Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
3.1. Khái quát về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1949, trải qua nhiều thời kỳ, đến nay đã hơn 70 năm. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện cũng thay đổi qua từng thời kỳ.
* Thời kỳ thành lập, phục vụ kháng chiến chống thực dân pháp (1949 -1954) và đế quốc Mỹ (1954 -1975)
Tháng 1 năm 1949, Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái được thành lập, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cán bộ phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.
Từ năm 1954, Trường được đổi tên thành Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, đến 1962, được đổi thành Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 26/3/1962 của Bộ Chính trị. Trong thời kỳ này, Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ yêu cầu của Đảng về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn này. Trường đã mở lớp đào tạo l luận dài hạn đầu tiên tại Hà Nội (9/1957). Từ đây, công tác đào tạo cán bộ của Đảng được thực hiện với quy mô lớn hơn và cơ bản hơn.
* Thời kỳ thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975 -1985)
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất (năm 1975), Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương chuyển sang thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng trọng thời kỳ mới Đảng lãnh đạo đất nước khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Bên cạnh đó, Trường còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu l luận, tổng ết thực tiễn cách mạng của Đảng, góp phần phục vụ giảng dạy và đóng góp xây dựng đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời ỳ mới. Tháng 7/1977,
Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương được đổi tên thành Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc với chức năng và nhiệm vụ mới. Quy mô và loại hình đào tạo của Trường thay đổi nhanh chóng. Ngoài các lớp đào tạo l luận chính trị cho các cán bộ cao trung cấp, Trường còn có các lớp chuyên tu, nghiên cứu sinh của một số chuyên ngành.
Tháng 2 năm 1978, Cơ sở 2 của Trường được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Miền Nam.
Cho đến năm 1983, đào tạo cán bộ tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc thuộc hệ đào tạo riêng biệt của Đảng, nằm ngoài hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia, với quy chế riêng. Ngày 20/6/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 163-CT, quy định đào tạo của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc được thống nhất với hệ thống đào tạo quốc gia về quy chế đào tạo đại học và sau đại học.
* Thời kỳ thực hiện nhiệm vụ của công cuộc Đổi mới 1986 đến nay)
Trong giai đoạn này, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trải qua nhiều lần được bổ sung, điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ, cơ cầu tổ chức và đổi tên. Năm 1986, Trường được chuyển thành Học viện Khoa học xã hội mang tên Nguyễn Ái Quốc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc) theo Nghị quyết số 34/NQ-TW của Bộ Chính trị. Năm 1987, Học viện được sáp nhập thêm Trường Chính trị đặc biệt và Trường Nguyễn Ái Quốc X và nhận thêm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao, trung cấp giúp Đảng hai nước bạn Lào và Căm pu chia.
Từ năm 1993, Học viện Nguyễn Ái Quốc được đổi thành HVCTQG Hồ Chí Minh, trong đó, có thêm các phân viện trực thuộc gồm Phân viện Hà Nội, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng, Phân viện Báo chí và Tuyền truyền theo Quyết định số 61/QĐ-TW ngày 10-3-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII). Các phân viện này được hình thành từ các trường Nguyễn Ái Quốc hu vực I, II, III và Trường Đại học Tuyên giáo. Theo Quyết định này, "HVCTQG Hồ Chí Minh” trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP, ngày 22-6-1993 quy định: "HVCTQG Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Chính phủ".
Năm 1996, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được hợp nhất với HVCTQG Hồ Chí Minh và tên Học viện vẫn được giữ nguyên (Quyết định số 07/QĐ-TW ngày 30/10/1996 của Bộ Chính trị).
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện tiếp tục được mở rộng với việc các phân viện trực thuộc được chuyển thành các Học viện chính trị khu vực (Học viện Chính trị khu vực I, II, III, Học viện Báo chí - Tuyên truyền), đồng thời, Học viện Chính trị khu vực IV được thành lập thêm (theo Quyết định số 149/QĐ- TW, ngày 02-8-2005 của Bộ Chính trị, Khóa IX, Nghị định số 48/2006/NĐ-CP, ngày 17-5-2006 của Chính phủ).
Tháng 5 năm 2007, HVCTQG Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính được hợp nhất thành Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, theo đó chức năng của Học viện cũng được tăng thêm. (theo Quyết định số 60-QĐ/TW, ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị). Sau bảy năm hợp nhất, đến tháng 1 năm 2014, chức năng và tên của Học viện được điều chỉnh với việc Học viện Hành chính được tách hỏi Học viện và được chuyển về Bộ Nội vụ. Học viện lấy lại tên cũ, từ trước năm 2007 - HVCTQG Hồ Chí Minh (Quyết định số 224- QĐ/TW, ngày 06-01-2014 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HVCTQG Hồ Chí Minh).
Từ ngày 08/8/2018, HVCTQG Hồ Chí Minh tiếp tục có sự thay đổi quan trọng về vị trí, Học viện chính thức hông còn là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ và chỉ là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương (Quyết định 145- QĐ/TW, ngày 8/8/2018 của Bộ Chính trị, Khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của HVCTQG Hồ Chí Minh).
Như vậy, trong giai đoạn 2005 - 2018, chức năng và cơ cấu tổ chức của Học viện đã có 04 lần thay đổi và Học viện có hai lần đổi tên.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Về chức năng, nhiệm vụ của HVCTQG Hồ Chí Minh
Theo Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị, Khóa XII, HVCTQG Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư. Học viện là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị;
trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.
Về bộ máy tổ chức của HVCTQG Hồ Chí Minh
Học viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao bằng bộ máy tổ chức với cơ cấu được quy định trong Quyết định số 145-QĐ/TW và được minh họa trên Hình 2.1.
Bộ máy tổ chức của HVCTQG Hồ Chí Minh gồm Ban Giám đốc; 28 đơn vị trực thuộc Học viện và 05 học viện khu vực. Trong đó, 28 đơn vị trực thuộc tại Trung tâm Học viện gồm 16 viện, 01 Tạp chí, 01 Nhà xuất bản, 06 vụ và 04 đơn vị chức năng. Năm học viện khu vực gồm Học viện Chính trị khu vực I, II, II, IV (tương ứng, lần lượt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tại Trung tâm Học viện, các vụ và đơn vị chức năng thực hiện chức năng của Học viện về tổ chức, quản l , điều hành hoạt động chung của cả hệ thống Học viện, kiểm tra việc thực hiện các quy định, kế hoạch, chương trình công tác trong toàn Học viện; chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, ế hoạch công tác (ngắn hạn, dài hạn) của Học viện; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị xây dựng các văn bản quản lý của Học viện; thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của toàn hệ thống Học viện,...Các viện nghiên cứu, giảng dạy và đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý phục vụ giảng dạy, học tập và cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Hình 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức của Học viện Nguồn:Cổng thông tin điện tử HVCTQG Hồ Chí Minh
Học viện khu vực (I, II, III, IV) là đơn vị trực thuộc HVCTQG Hồ Chí Minh, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xác định theo phân cấp của Giám đốc Học viện; nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị do Học viện giao.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học xã hội nhân văn hác; nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông.
3.1.3. Bộ máy quản lý tài chính của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị thuộc Học viện, thực hiện chức năng tham mưu trong quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư và xây dựng của Học viện.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với những đơn vị có liên quan thuộc Học viện trong lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư và xây dựng dài hạn, ngắn hạn của các đơn vị, trình Giám đốc Học viện xem xét, quyết định. Vụ còn có nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng và thẩm định kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, dự toán ngân sách hằng năm của các đơn vị trực thuộc Học viện, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp trình Giám đốc Học viện quyết định trước khi báo cáo và thuyết minh với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Vụ cũng là cơ quan có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, trình Giám đốc Học viện quyết định: kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, kinh phí (bao gồm cả các dự án hợp tác, tài trợ, viện trợ) thuộc phạm vi quản lý, điều hành của Giám đốc Học viện;
phương án phân bổ dự toán ngân sách hằng năm của Học viện. Vụ Kế hoạch - Tài chính còn có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Học viện triển khai thực hiện các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, tài sản, đầu tư và xây dựng, kế toán, kiểm toán và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Học viện nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng của Học viện, bảo đảm phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và đặc điểm hoạt động của Học viện.
Hơn nữa, Vụ là cơ quan tham mưu trình Giám đốc Học viện quyết định việc giao, điều chỉnh và công khai dự toán thu, chi ngân sách của Học viện; tổ chức quyết toán các nguồn kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, trình Giám đốc Học viện phê duyệt; tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước của Học viện, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước và thông báo công khai quyết toán ngân sách của Học viện;
tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, kinh phí của Học viện.
Về quản lý tài sản, Vụ có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý
thống nhất tài sản của Học viện được Nhà nước giao; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xây dựng và trình Giám đốc Học viện ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động của các đơn vị trực thuộc Học viện; xem xét, thẩm định các thủ tục về hồ sơ liên quan đến cơ sở vật chất trong việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Học viện; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Học viện thực hiện đăng ký quyền sử dụng tài sản, tổng hợp kết quả kiểm kê, tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tài sản công của Học viện và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của toàn Học viện.
Về quản lý đầu tư và xây dựng, Vụ thực hiện chức năng của Học viện quản lý thống nhất đầu tư và xây dựng của toàn Học viện; trình Giám đốc Học viện quyết định việc phân bổ, thông báo, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hằng năm (nếu cần thiết) cho danh mục các dự án, công trình theo kế hoạch được phê duyệt; thực hiện công khai vốn đầu tư; tổ chức thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư; thực hiện công khai quyết toán vốn đầu tư; tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Học viện.
Về kiểm tra, giám sát, Vụ thực hiện việc kiểm tra, giám sát và kiến nghị Giám đốc Học viện xử lý các vi phạm về quản lý tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản được giao, sử dụng vốn đầu tư tại các đơn vị trực thuộc Học viện; tiến hành kiểm tra và thẩm định cơ sở pháp lý của những văn bản thuộc lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng do thủ trưởng các đơn vị trực thuộc ban hành. Vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng đề án hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của Học viện; tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính, tài sản, đầu tư và xây dựng của Học viện. Đồng thời, Vụ cũng có chức năng phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức bộ máy kế toán; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị trực thuộc Học viện; chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng của các đơn vị trực thuộc.
Với những chức năng, nhiệm vụ đó, bộ máy tổ chức của Vụ Kế hoạch - Tài chính được cơ cấu như sau: Lãnh đạo Vụ gồm 1 Vụ trưởng và hai Phó Vụ trưởng);
bốn phòng chuyên môn nghiệp vụ là: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp (gồm 5 người, trong đó có 1 Phó trưởng phòng phụ trách), Phòng Quản lý tài chính (gồm 5 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 1 Phó trưởng phòng), Phòng Quản lý đầu tư xây dựng (gồm 6 người, trong đó có 02 Phó trưởng phòng), Phòng Quản lý công sản (gồm 4 người, trong đó có 01 Phó phòng phụ trách). Tổng số cán bộ của Vụ là 23 người. Tuy nhiên, từ tháng 6/2019, bộ máy tổ chức của Vụ không còn các phòng và chỉ còn Lãnh đạo vụ với 01 Vụ trưởng và 02 Phó Vụ trưởng.
Các cán bộ, công chức Vụ Kế hoạch - Tài chính của Học viện CTQG HCM đều có trình độ đào tạo đại học, trung cấp lý luận chính trị trở lên, có nghiệp vụ vững vàng, được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
Tại các học viện trực thuộc (đơn vị dự toán cấp III) của Học viện CTQG HCM, quản l tài chính được thực hiện bởi bộ phận Kế hoạch - Tài vụ. Các đơn vị dự toán được phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi.