Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập và tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 41 - 48)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập và tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

2.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập 2.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ quản l nhà nước, cung cấp các dịch vụ công cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. Các dịch vụ công đó có thể là dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, thể dục, thể thao, du lịch, truyền thông, lao động, thương binh xã hội và các lĩnh vực sự nghiệp hác, được pháp luật quy định. Hoạt động cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực này được gọi là các hoạt động sự nghiệp

Là đơn vị sự nghiệp công, các đơn vị sự nghiệp này do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, sử dụng kinh phí và tài sản của Nhà nước để cung ứng các dịch vụ công cho nền kinh tế. Các hoạt động sự nghiệp không thuộc các ngành sản xuất vật chất mà thuộc các ngành dịch vụ. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan nhà nước và của xã hội.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập có thể được nhận diện qua một số tiêu chí sau: Được cơ quan nhà nước quyết định thành lập; Được Nhà nước cấp tài sản và kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu phí, lệ phí theo các chế độ mà Nhà nước quy định; Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý kế toán theo chế độ nhà nước quy định; Có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để kiểm soát các khoản thu, chi tài chính.

Đơn vị sự nghiệp công hác đơn vị sự nghiệp ngoài công lập ở chỗ, Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động. Hoạt động cung cấp dịch vụ của những đơn vị này không chỉ đáp ứng các nhu cầu của xã hội như các đơn vị sự nghiệp ngoài

công lập mà còn cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan Nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp công do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, sử dụng kinh phí và tài sản của Nhà nước để cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo công cho nền kinh tế. Như vậy, đơn vị giáo dục đào tạo công lập khác các đơn vị sự nghiệp công khác ở chỗ dịch vụ cung ứng của các đơn vị này là dịch vụ giáo dục đào tạo.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

2.1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm chung của các đơn vị sự nghiệp công, đồng thời có những đặc điểm riêng của nó.

Một là, đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Cũng như các đơn vị sự nghiệp công khác và khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo cho nền kinh tế nhưng mục đích chính hông phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp nói chung và hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng, để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường.

Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân.

Hai là, kết quả của hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo đa phần tạo ra các dịch vụ công, nhằm phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội.

Đây là đặc điểm riêng của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập.

Nhờ việc sử dụng các hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội được thuận lợi và ngày càng đạt

hiệu quả cao. Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo mang đến tri thức cho lực lượng lao động, bảo đảm cho nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Do đó, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ cũng như tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập luôn hướng về phục vụ lợi ích xã hội và cộng đồng. Trách nhiệm của các đơn vị này là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội [64, tr.47].

Ba là, hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.

Trong kinh tế thị trường, nhà nước tổ chức và duy trì các hoạt động sự nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhằm thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước trong mỗi thời kỳ đều có những chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, chẳng hạn như: chương trình xoá mù chữ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống AIDS…. Các chương trình này chỉ có nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả.

Bốn là, đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động

Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập do nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ quản l và đội ngũ nhà giáo giảng dạy và nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng. Kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở đào tạo chủ yếu do NSNN cấp toàn bộ.

Tuy nhiên, có những đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập có những nguồn thu thêm từ nguồn thu học phí, lệ phí và các khoản thu hác được giữ lại nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường. Cũng như các đơn vị sự nghiệp công hác, các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là đơn vị sự nghiệp công có thu, được nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo công lập nhằm giúp các trường chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao [65, tr.76].

2.1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Có nhiều loại đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập cũng gần giống với tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

* Phân loại dựa trên mức độ tự chủ về tài chính (tự chủ về nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập)

Để đo mức tự chủ về tài chính, người ta có thể sử dụng công thức sau:

Mức bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên =

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100%

Tổng số chi hoạt động thường xuyên Theo tiêu chí này, có bốn loại đơn vị tự chủ tài chính như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư. Đó là đơn vị sự nghiệp được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ (nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi và các nguồn thu hợp pháp hác), nhà nước không cấp kinh phí chi hoạt động thường xuyên;

đối với chi đầu tư đơn vị cũng được chủ động xây dựng các danh mục dự án đầu tư báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong cân đối nguồn lực hiện có và được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi hoặc nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (còn gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động). Đó là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%, trong đó nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (còn gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động). Đó là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%. Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt

động). Đó là đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống. Đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu, Nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

* Phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo

Theo tiêu chí này có thể có các loại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo công như sau:

- Đơn vị sự nghiệp giáo dục công bao gồm các đơn vị sự nghiệp công thực hiện chức năng giáo dục. Đó là các trường học là các cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non); các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công bao gồm các đơn vị sự nghiệp công thực hiện chức năng đào tạo. Đó là các trường phổ thông; các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm đào tạo; các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề; các Đại học, các trường đại học, cao đẳng, các học viện.

2.1.2. Khái quát về tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập 2.1.2.1. Khái niệm tài chính và hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

* Khái niệm tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập

Theo giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường đại học Kinh tế quốc dân, tài chính “là một phạm trù inh tế hách quan, gắn liền với inh tế hàng hóa và inh tế thị trường. Đó là hệ thống các quan hệ inh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản l và sử dụng các qũy tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”.

Theo quan điểm trên, tài chính được hiểu là quan hệ inh tế giữa các chủ thể nhằm hình thành, quản l và sử dụng các quỹ tiền tệ để có thể đạt được các mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế.

Trong nền kinh tế, có tài chính công (tài chính của Nhà nước) và tài chính tư (tài chính của các hộ gia đình và của các doanh nghiệp). Tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là một bộ phận quan trọng của tài chính công, đảm bảo

duy trì hoạt động của đơn vị trong thực thi các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Với cách hiểu như trên, có thể hiểu rằng, tài chính trong đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là các hoạt động thu và chi bằng tiền của đơn vị, phản ánh các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, do Nhà nước giao.

* Khái niệm hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Hoạt động tài chính là hoạt động phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái tiền tệ hay giá trị (chứ không phải dưới hình thái hiện vật). Ở phạm vi đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, hoạt động tài chính của những đơn vị này là hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính của đơn vị, được hình thành từ nhiều nguồn.

Như vậy hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập bao gồm hoạt động thu tài chính và hoạt động chi tài chính. Hoạt động thu tài chính của những đơn vị này để hình thành, tạo lập quỹ tài chính của đơn vị. Hoạt động chi tài chính là quá trình sử dụng các quỹ tài chính của đơn vị nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

2.1.2.2. Các hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập Như đã trình bày ở trên, hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập bao gồm hoạt động thu và hoạt động chi tài chính.

Hoạt động thu tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là các hoạt động tạo lập quỹ tài chính của đơn vị từ các nguồn khác nhau. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập gồm các nguồn từ NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác [27, tr.88].

Nguồn thu từ NSNN cấp bao gồm: Kinh phí để thực hiện các nghiệp vụ thường xuyên (bao gồm lương, phụ cấp và các kinh phí nghiệp vụ thường xuyên khác); Kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất hác được các cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thanh toán cho các đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước đặt hàng (như hảo sát, điều tra, quy hoạch

…) theo giá hoặc hung giá do nhà nước quy định; Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra; Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị bao gồm: Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN (phần được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước). Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí; Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này tuân thủ theo quyết định của thủ trưởng đơn vị và theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí, có tích lũy;

Các khoản thu hác theo quy định của pháp luật [27, tr.90].

Hoạt động chi tài chính trong ĐVSN giáo dục đào tạo công lập là việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị. Nguồn tài chính của đơn vị được sử dụng cho mục đích: Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển; Chi cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với NSNN.

Chi thường xuyên gồm chi hoạt động thường xuyên và chi hông thường xuyên. Chi hoạt động thường xuyên là các khoản chi đảm bảo các hoạt động thường xuyên của đơn vị trong một năm. Nó gồm các khoản chi sau: Chi thanh toán cá nhân (chi cho con người như chi lương, các hoản phụ cấp theo lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, inh phí công đoàn, chi phúc lợi tập thể cho giảng viên, cán bộ nhân viên; chi học bổng và trợ cấp cho học viên; tiền công thuê mướn...); Chi cho hoạt động chuyên môn (như chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, chi công tác phí, công vụ phí, điện nước, xăng xe, chi hội nghị về công tác quản lý, hội thảo, hội giảng, điện báo, điện thoại, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn...); Các khoản chi khác (như chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi bảo hiểm phương tiện, chi tiếp khách, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước và các khoản chi khác). Chi thường xuyên được cấp theo chế độ dự toán inh phí hàng năm (NSNN cấp). Chi hông thường xuyên gồm: chi mua sắm, sữa chữa nhỏ (theo quy định của Việt Nam, có giá trị dưới 15 tỷ), (như mua sắm tài sản phục vụ chuyên môn như ô tô, nhà cửa, thiết bị tin học...; sửa chữa tài sản cố định phục vụ chuyên môn như nhà

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)