Đặc trưng dòng chảy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt

3.1.3. Đặc trưng dòng chảy

a. Dòng chảy năm

Sự biến động dòng chảy năm trên lưu vực sông Ba khá phức tạp. Thượng và trung lưu chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Trường Sơn nên mùa mưa và mùa lũ đến sớm và kết thúc sớm hơn so với vùng hạ du chịu tác động của khí hậu Đông Trường Sơn. Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm thủy văn trên lưu vực như bảng 2.3.

Bảng 3.3: Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm thủy văn

Trạm F (km2) Chuỗi số Từ -đến

Qbq (m3/s)

M0 (l/s.km2)

W0

(Tr.m3) Y0 (mm) An Khê 1.350 1978-2005 33,4 24,7 1.056 782

Krông

H’năng 235 1979-1988 5,44 23,0 171 728

Sông Hinh 747 1978-1995 49,2 65,9 1.556 2.083 Củng Sơn 12.410 1977-2005 277 22,3 8.761 706

Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi

Nói chung lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba không lớn, đều nhỏ hơn 25 l/s.km2 ngoại trừ lưu vực sông Hinh do khu vực thượng nguồn của lưu vực nằm ở sườn đón gió của dãy núi Phượng Hoàng nên có một tâm mưa lớn nên M0 của lưu vực khá lớn tới 65,9 l/s.km2.

Ngoài ra đặc điểm địa lý tự nhiên cũng có tác động mạnh mẽ đến sự biến động của dòng chảy trong năm. Năm nước lớn, lớn gấp 1,5 đến 2 lần trị số bình quân nhiều năm. Năm lớn nhất có thể 3 – 6 lần năm nước nhỏ. Trong khi đó sự biến động của mƣa không nhiều.

Hệ số biến động dòng chảy năm tại các vị trí trạm đo thuỷ văn trên lưu vực sông Ba cũng khá lớn: Cv = 0,3 – 0,5. Trong khi đó các sông ở Tây Nguyên có Cv = 0,15 – 0,25. Tình hình biến động dòng chảy năm lưu vực sông Ba tổng hợp ở bảng 2.4.

Bảng 3.4: Biến động dòng chảy năm lưu vực sông Ba

Trạm Flv

(km2)

Từ năm Đến năm

Q

(m3/m) Cv Cs/

Cv

QP (m3/s)

50 75 90

Củng Sơn 12.410 77 ÷ 02 289 0,35 3,4 296 215 179 An Khê 1.350 77 ÷ 02 33,6 0,44 3,4 30,1 22,9 18,5

Krông

H’năng 235 79 ÷ 88 5,51 0,40 -0,3 5,56 4,05 2,66 Sông Hinh 747 78 ÷ 95 49,2 0,33 2,4 47,1 37,6 30,5 Đắk Cấm 154 77 ÷ 82 3,58 0,2 2 3,46 2,76 2,21 Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi

Dòng chảy trên lưu vực sông Ba không những biến động rất lớn theo không gian mà còn biến đổi rất rõ rệt theo thời gian thể hiện qua sự biến động của mùa dòng chảy và dạng phân phối dòng chảy theo tháng trên các khu vực khác nhau của lưu vực sông.

Dạng phân phối dòng chảy trung bình tháng, năm của các trạm thủy văn tính theo số liệu thực đo nhƣ bảng 3.5.

Bảng 3.5: Lưu lượng nước trung bình tháng, năm các trạm thủy văn (Q m3/s)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm An

Khê 17,4 13,3 8,03 7,71 14,4 16,8 14,9 21,6 38,4 92,6 104 51,7 33,4 Ayun

Pa (*) 23,7 17,8 14,3 12,9 22,6 43,0 48,2 102 111 127 66,5 36,6 52,1 Krông

H’năng 4,13 2,91 2,16 2,17 2,68 4,42 3,44 5,65 7,18 11,7 11,9 7.0 5,44 Sông

Hinh 43,2 24,7 16,2 11,8 11,6 12,1 10.5 9,16 17,9 106 189 138 49,2 Củng

Sơn 153 86,2 56,2 50,1 92,7 138 132 236 369 701 835 512 277 Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi Ghi chú:

- Trạm An Khê phân phối dòng chảy lưu vực thượng nguồn sông Ba (theo chuỗi số liệu 1977-2005).

- Trạm Sông Krông H’năng phân phối dòng chảy của sông nhánh Krông H’năng (theo chuỗi số liệu 1979-1988).

- Trạm Sông Hinh phân phối dòng chảy của sông nhánh sông Hinh (theo chuỗi số liệu 1979-1995).

- Ayun Pa (*) phân phối dòng chảy của sông nhánh sông Ia Yun (theo số liệu năm (1988 –1992), số liệu ngắn nên chỉ tham khảo.

- Trạm Củng Sơn phân phối dòng chảy hạ lưu sông Ba (theo chuỗi số liệu 1977-2005).

b. Dòng chảy lũ

Chế độ lũ của sông Ba ở khu vực hạ lưu chịu sự chi phối mạnh của lũ 2 tiểu lưu vực sông nhánh Ia Yun và thượng nguồn Sông Ba. Ngoài lũ chính vụ ra, mưa lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng V, VI, lũ sớm vào tháng VIII, lũ muộn vào tháng XII cũng thường xuyên gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu.

Có 3 nguyên nhân chính gây lũ trên sông Ba:

- Bão từ biển Đông đổ bộ vào đất liền gặp dải Trường Sơn tạo thành vùng áp thấp nhiệt đới, gây gió mạnh và mưa lớn cho toàn lưu vực.

- Bão đƣợc hình thành do mƣa dông (gió mùa mùa hạ Tây Nam) kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

- Các nhiễu động thời tiết ở biển đông, chủ yếu là bão muộn do gió mùa Đông Bắc kết hợp với mưa cuối mùa phía Tây Trường Sơn.

Thường thì hai nguyên nhân đầu có thể gây lũ nhưng không gây lũ lớn vì lƣợng mƣa chƣa đủ lớn để gây lũ khi đất đai vừa trải qua một mùa khô hạn gay gắt; nguyên nhân thứ 3 là nguyên nhân gây lũ lớn nhất trong năm trên sông Ba do lượng mưa và cường độ mưa trên lưu vực tăng lên mạnh mẽ làm cho đất bão hoà nước gây lũ, úng, lụt nghiêm trọng. Thời gian có lũ lớn thường vào vào tháng X, XI hàng năm.

Dòng chảy lũ ở lưu vực sông Ba có những đặc điểm sau:

- Do lưu vực sông Ba từ thượng lưu về trung lưu nằm trên các loại địa hình khác nhau nên có chế độ mưa khác nhau và cường độ mưa sinh lũ nói chung không lớn nên lũ vùng này không lớn và hầu nhƣ không có sự tổ hợp của các lũ sông nhánh gặp nhau ở d ng chính sinh lũ lớn.

- Phần hạ lưu thì khác hẳn, mưa lớn trong năm tập trung vào thời gian tương đối ngắn (3 tháng) có cường độ lớn. Lũ cuối mùa trên dòng chính sông Ba về đến Củng Sơn thường trùng với thời kỳ mưa lớn vùng hạ lưu, nên lũ lớn trong năm thường gặp nhau. Thêm vào đó, Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam cắt qua khu vực đồng bằng gây cản trở cho việc thoát lũ. Chính vì vậy, tình hình ngập lụt ở hạ lưu trong thời gian này nói chung là nghiêm trọng.

Lƣợng dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm từ 60-65% tổng lƣợng dòng chảy năm. Lượng nước biến đổi trong mùa lũ các năm khá lớn. Lũ lớn nhất thường xảy

ra vào nửa cuối tháng XI chiếm 80,2% số lần xuất hiện. Tháng có lƣợng dòng chảy lớn nhất là tháng XI với lƣợng dòng chảy trung bình tháng nhiều năm có thể đạt gần 24-26 % lƣợng dòng chảy năm.

Theo số liệu đã quan trắc được từ năm 1977 đến 2005 thì lưu lượng lũ lớn nhất đo đƣợc tại Củng Sơn là 20.700 m3/s (4/X/1993) và tại Sông Hinh là 2.528 m3/s (4/X/1993); tại An Khê là 2.440m3/s (9/XI/1981) và tại Krông H’năng là 209 m3/s (9/ X/1983).

Lũ lịch sử tại Đồng Cam:

Qmax (1938) = 24.000 m3/s Qmax (1964) = 21.850 m3/s

(Hoàn nguyên theo quan hệ H~Q)

Bảng 3.6: Q đỉnh lũ lớn nhất ứng với tần suất thiết kế tại các trạm thủy văn

TT Trạm Qm bq

(m3/s) Cv Cs

Qm (m3/s)

P=0,01% 0,1% 0,5% 1% 5%

1 Sông Hinh 2.910 0,71 1,47 17.210 13.000 10.900 9.700 6.870 2 An Khê 1.110 0,50 0,80 4.190 3.480 2.970 2.730 2.140 3 Củng Sơn 6.510 0,60 1,22 31.800 25.400 20.900 18.900 14.000

Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi

Do đặc điểm địa hình các sông ngắn, dốc, cho nên thời gian duy trì các trận lũ thường chỉ 3-5 ngày. Tổng lượng lũ 1 ngày lớn nhất chiếm tới 40-50% tổng lƣợng của toàn trận lũ. Tại Củng Sơn, tổng lƣợng lũ 5 ngày lớn nhất đạt tới 2,507 tỷ m3 lũ vào năm 1993.

c. Dòng chảy kiệt

Trên sông Ba, dòng chảy kiệt thường xuất hiện trong tháng III hoặc tháng IV đối với các sông suối ở trung và thượng lưu và trong tháng IV hoặc tháng VII đối với các sông suối ở khu vực hạ lưu.

Modun dòng chảy kiệt những năm cạn kiệt nguồn nước nhất trên sông Ba theo số liệu thực đo các trạm thủy văn nhƣ bảng 3.7.

Bảng 3.7: Modun kiệt theo số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn Mmin (l/s.km2)

Trạm F LV (km2)

Mô đuyn kiệt ngày Mô đuyn kiệt tháng Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung

bình Lớn nhất Nhỏ nhất

An Khê 1350 3,51 7,85

(1999)

0,22

(1983) 5,64 11,0 (1997)

0,39 (1983) Krông H’năng 235 5,26 11,0

(1979)

2,55

(1996) 9,16 16,2 (1979)

5,40 (1983) Sông Hinh 747 6,67 11,1

(1994)

1,87

(1979) 12,3 24,2 (1992)

4,08 (1979) Củng Sơn 12410 2,32 6,45

(1999)

0,62

(1983) 4,22 11,2 (1997)

0,85 (1983) Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)