Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập ở một số nước và Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 72 - 81)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập ở một số nước và Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập ở Trung quốc và Việt Nam

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc

Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào 13/3/1933, là cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp và lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin, cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội triết học của Đảng Cộng sản

Trung Quốc; là một cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, trận địa quan trọng trong việc học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê, Tư tưởng Mao Trạch Đông và hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; là nơi tăng cường rèn luyện tính Đảng của cán bộ Đảng viên. Tháng 3 năm 2018, căn cứ phương án đi sâu cải cách cơ cấu Đảng và Nhà nước của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, chức năng nhiệm vụ của Trường Đảng Trung ương đã được hợp nhất với Học viện Hành chính quốc gia thành Trường Đảng Trung ương, trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương Đảng.

Trường Đảng Trung ương Trung Quốc là đơn vị dự toán cấp 1, đầu mối làm việc với các bộ ngành về inh phí thường xuyên hàng năm, riêng vốn chi đầu tư phát triển để xây dựng các công trình mới Trường phải báo cáo qua Cục Quản lý Trung ương - cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng để thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban Cải cách phát triển Nhà nước (nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lý tài sản của Đảng). Về cơ chế Tài chính, trường Đảng có cơ chế riêng, không giống các trường đại học và cũng hông giống các đơn vị hành chính sự nghiệp (nằm giữa các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các trường đại học công).

* Về các khoản thu: Trong những năm gần đây, các nguồn thu của Trường Đảng TW cơ bản là ổn định, mức tăng giảm tương đối nhỏ qua các năm. Theo kết khảo sát của đoàn nghiên cứu tại trường Đảng Trung ương Trung Quốc năm 2018, tổng nguồn thu là 1 tỷ NDT, trong đó thu từ NSNN là 550 triệu NDT (chiến 57%

tổng nguồn thu); các nguồn thu từ học phí, đơn vị cấp dưới giao nộp, lợi tức, cho thuê phòng,… là 157 triệu NDT, chiếm khoảng 17%; các khoản thu từ hợp tác đào tạo, lớp tiến sỹ, lớp chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học…là 26,2 triệu NDT, chiếm 3%; các khoản dư năm trước còn tích lũy chuyển sang năm nay là 156 triệu NDT, chiếm 17%; quỹ sự nghiệp khoảng hơn 47 triệu NDT, chiếm 6% [97].

Đối với khoản inh phí thường xuyên từ NSNN cấp, cơ sở để tính toán mức NSNN cấp cho năm ế hoạch dựa trên số thực hiện của năm trước, các nhiệm vụ cụ thể của năm ế hoạch để xây dựng kế hoạch cho năm sau, sau đó tổ chức hội nghị thảo luận trong nội bộ trường để thống nhất và gửi Bộ Tài chính để cấp kinh phí.

Đối với thu học phí đào tạo: Trường không thu học phí học viên các lớp theo

chỉ tiêu của Trung ương giao, chỉ thực hiện thu học phí đối với loại hình đào tạo nghiên cứu sinh, các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, doanh nghiệp nhà nước,… Đây là những lớp mở ngoài theo nhu cầu. Đối với các lớp này, Nhà nước hông có quy định định mức cụ thể, Trường tự tính toán định mức thu dựa trên cơ sở mặt bằng giá cả thị trường đối với các chi phí như chi cho giảng viên, chi phí quản lý, chi phí thuê hội trường, chi phí điện, nước, chi phí hoạt động chuyên môn đảm bảo cho lớp học, chi phí ăn ở của học viên. Thông thường thì định mức thu do Trường quy định thấp hơn so với mặt bằng giá cả thực tế nhưng vẫn đảm bảo lấy thu bù chi. Ngoài ra, trường thực hiện thu dịch vụ đối với tài sản cho thuê như hội trường, nhà ở và một phần xã hội hoá khu thể thao, nhà ăn; thu từ tiền của doanh nghiệp cấp dưới nộp lên (Nhà xuất bản TW Trung quốc, tập san Trung ương Trung quốc) sau khi hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

* Về các khoản chi:

Nhóm chi hoạt động thường xuyên: Chủ yếu tập trung vào chi cho con người (chi lương và các hoản theo lương cho cán bộ thuộc biên chế gọi tắt là cán bộ đương chức); chi đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn, chi cho các dịch vụ công cộng. Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với định mức chi áp dụng tại các Trường Đảng. Các định mức chi hoạt động thường xuyên của Trường dựa trên kết quả thực hiện của năm trước và giá cả thực tế của thị trường. Ngoài ra việc chi thù lao cho các giảng viên, chuyên gia đến giảng tại Trường Đảng được thanh toán theo định mức quy định của Bộ Tài chính; các học viên theo học tại Trường được bố trí nơi ở và sử dụng các dịch vị như thư viện, rèn luyện thể thao… miễn phí, được hỗ trợ tiến ăn hàng ngày tuy thuộc đối tượng, chức danh cụ thể.

Nhóm chi cho công tác duy tu, sửa chữa và mua sắm tài sản: Đơn vị đưa các dự án này vào kế hoạch hàng năm để gửi Bộ Tài chính thẩm định và cấp phát kinh phí triển khai, tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc phân cấp như sau: Đối với các dự án duy tu, sửa chữa mà giá trị thi công trên 4 triệu NDT, dự án mua sắm nguyên vật liệu vượt quá 2 triệu NDT, dự án cung cấp dịch vụ, tư vấn vượt quá 1 triệu NDT và các dự án mua sắm hàng hóa trên 2 triệu NDT thì do Trung tâm Mua sắm

thuộc Cục Quản l Trung ương thực hiện công hai đấu thầu để chọn ra đơn vị thi công và giám sát; Đối với các dự án dưới mức quy định trên, Nhà trường được tự chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo hình thức phù hợp (có thể chỉ định thầu, tự mua sắm,…) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công khai.

Nhóm chi đầu tư xây dựng các công trình mới: Đây là nhóm chi hông cố định, phụ thuộc vào quy mô và tình hình triển khai của các dự án. Định kỳ căn cứ mức độ cấp thiết của từng dự án, Trường Đảng tổng hợp nhu cầu báo cáo trình Ủy ban Cải cách phát triển Nhà nước và Cục Quản l Trung ương (cơ quan thuộc Văn phòng Trung ương Đảng) để tiến hành đánh giá về tính tất yếu, tính khả thi, tính kinh tế, công năng xã hội… của dự án; trên cơ sở đó các cơ quan quản lý yêu cầu đơn vị hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp l có liên quan, xác định tổng mức đầu tư cụ thể trước khi phê chuẩn và chuyển cho Bộ Tài chính để cấp kinh phí thực hiện. Sau khi dự án hoàn thành phải tiến hành lập báo cáo quyết toán trình Trung tâm Thẩm tra kiểm toán thuộc Cục Quản l Trung ương phê duyệt.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ. Quy chế tổ chức và hoạt động được ban hành theo Quyết định số 477/TTg ngày 5/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó cơ quan này là đơn vị dự toán cấp 1 được Chính phủ giao quyền chủ động cao trong hoạt động tài chính. Nguồn inh phí hoạt động của ĐHQGHN bao gồm nguồn inh phí từ NSNN cấp, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong, ngoài nước và từ các cá nhân...

Là đơn vị đầu mối cấp I, làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với sự hỗ trợ của Chính phủ và của các bộ có liên quan, nguồn đầu tư của trường tăng trưởng liên tục. Phương thức phân bổ NSNN được nhận đã góp phần xác định nhiệm vụ của đơn vị, từ chỉ có 3 đơn vị dự toán cấp II, đến nay đã phát triển thành 24 đầu mối cấp II, III gồm: 09 đơn vị đào tạo có sử dụng ngân sách GD-ĐT; 08 trung tâm nghiên cứu hoa học có sử dụng inh phí nghiên cứu hoa học; 03 đơn vị phục vụ có sử dụng ngân sách GD-ĐT; 03 đơn vị sản xuất; 01 đơn vị quản l .

Văn phòng và một số ban chức năng thuộc hối cơ quan ĐHQGHN là những

cơ quan có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc ĐHQGHN quản l và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của ĐHQGHN.

Đại học quốc gia Hà Nội có ba cấp quản l hành chính: cấp ĐHQGHN, cấp trường hoặc hoa trực thuộc, cấp hoa trực thuộc trường.

Dựa trên NSNN cấp, đơn vị thực hiện trả lương cho cán bộ, công nhân viên, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, sửa chữa nhà cửa, nâng cấp cơ sở vật chất...

Đại học quốc gia Hà Nội được chi tiêu các hoản tiền Nhà nước cấp, trong hi ĐHQGHN sẽ quyết định đầu ra mà ĐHQGHN sẽ sản xuất. Việc cung cấp tài chính dựa trên đầu ra để trả tiền cho các dịch vụ mà ĐHQGHN cung cấp, Nhà nước mua các dịch vụ đó. Vấn đề ĐHQGHN cần quyết định phân bổ các nguồn lực như thế nào cho các đầu vào hác nhau nhằm tạo ra được đầu ra theo hợp đồng.

Riêng đối với inh phí chương trình mục tiêu, Nhà nước chủ yếu quan tâm đến hai trường Đại học Quốc gia lớn (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), NSNN luôn chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, học tập, cải tạo duy tu nhà cửa, lớp học, túc xá và thực hiện việc đổi mới chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo [19, tr.47].

Đối với việc thực hiện quy trình lập kế hoạch ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp 70 nguồn thu), hàng năm được NSNN cấp inh phí cho toàn bộ hoạt động của mình gồm có: inh phí sự nghiệp GD-ĐT, sự nghiệp inh tế, sự nghiệp KH-CN và môi trường, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các chương trình mục tiêu quốc gia để giúp đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị theo đúng ế hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Trong đó, nguồn inh phí đào tạo đại học được cấp theo chỉ tiêu học sinh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị về đào tạo bậc đại học. Bên cạnh đó, ngoài nguồn inh phí đào tạo đại học, hàng năm NSNN còn cấp cho các hoạt động đào tạo sau đại học, đào tạo lưu học sinh Lào và nghiên cứu hoa học,... theo nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể.

Hàng năm, hoảng tháng 6 của năm tài chính ĐHQGHN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau. Việc lập ế hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc phải dựa trên: Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của

đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với đơn vị; Các luật NSNN, KH- CN; chế độ, chính sách hiện hành; trong đó một số định mức chi thủ trưởng đơn vị được quyết định theo ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng ế hoạch phát triển inh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ĐHQGHN; Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu chi của các năm trước. Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN căn cứ vào hướng dẫn của ĐHQGHN để xây dựng ế hoạch ngân sách của đơn vị mình và gửi ĐHQGHN tổng hợp, làm cơ sở xây dựng ế hoạch ngân sách chung của ĐHQGHN và bảo vệ ế hoạch trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Nhìn chung có thể thấy quy trình lập ế hoạch ngân sách của ĐHQGHN là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN.

Đối với quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nguồn tài chính trong NSNN cấp cho đào tạo đại học chủ yếu tập trung cho các hoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác tổ chức quá trình giảng dạy, học tập theo qui chế chuyên môn hiện hành.

Đối với huy động và sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, mặc dù nguồn vốn trong NSNN có vai trò chủ đạo và quyết định, song đơn vị vẫn coi trọng nguồn vốn bổ sung ngoài ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, nguồn vốn này đã giữ vai trò đáng ể đối với quá trình phát triển của đơn vị và chủ yếu được hình thành từ các nguồn sau: thu lệ phí tuyển sinh, học phí, lệ phí ký túc xá;

thu từ dịch vụ xuất bản, phát hành sách, ấn phẩm; thu từ dự án sản xuất thử, thử nghiệm; thu từ nguồn tài trợ qua hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu hoa học. Nguồn inh phí ngoài NSNN của đơn vị chủ yếu được chi phục vụ cho các hoạt động, công việc sau: hỗ trợ hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ đào tạo (bồi dưỡng giảng dạy và phục vụ giảng dạy); tăng cường cơ sở vật chất (mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thuê cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị); hỗ trợ biên soạn giáo trình; hỗ trợ quản l chuyên môn, hành chính, đoàn thể;

chi hoạt động sự nghiệp GD-ĐT (hỗ trợ tổ chức thực tập, thi, hoạt động văn thể, hen thưởng học sinh, sinh viên); trích nộp cho các đơn vị phục vụ như: Trung tâm nội trú sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện và nộp cấp trên [19, tr.56].

Các giải pháp khai thác nguồn tài chính đào tạo đại học đã được ĐHQGHN triển khai thực hiện gồm:

Một là, phát huy thế mạnh của đơn vị dự toán cấp I, trên cơ sở chủ trương đầu tư trọng điểm của Nhà nước, đơn vị tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành liên quan để tạo cơ chế cho tiến hành hai thác tối đa các nguồn tài chính cho đào tạo đại học dựa trên cơ sở tận dụng đội ngũ cán bộ, thiết bị, hợp tác quốc tế, nghiên cứu hoa học và triển hai ứng dụng vào thực tiễn.

Hai là, tham gia thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài cho đào tạo, nghiên cứu hoa học, ứng dụng triển hai, các nguồn viện trợ, vay của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong nước và nước ngoài...

Ba là, huy động việc đóng góp thông qua mối quan hệ với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân trong và ngoài nước thông qua hoạt động đào tạo, dịch vụ đào tạo, nghiên cứu hoa học, triển hai ứng dụng vào thực tiễn.

Bốn là, phát triển các doanh nghiệp trực thuộc trong việc nghiên cứu hoa học, nâng cao chất lượng lao động, ứng dụng nghiên cứu, ứng dụng hoa học ỹ thuật vào lao động sản xuất.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng thực hiện một số giải pháp sử dụng nguồn tài chính đào tạo Đại học, bao gồm: Tăng cường nâng cấp, đầu tư về cơ sở vật chất, nhất là tài sản dùng chung như: phòng thí nghiệm, thư viện cho các trường và các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN; Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao iến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản l tài chính, đưa tiến bộ về công nghệ thông tin vào công tác quản l ; Tăng chi cho công tác giảng dạy, học tập, nâng cao chế độ đãi ngộ với giáo viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, tập trung nâng cấp hệ thống thư viện, trang thiết bị phòng thực hành, phòng thí nghiệm, đổi mới tài liệu giáo trình, hai thác tối đa hiệu quả đầu tư đối với các cơ sở vật chất dùng chung, thiết bị đã được đầu tư vào đào tạo, nghiên cứu hoa học và triển hai ứng dụng; Các kế hoạch quản l , sử dụng các nguồn inh phí của đơn vị, xác định cơ chế chi, các hoản mục đầu tư cần phù hợp đảm bảo yêu cầu của Nhà nước và nhiệm vụ được giao; Thực hiện phân cấp quản l tài chính, bộ máy ế toán, lãnh đạo công tác tài chính (chủ tài hoản), hệ thống định mức chi tiêu đúng, hợp l dựa

trên chính sách, chế độ của Nhà nước song có sự năng động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý tài chính; Tăng cường, chú trọng thực hiện việc iểm tra, đánh giá hoạt động tài chính, quản l tài sản [19, tr.69].

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Thứ nhất, với lợi thế về vị trí của đơn vị, chủ động, tích cực mở rộng hợp tác, liên kết với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng nguồn thu ngoài NSNN thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, trên cơ sở tiềm lực về đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học, cơ sở vật chất và uy tín của đơn vị.

Thứ hai, ưu tiên chi đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, trong đó, ưu tiên đầu tư cho giáo viên, nhà khoa học, cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn inh phí đầu tư này, bảo đảm vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả. Theo đó, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghiên cứu khoa học và tạo được uy tín, danh tiếng của đơn vị ở trong và ngoài nước. Điều đó, đến lượt nó, giúp cho đơn vị thuận lợi hơn trong việc thu hút sinh viên, học viên giỏi vào học tập, nghiên cứu tại đơn vị, thu hút các tổ chức, đơn vị có năng lực khoa học, có tiềm lực tài chính, thu thút các nhà khoa học giỏi, có trình độ cao ở trong và ngoài nước hợp tác với đơn vị nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo. Theo đó, đơn vị có điều kiện mở rộng nguồn thu và tăng thu ngoài ngân sách cho đơn vị ngày càng lớn hơn.

Thứ ba, với lợi thế của đơn vị, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan quản l nhà nước về cơ chế chính sách cho đơn vị để có thể được tự chủ nhiều hơn trong quản lý tài chính và nhiều mặt khác.

Thứ tư, đổi mới quản lý tài chính trong cơ sở GDĐT công lập phù hợp với những ứng dụng của tiến bộ KHCN, thông tin. Thiết kế mô hình, phần mềm quản lý chung cho cả hệ thống để dễ dàng trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra. Phân bổ NSNN cho từng lĩnh vực, từng đơn vị cụ thể, việc phân bổ NSNN cần gắn với hiệu quả đầu ra, căn cứ vào kết quả kiểm định của cơ quan iểm định độc lập và xây dựng thang đo đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể.

Thứ năm, hoàn thiện bộ quy định quản lý các nguồn thu. Quy định quản lý các

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)