Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 142 - 157)

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính mạnh hơn cho các đơn vị dự toán

Cơ chế phân cấp QLTC của Học viện trong thời kỳ tới cần phải được hoàn thiện ở một số điểm như sau:

Về phân cấp QLTC mua sắm, sửa chữa nhỏ

Một là, thực hiện các mức độ phân cấp quản l hác nhau đối với các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện. Ở những đơn vị dự toán có quy mô mua sắm, sửa chữa không lớn như Học viện CT Khu vực III và Khu vực IV, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, các Ban quản l đề án, Học viện có thể duy trì mức phân cấp cũ là 500 triệu đồng/dự án. Đối với các đơn vị dự toán còn lại, có quy mô mua sắm sửa chữa lớn hơn, Học viện có thể nâng mức phân cấp lên 1 tỷ đồng/dự án.

Hai là, cần quy định các đơn vị dự toán trực thuộc phải thực hiện kế hoạch cả gói, một lần kế hoạch mua sắm, sửa chữa đã được phân cấp để thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu.

Ba là, Học viện chỉ phê duyệt bổ sung kế hoạch sửa chữa những tài sản hư hỏng đột xuất, 1 lần trong năm, hông thực hiện bổ sung nhiều lần trang thiết bị cho cán bộ. Theo đó, việc mua sắm trang thiết bị cho cán bộ mới được bổ nhiệm, mới được tuyển dụng chỉ được phê duyệt 1 lần, trong kế hoạch mua sắm bổ sung và sửa chữa đầu năm của các đơn vị.

Về phân cấp QLTC các đề tài cơ sở.

Một là, căn cứ vào đặc điểm, tính chất nghiên cứu khoa học ở các đơn vị khác nhau, Học viện cần có quy định các mức sàn và mức trần kinh phí cho một đề tài cơ sở cho phù hợp, đủ đảm bảo mức kinh phí thực sự là điều kiện cần cho chất lượng đề tài được nghiên cứu. Theo tác giả, mức kinh phí sàn - trần áp dụng cho đề tài cơ sở (với đối tượng nghiên cứu là các cán bộ trẻ, học viên, sinh viên tham gia) có thể là 20 - 40 triệu đồng/đề tài và đối với các đề tài cơ sở (với đối tượng nghiên cứu là các cán bộ, giảng viên đã có inh nghiệm nghiên cứu), mức sàn có thể từ 40 triệu đồng/đề tài đến 70 triệu đồng/đề tài.

Hai là, Học viện cần xây dựng quy chuẩn của đề tài cơ sở. Đây là cơ sở cho các đơn vị xác định những vấn đề nghiên cứu đủ tầm, đủ lớn để được coi là đề tài cơ sở, tránh được tình trạng chọn vấn đề nghiên cứu quá nhỏ hoặc quá lớn, nằm ngoài phạm vi về quy mô của một đề tài cơ sở. Học viện sẽ chỉ cấp kinh phí cho những đề tài cơ sở đúng quy chuẩn, đúng tầm.

Ba là, đổi mới quy trình phê duyệt phân bổ inh phí đề tài khoa học cấp cơ sở. Quy trình đó có thể bao gồm 4 bước:

Thiết lập và công bố cho các đơn vị dự toán các căn cứ phân bổ kinh phí nghiên cứu đề tài cơ sở bao gồm các tiêu chí về mức độ ưu tiên nghiên cứu của các đề tài của các đơn vị, lực lượng cán bộ nghiên cứu và nguồn tài chính thực tế của Học viện;

Các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học trung hạn (3 năm) của đơn vị. Trong đó: Xác định những vấn đề, nhóm vấn đề nghiên cứu cho từng năm của toàn đơn vị; Xác định thứ tự ưu tiên các viện, các hoa có đề tài, nhóm đề tài cần được ưu tiên phân bổ kinh phí trong từng năm (thứ tự này do các đơn vị dự toán lựa chọn, dựa trên mức độ cấp thiết, tính thời sự của vấn đề nghiên cứu, dựa trên nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực của cán bộ, giảng viên…); Lập danh sách giảng viên, nghiên cứu viên của đơn vị tham gia thực hiện các đề tài cơ sở (nên ưu tiên cho đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ là cán bộ, giảng viên trẻ).

Hội đồng thẩm định của Học viện xem xét mức độ ưu tiên và sắp xếp thứ tự ưu tiên các đơn vị dự toán trong việc phân bổ kinh phí nghiên cứu đề tài cơ sở của từng năm. Thứ tự ưu tiên và mức độ ưu tiên được căn cứ vào tính cấp thiết, tính thời sự của những vấn đề nghiên cứu và các nhu cầu khác của các đơn vị dự toán. Đồng thời, Học viện căn cứ vào nguồn kinh tế tài chính thực tế của từng năm để phân bổ kinh phí nghiên cứu đề tài cơ sở cho các đơn vị dự toán. Mức inh phí được phân bổ sẽ theo mức độ ưu tiên của những đề tài, nhóm đề tài thuộc các đơn vị dự toán;

theo số lượng cán bộ nghiên cứu. Những đơn vị dự toán có nhóm đề tài cơ sở được ưu tiên nghiên cứu sẽ được phân bổ inh phí trước và nhiều hơn những đơn vị khác.

Những đơn vị khác sẽ được phân bổ kinh phí sau hoặc ít hơn.

Các đơn vị dự toán được phân bổ kinh phí sẽ chủ động triển khai kế hoạch nghiên cứu các đề tài cơ sở, QLTC các đề tài cơ sở với sự giám sát của Học viện.

Quy trình này được công bố và thực hiện công khai, minh bạch.

Giải pháp trên đây bảo đảm phân cấp QLTC đề tài cơ sở ở Học viện được thực hiện chủ động, có kế hoạch. Nguồn kinh phí cho nghiên cứu đề tài khoa học được sử dụng một cách tập trung cho những vấn đề cấp thiết, đúng mục đích, hông bị phân tán và sẽ có hiệu quả hơn. Các đơn vị dự toán chủ động hơn trong tổ chức thực hiện quản lý tài chính do kế hoạch được làm trong ba năm. Theo đó, tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý tài chính của Học viện và của các đơn vị dự toán trực thuộc, tiết kiệm được thời gian, công sức của những người tham gia vào quy trình phê duyệt và phân bổ kinh phí nghiên cứu đề tài cơ sở.

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước và quy định quản lý tài chính nội bộ của Học viện

Trong thời gian tới, Học viện cần hoàn thiện, bổ sung, cập nhật, hệ thống văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện chế độ của Nhà nước về thu chi, lập ngân sách, qui trình quản lý khấu hao tài sản, trích lập các quỹ, mức độ tự quyết tài chính, các mẫu bảng biểu sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của Học viện, để thống nhất sử dụng trong toàn hệ thống. Học viện cần có hướng dẫn đầy đủ, cụ thể tất cả quy định về chế độ, chính sách, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước mới được ban hành, bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh trong năm.

Việc hướng dẫn phải bảo đảm các văn bản của Nhà nước ban hành phải được hiểu và nhận thực thống nhất trong tất cả các ĐVDT trực thuộc. Trong các văn bản hướng dẫn, cần có nhấn mạnh, chỉ rõ những điểm thay đổi, bổ sung, điều chính của Nhà nước so với các quy định cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVDT trực thuộc tiếp cận các quy định mới được nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, tiết kiệm thời gian nghiên cứu văn bản, chính sách của các đơn vị này.

Mặt hác, để khắc phục tình trạng do hông đủ thời gian và hạn chế về nguồn lực mà có quá nhiều văn bản chính sách điều chỉnh, bổ sung và chính sách mới được Nhà nước ban hành trong năm đã hông được hướng dẫn và tập huấn, trong thời gian tới, việc hướng dẫn cần được thực hiện thông qua thư điện tử, tập

huấn trực tuyến để bảo đảm các văn bản không chỉ được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời mà còn tiết kiệm nhiều chi phí (chi phí thời gian, tài chính và nhiều chi phí khác).

Về hoàn thiện các quy định về quản lý tài chính nội bộ, trong thời gian tới, Học viện cần hoàn thiện, bổ sung một số quy định về quản lý tài chính của Học viện.

Quy định mức chi thù lao cho giảng viên giảng các lớp cao cấp lý luận tại chức của toàn hệ thống Học viện. Theo đó, mức chi này ở các đơn vị trong toàn hệ thống cần được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn hoặc được quy định thống nhất trong toàn hệ thống, bảo đảm tính công bằng. Có nhiều khoản chi cho con người với những mức chi khác nhau tại các đơn vị thuộc hệ thống Học viện. Tuy nhiên, mức chi thù lao giảng dạy cho giảng viên cần được điều chỉnh và quy định thống nhất trong toàn hệ thống Học viện. Bởi lẽ, giảng viên là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện và là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng giảng dạy, đào tạo của Học viện. Mức chi cho giảng viên không chỉ là khoản thù lao cho họ mà ở một khía cạnh hác đó còn là sự đánh giá năng lực, trình độ của họ. Việc điều chỉnh mức thù lao giảng dạy cho giảng viên trong toàn hệ thống là sự cần thiết, đảm bảo sự công bằng, tạo động lực cho giảng viên. Dĩ nhiên, nếu chỉ có một mức thù lao cho mọi giảng viên trong toàn hệ thống Học viện cũng chưa thể nói là bảo đảm có sự công bằng trong đánh giá, nhưng mức thù lao cho giảng viên ở Trung tâm Học viện hiện thấp hơn ở một số học viện khu vực, khó có thể được coi là công bằng.

Quy định thống nhất chung trong toàn hệ thống Học viện về chi một số dịch vụ như dịch vụ căng tin (dịch vụ cung cấp xuất ăn, giải khát); bảo vệ, trông giữ xe và dịch vụ vệ sinh. Theo đó, các ĐVDT trực thuộc sẽ không sử dụng biên chế vào những dịch vụ này mà phải thuê và chi trả chi phí dịch vụ cho các công ty chuyên cung ứng những dịch vụ này. Điều này sẽ giúp cắt giảm được biên chế và chi phí thường xuyên cho những những dịch vụ này nếu Học viện tự thực hiện. Đồng thời bảo đảm các dịch vụ được cung ứng sẽ có chất lượng hơn do chúng được các công ty chuyên nghiệp cung cấp, nâng cao được hiệu quả khoản chi tài chính cho những dịch vụ này. Học viện cần có quy định lộ trình cụ thể và phù hợp cho từng đơn vị trong việc thực hiện quy định này, bảo đảm đến năm 2025, tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Học viện sẽ thống nhất thực hiện quy định thuê và chi trả phí dịch vụ cho các công ty bên ngoài cung ứng các dịch vụ nói trên.

Quy định về khai thác một số nguồn thu (thu thường xuyên từ đào tạo sau đại học và thu hông thường xuyên từ các lớp nguồn cấp huyện, cấp tỉnh ở các địa phương) của toàn hệ thống Học viện.

Học viện cần hỗ trợ các đơn vị chưa đủ điều kiện đào tạo sau đại học - sau đây gọi là đơn vị phụ (Học viện khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4) bằng việc quy định các đơn vị có đủ điều kiện đào tạo sau đại học - sau đây gọi là các đơn vị chính (Trung tâm Học viện, Học viện khu vực 1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tổ chức mở các lớp đào tạo sau đại học và đặt tại cơ sở ở các đơn vị phụ. Đơn vị chính sẽ chịu trách nhiệm chính về giảng dạy, đào tạo và quản lý tài chính của các lớp sau đại học. Các đơn vị phụ chịu trách nhiệm tổ chức tuyển sinh và phổi hợp với đơn vị chính lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức thi, bảo vệ luận văn,.. Đơn vị phụ tham gia giảng dạy với một tỷ lệ xác định, phù hợp với khả năng từng đơn vị, đồng thời được hưởng inh phí đào tạo theo tỷ lệ đã đóng góp vào quá trình đào tạo.

Về mở rộng, khai thác nguồn thu tài chính từ các lớp nguồn ở các địa phương, Học viện cần có quy định mỗi đơn vị thuộc hệ thống Học viện được chủ động liên kết với các địa phương mở các lớp nguồn trong vùng đã được quy định trong chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Mức inh phí đào tạo cho mỗi học viên các lớp nguồn cần được quy định thống nhất trong toàn hệ thống Học viện (ngoại trừ chi phí đi lại của giảng viên và các chi phí khác). Mức này được xác định trên cơ sở chất lượng dịch vụ được Học viện cung cấp và có tham khảo mức kinh phí dịch vụ tương tự của các đơn vị khác ngoài Học viện, để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp, địa phương đề nghị liên kết trực tiếp với đơn vị thuộc hệ thống Học viện nhưng nằm ngoài vùng theo quy định, (ví dụ, tỉnh Kiên Giang đề nghị Học viện trung tâm liên kết mở lớp nguồn của tỉnh), Học viện cần có quy định cụ thể đơn vị chính chịu trách nhiệm giảng dạy là đơn vị được mời, (trong ví dụ là Học viện trung tâm).

Đồng thời, đơn vị chính phải có trách nhiệm hỗ trợ đơn vị có trụ sở trong vùng đó về chuyên môn (trong ví dụ là Học viện Khu vực 4) thông qua việc đơn vị sở tại được tham gia giảng dạy với một tỷ lệ xác định. Hai đơn vị tham gia giảng dạy lớp nguồn đó sẽ được hưởng kinh phí tài chính từ nguồn thu này, sau khi trừ các loại chi phí) với tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi bên.

Tỷ lệ tham gia giảng dạy của đơn vị chính, phụ do Giám đốc Học viện quyết định trên cơ sở bàn bạc thống nhất của các đơn vị thực hiện.

Những giải pháp này vừa bảo đảm khuyến hích tính năng động, tự chủ của các đơn vị, vừa hỗ trợ các đơn vị mới chưa đủ điều kiện đào tạo sau đại học hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo có thể nâng cao được năng lực, trình độ chuyên môn, tiến tới có đủ điều kiện đào tạo sau đại học hoặc có thể tự đảm đương được hoàn toàn các nội dung đào tạo mới. Hơn nữa, các đơn vị này vừa có thêm nguồn thu tài chính, đồng thời, hai thác được khả năng của các đơn vị trong toàn hệ thống, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Học viện và nâng cao uy tín, vị thế của Học viện.

Quy định khuyến hích các đơn vị chủ động, tích cực tăng chi đầu tư phát triển, không ỷ lại, trông chờ vào nguồn NSNN cấp.

Học viện có thể có quy định, nếu đơn vị nào có thể đáp ứng inh phí đầu tư một dự án với tỷ lệ xác định, Học viện sẽ phân bổ phần kinh phí còn lại của dự án với tỷ lệ lớn hơn (tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh tùy từng dự án và tùy điều kiện NSNN của Học viện do Nhà nước cấp).

Cần hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả của chi tài chính, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần giúp nâng cao thu nhập cho người lao động. Cần bổ sung các quy định cụ thể về tự kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy chế, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch.

4.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch tài chính Trong thời gian tới, việc xây dựng kế hoạch tài chính của Học viện cần được hoàn thiện và tập trung ở một số điểm sau đây:

Kế hoạch tài chính phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch công tác tổng thể của Học viện. Xây dựng kế hoạch tài chính phải thống nhất với các kế hoạch công tác cụ thể khác của Học viện như ế hoạch đào tạo, kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch hợp tác quốc tế, phải gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch đó bảo đảm tính tổng thể của các loại kế hoạch công tác của Học viện.

Kế hoạch tài chính của Học viện phải được xây dựng dựa trên đầy đủ tất cả các căn cứ như ế hoạch tài chính năm trước, dự báo tình hình nhiệm vụ của Học

viện trong năm ế hoạch, số kiểm tra được Bộ Tài chính giao cho Học viện trước khi lập dự toán NSNN hàng năm... Đặc biệt, trong thời gian tới, việc xây dựng kế hoạch tài chính của Học viện nhất thiết phải rất chú ý tới số kiểm tra được Bộ Tài chính giao cho Học viện và tình hình chung về thực tế NSNN của cả quốc gia trong năm ế hoạch, bảo đảm kế hoạch tài chính của Học viện được xây dựng không thoát ly quá xa thực tế. Theo đó, Học viện cần yêu cầu các đơn vị xây dựng dự toán NSNN không được thoát ly số kiểm tra, đồng thời có quy định dự toán thu từ NSNN hàng năm do các đơn vị xây dựng chỉ được cao hơn năm trước từ 13% -15%, nhằm khắc phục tình trạng số dự toán thu NSNN hàng năm cao hơn rất nhiều so với số được phê duyệt.

Mặt khác, số dự toán thu sự nghiệp hàng năm của các đơn vị cũng cần được quy định phải cao hơn số thực tế của năm trước ít nhất 5% -10 % (tùy từng đơn vị). Giải pháp này không chỉ khắc phục tình trạng số thu sự nghiệp thực tế của các đơn vị thường cao hơn số kế hoạch, mà còn đòi hỏi các ĐVDT trực thuộc nỗ lực mở rộng nguồn thu, chủ động tìm nguồn để tăng đầu tư phát triển, tránh trông chờ, ỷ lại vào NSNN.

Hơn nữa, giải pháp này còn giảm được chi phí làm kế hoạch tài chính do phải thay đổi, chỉnh sửa kế hoạch nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế ngân sách của quốc gia, nguồn vốn luôn trong tình trạng hó hăn.

Đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho các ĐVDT trực thuộc. Theo đó Học viện cần xác định những ưu tiên và thứ tự ưu tiên chi NSNN cho từng năm (thứ tự lĩnh vực ưu tiên và thứ tự đơn vị ưu tiên). NSNN sẽ được phân bổ theo thứ tự ưu tiên đó.

Với cơ chế phân bổ này, có thể có những năm, có những đơn vị không có hoặc có rất ít kinh phí nghiên cứu khoa học hoặc inh phí đầu tư xây dựng cơ bản, có những đơn vị được ưu tiên tập trung NSNN chi cho một trong hai lĩnh vực này. Giải pháp này sẽ khắc phục tình trạng “cào bằng” trong phân bổ NSNN hàng năm cho các đơn vị, khắc phục tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong chi tiêu cho nghiên cứu khoa học và đầu tư phát triển ở các đơn vị và trong toàn hệ thống Học viện.

Học viện cần ưu tiên chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động duy tu bảo dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển, bảo đảm phát triển bền vững của từng đơn vị và của cả Học viện. Việc xây dựng và lập dự toán chi ngân sách về chi đầu tư xây dựng cơ bản của các ĐVDT cần chú trọng ưu tiên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quản lý tài chính tại học viện chính trị quốc gia hồ chí minh (Trang 142 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)