ điện Gia
Lai
Mang
Yang 12
6 Đăk Pi Hao 4 Cty CP Điện Gia Lai Kông Chro 9 7 H'Mun Cty Thuỷ điện Gia
Lai Chƣ Sê 16,2
8 Kênh Bắc Cty CP TĐ Kênh
Bắc-AYun Hạ Phú Thiện 0,94 9 Đăk Hnol Cty TNHH Nhật
Minh Đăk Đoa 2,1
10 Đăk Đoa Cty CP thủy điện Đăk
Đoa Đăk Đoa 14
11 Ayun Thƣợng
1A Cty CP Ayun Thƣợng Mang
Yang 12
Nguồn: Sở Công Thương Gia Lai
e. Khai thác nước phục vụ nột số mục đích khác
- Sử dụng mặt nước cho nuôi trồng thủy sản: Đối với tỉnh Gia Lai chỉ có nuôi trồng thủy sản nước ngọt, gồm nuôi cá lồng trên các d ng chảy nước ngọt, nuôi cá trong hồ chứa thủy lợi, các loại nuôi trồng này thì không cần cấp nước ngọt.
Riêng đối với nuôi cá nước ngọt trong trong các ao, hồ thì cần cấp nước ngọt định kì để thau rửa ao hồ và tạo môi trường nước đảm bảo cho các loại cá phát triển, nhƣng hiện tại loại hình nuôi cá này trên địa bàn Tỉnh chƣa phát triển đáng kể, nên có thể chưa cần đánh giá hiện trạng nguồn nước cấp cho chúng ở giai đoạn này.
- Sử dụng nước mặt dùng cho nhu cầu chăn nuôi: Chăn nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực cho tỉnh Gia Lai, ngoài việc phục vụ cho ngành trồng trọt, chăn nuôi c n cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ trên địa bàn Tỉnh và một phần đƣợc bán ra ngoài cho các Tỉnh khác. Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai đến năm 2012 thì số lƣợng đàn trâu, b và heo tính là: đàn b 286.360 con, đàn heo 302.000 con, chƣa kể các loại gia cầm khác.
Với số lượng gia súc và gia cầm chăn nuôi tập trung tại các nông trường, hoặc rải rác trong các vùng nông thôn thì chúng vẫn sủ dụng một lượng nước khá