Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
4.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
4.1.1 Định hướng phát triển và dự báo về tài chính của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tới năm 2025
4.1.1.1. Định hướng phát triển của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tới năm 2025
Trong giai đoạn tới năm 2025, HVCTQG Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản l cho Đảng và toàn hệ thống chính trị; nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, góp phần vào xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này, Học viện còn thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện xác định coi trọng việc giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng và rèn luyện tác phong chuẩn mực cho đội ngũ giảng viên, học viên...; thực hiện thật tốt vai trò là trung tâm quốc gia hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xây dựng Đảng, giảng viên lý luận chính trị cho các trường chính trị, các trường cán bộ và các trường đại học trong cả nước. Học viện xác định rõ đối tượng đào tạo, ưu tiên chất lượng đào tạo thay vì thiên về số lượng và quy mô. Thực hiện đa dạng hóa các chương trình đào tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên khác nhau; chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các chức danh lãnh đạo, quản l theo hướng thiết thực, vừa trang bị tầm nhìn, tư duy chiến lược, phương pháp làm việc, vừa gắn với việc xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước.
Về nghiên cứu khoa học, trong thời ký tới 2025, Học viện sẽ đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học gắn với đổi mới cơ chế quản lý khoa học trong điều kiện mới.
Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng nghiên cứu chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu tổng kết thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viện, phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.
Học viện ưu tiên nhiều hơn các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục chính trị và tư vấn chính sách…. Có ba vấn đề cấp bách đặt ra đối với nghiên cứu hoa học của Học viện trong tình hình mới là: Phải xác định rõ dạng sản phẩm cụ thể của hoạt động nghiên cứu hoa học gắn với từng lĩnh vực ứng dụng và phương thức iểm định chất lượng sản phẩm; Đổi mới cơ chế, mô hình tổ chức nghiên cứu hoa học hiệu quả, thiết thực, Phát huy thế mạnh của đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện.
Mặt khác, nghiên cứu khoa học vủa Học viện sẽ chú trọng tổng kết thực tiễn và bổ sung và hoàn thiện lý luận, củng cố và bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm thù địch và luận điệu sai trái, đồng thời đóng góp vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trong giai đoạn tới đến năm 2025, Học viện tiếp tục xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra tính liên thế hệ bền vững trong nghiên cứu một dự án, đề tài cụ thể, có cơ chế quản lý phù hợp, bảo đảm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động nghiên cứu hoa học; hoàn thiện hệ thống iểm định chất lượng sản phẩm hoa học; gắn ết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng bằng những hình thức, cơ chế và địa chỉ ứng dụng cụ thể, trong đó ứng dụng vào đào tạo là hướng ưu tiên hàng đầu.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, Học viện sẽ chú trọng tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học, cán bộ quản l tài năng, có bản lĩnh, lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về lý luận, có phương pháp sư phạm và am hiểu thực tiễn.... Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên gương mẫu chăm lo công tác xây dựng Đảng, bảo đảm Đảng bộ Học viện thật sự là một Đảng bộ đoàn ết, thống nhất, trong sạch, vững
mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Học viện phải là cơ quan đi đầu trong việc chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ...".
Về hợp tác trong nước, quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, Học viện sẽ chủ động, tích cực liên kết với cộng đồng khoa học trong và ngoài hệ thống Học viện để tạo ra không gian mở trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn tới Học viện cần lựa chọn được đối tác và xác định phương thức, cơ chế hợp tác hiệu quả; có kế hoạch chi tiết đảm bảo tính hiệu quả của mỗi chuyến hảo sát nước ngoài. Trong hợp tác quốc tế, trao đổi khoa học vẫn là thế mạnh tiếp tục được phát huy ở tầm cao hơn. Theo đó, Học viện sẽ đẩy mạnh hợp tác trong trao đổi đào tạo, bồi dưỡng gắn với lựa chọn nội dung phù hợp.
Ngoài hợp tác quốc tế, việc liên ết với các viện nghiên cứu, trường đại học và cộng đồng khoa học trong và ngoài hệ thống Học viện cũng sẽ được coi trọng giúp chia sẻ dữ liệu và tri thức, bổ sung các lợi thế về nguồn nhân lực đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và hoa học. Việc liên kết tiếp tục được đẩy mạnh, mở rộng hơn, tạo ra mạng lưới và không gian mở giữa các nhà trường trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Về xây dựng văn hóa trường Đảng, thể hiện ở sự đoàn ết, đồng thuận, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, viên chức trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện. Theo đó, Học viện sẽ tiếp tục đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, bảo đảm phân loại kết quả lao động và năng lực chuyên môn, kiểm định chất lượng sản phẩm lao động. Xây dựng thể chế, trong đó các cá nhân có khả năng phát huy cao nhất chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người, cùng với việc rèn luyện các phẩm chất văn hóa trường Đảng của mỗi cá nhân. Đó là sự gắn bó, gắn kết giữa các cá nhân, trên cơ sở lợi ích của Học viện và của từng cá nhân, là sự sáng tạo khoa học, trau dồi nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Đó là sự kỷ cương, trách nhiệm, thân ái, tình nghĩa, tương trợ lẫn nhau tong môi trường Học viện, thể hiện ở xử lý các quan hệ nội bộ, quan hệ giữa giảng viên và học viên, giữa lãnh đạo và nhân viên,…
Về quản trị Học viện thời gian tới sẽ theo hướng quản trị hiện đại, theo đó trong thời gian đến năm 2025 Học viện tập trung đầu tư, tăng cường đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện dự án mô hình quản trị Học viện thông minh nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác, phục vụ tốt nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới.
4.1.1.2. Dự báo nhu cầu chi và các nguồn thu tài chính của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tới năm 2025
Dự báo nhu cầu chi tài chính của Học viện được xác định trên cơ sở định hướng phát triển của Học viện (nêu ở trên), dự kiến số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện và dự kiến số chỉ tiêu thuộc các hệ đào tạo của Học viện trong thời kỳ tới năm 2025.
Dự kiến số cán bộ, công chức, viên chức người lao động của Học viện Trong giai đoạn 2020-2025, Học viện tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị Hiện nay, tổng số cán bộ công chức, viên chức của Học viện là 2110 người, trong đó, có 1882 người thuộc biên chế, 228 người thuộc diện hợp đồng.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, sẽ có một số cán bộ giảng viên nghỉ hưu nhưng Học viện sẽ tuyển bổ sung thêm cán bộ trẻ để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Do vậy, số biên chế hiện tại của Học viện sẽ không có nhiều thay đổi đến năm 2025.
Dự kiến chỉ tiêu đào tạo của Học viện đến năm 2025
- Trong giai đoạn 2020-2025, dự kiến số chỉ tiêu học viên thuộc hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị sẽ giảm nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu do số học viện hệ đào tạo bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị giảm mạnh vì việc thắt chặt hơn các quy định tiêu chuẩn dự học. Trong hi đó, số chỉ tiêu đào tạo cao cấp lý luận chính trị được giữ nguyên, trong đó, số chỉ tiêu thuộc hệ đào tạo tập trung sẽ tăng tương đối và giảm tương đối số chỉ tiêu hệ đào tạo không tập trung.
Về đào tạo đại học và sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu đào tạo cho các đơn vị đủ năng lực về giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo. Do vậy, dự kiến số lượng học viên sẽ hông tăng nhiều.
Bảng 4.1 cho biết dự kiến số chỉ tiêu đào tạo dự kiến của toàn hệ thống Học viện, giai đoạn 2020 - 2025
Bảng 4.1: Dự kiến chỉ tiêu đào tạo của Học viện giai đoạn 2020 - 2025
Số TT HỆ ĐÀO TẠO 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Tổng cộng 14.930 14.600 13.900 14.120 14.070 14.170
1 Cao cấp l luận
chính trị 11.500 11.000 10.500 10.300 10.150 10.150
- Tập trung 4.600 4.900 5.200 5.500 5.800 6.100
- hông tập trung 5.400 5.100 4.800 4.500 4.200 3.900
- Hoàn chỉnh kiến
thức 1.500 1.000 500 300 150 150
2 Đào tạo đại học 2.400 2.500 2.550 2.600 2.650 2.700
3 Đào tạo sau đại học 1.030 1.100 1.150 1.220 1.270 1.320
- Cao học 950 1.000 1.050 1.100 1.150 1.200
- Nghiên cứu sinh 80 100 100 120 120 120
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
Với định hướng phát triển trên đây của Học viện, với dự kiến chỉ tiêu biên chế, số lao động hợp đồng và dự kiến số chỉ tiêu học viên thuộc các hệ đào tạo của Học viện, có thể nói, trong thời kỳ tới năm 2025, nhu cầu chi tiêu của Học viện rất lớn (Xem Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Dự kiến nhu cầu chi ngân sách của Học viện giai đoạn 2020 - 2025 Đơn vị tính: triệu đồng
TT Nội dung 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Tổng nhu cầu chi NSNN
I Chi đầu tƣ phát triển 168,710 176,000 203,320 205,000 210,000 210,000 1 Chi đầu tư các dự án 168,710 176,000 203,320 205,000 210,000 210,000
2 Chi đầu tư phát triển hác
II Chi thường xuyên 821,199 830,196 866,456 912,280 954,580 955,980 1 Chi sự nghiệp Giáo dục - đào
tạo 681,139 715,196 750,956 786,180 826,180 826,180
2 Chi đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức (Loại 070-85) 12,300 13,500 13,500 14,000 14,000 14,000 3 Chi sự nghiệp Khoa học công
nghệ (Loại 100-102) 89,453 62,500 62,500 71,800 73,600 75,000 4
Chi điều tra cơ bản - Nguồn vốn sự nghiệp inh tế (Loại 280-338)
3,500 3,500 4,000 4,000 4,500 4,500
5 Chi sự nghiệp văn hóa -
thông tin (Loại 160-171) 300 300 300 300 300 300
6 Chi viện trợ Lào, Campuchia
(Loại 400-402) 34,507 35,200 35,200 36,000 36,000 36,000
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tính toán của tác giả
Trong hi đó, dự báo nguồn thu tài chính của HVCTQG Hồ Chí Minh được dựa vào các căn cứ sau:
Một là, nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2015-2018 đang tăng trưởng ổn định:
Nguồn thu tăng trưởng vượt kế hoạch hàng năm; Nguồn thu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; Nguồn thu từ dịch vụ đang phát triển trở thành nguồn thu có tỷ trọng lớn trong nguồn thu sự nghiệp tại Học viện.
Hai là, đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động của Học viện: Nguồn kinh phí đảm bảo nhu cầu chi theo kế hoạch và thực tế (Hệ số đánh giá nguồn thu thực tế so với số kế hoạch chi và số chi thực tế đều lớn hơn 1,0); Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị đảm bảo chi hoạt động thường xuyên (Nguồn thu sự nghiệp của các Học viện hiện nay (bao gồm NSNN cấp) đã đảm bảo được chi hoạt động thường xuyên.
Ba là, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong hoạt động: Chênh lệch thu chi thực tế vượt chỉ tiêu kế hoạch; Chênh lệch thu - chi năm sau tăng hơn năm trước.
Bốn là, trích lập quỹ đảm bảo tích lũy và tăng thu nhập cho người lao động:
Trích lập quỹ cơ quan vượt so với số kế hoạch; Trích lập quỹ cơ quan đảm bảo năm sau cao hơn năm trước.
Năm là, căn cứ nhu cầu kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, HVCTQG Hồ Chí Minh chỉ xem xét đề xuất ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thực sự cấp bách, dự án đã đủ thủ tục triển khai thực hiện theo quy định và không làm ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
Dự báo kế hoạch các nguồn thu, chi sự nghiệp của HVCTQG Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025 như sau:
Bảng 4.3: Dự kiến tổng số thu, chi sự nghiệp của HVCTQG Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025
Đơn vị tính: triệu đồng
STT NỘI DUNG Năm
2020
Năm 2021
Năm 2022
Năm 2023
Năm 2024
năm 2025 I Tổng số thu sự
nghiệp 410,744 436,210 462,321
480,445 502,535 522,600 1 - Thu lệ phí tuyển
sinh 1,079 1,133 1,190
1,300 1,375 1,400
STT NỘI DUNG Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Năm 2023
Năm 2024
năm 2025 2 - Thu học phí chính
quy 121,930 134,123 147,535
150,911 155,160 160,235 3 - Thu đào tạo tại
chức 229,370 240,839 251,676
265,000 276,000 286,465 4 - Thu sự nghiệp
khác 58,365 60,116 61,919
63,234 70,000 74,500
II Chi từ nguồn thu
sự nghiệp 410,744 436,210 462,321
480,445 502,535 522,600 1 - Thu lệ phí tuyển
sinh 1,079 1,133 1,190
1,300 1,375 1,400 2 - Thu học phí chính
quy 121,930 134,123 147,535
150,911 155,160 160,235 3 - Thu đào tạo tại
chức 229,370 240,839 251,676
265,000 276,000 286,465 4 - Thu sự nghiệp
khác 58,365 60,116 61,919
63,234 70,000 74,500
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tới năm 2025
Thứ nhất, hoàn thiện QLTC tại Học viện theo hướng tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị dự toán trực thuộc.
Trong thời gian tới, QLTC tại Học viện được hoàn thiện đồng thời theo hai hướng: một là bảo đảm ĐVDT trực thuộc được tự chủ cao hơn, hai là đòi hỏi các đơn vị này nỗ lực, chủ động trong QLTC, mở rộng khai thác các nguồn thu tài chính và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong QLTC, tránh trông chờ ỷ lại Nhà nước. Mặt khác, hoàn thiện QLTC tại Học viện trong thời gian tới theo hướng nâng cao tính tự chịu, trách nhiệm của các ĐVDT trực thuộc, theo đó, bảo đảm QLTC có chất lượng hơn.
Thứ hai, hoàn thiện QLTC tại Học viện theo hướng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống Học viện
Trong thời kỳ tới, mặc dù QLTC ngày càng được hoàn thiện theo hướng tăng cường tính tực chủ và tự chịu trách nhiệm của các ĐVDT trực thuộc nhưng sẽ vẫn phải bảo đảm tính thống nhất của quản lý tài chính của các đơn vị này trong tổng thể quản lý tài chính của toàn hệ thống Học viện. Thống nhất trong xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch tài chính và các chế độ khác trong toàn hệ
thống; thống nhất trong quản lý các nguồn thu và điều hành kế hoạch chi trong trong toàn hệ thống. Trong đó, ưu tiên chi đầu tư phát triển của từng đơn vị dự toán và của toàn hệ thống Học viện. Một số khoản chi sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tính hợp lý, công bằng trong chi tiêu và sử dụng các nguồn tài chính trong toàn hệ thống. Thống nhất giữa kế hoạch tài chính với các kế hoạch khác trong Học viện trong một tổng thể kế hoạch công tác của Học viện. QLTC của Học viện sẽ được hoàn thiện theo hướng bảo đảm các kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thống nhất và phù hợp với định hướng phát triển của Học viện.
Thứ ba, hoàn thiện QLTC tại Học viện theo hướng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý điều hành trong toàn hệ thống Học viện, bảo đảm tính kỷ cương, kỷ luật trong quản lý toàn hệ thống Học viện
Trong thời kỳ tới, hoàn thiện QLTC được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tính hiệu lực của các quyết định quản lý, bảo đảm việc huy động và sử dụng các nguồn tài chính của toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng ĐVDT trực thuộc và trong toàn hệ thống.
Hoàn thiện QLTC theo hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của cả hệ thống Học viện. Triệt để tiết iệm, tránh lãng phí trong việc chi tiêu, bố trí sử dụng các NLTC trong toàn hệ thống Học viện. QLTC của Học viện được hoàn thiện bảo đảm ở việc huy động tối đa các NLTC có thể hai thác được, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó bằng việc triệt để tiết iệm chi tiêu, chi tiêu hợp lý.
Hoàn thiện QLTC của Học viện trong thời gian tới được thực hiện theo hướng bảo đảm tính ỷ cương, tính ỷ luật trong việc thực hiện các chế độ, chính sách các quy định về QLTC của Nhà nước và của Học viện.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản l , việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là quan trọng. Cùng với việc thực hiện mô hình quản trị Học viện thông minh thì trong công tác quản l tài chính cũng cần hiện đại hóa đồng bộ, tương ứng.