Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
3.3. Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
3.3.1. Phân tích thực trạng thực hiện phân cấp quản lý tài chính của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện CTQG Hồ Chí Minh là đơn vị dự toán cấp I trong hệ thống tài chính của Nhà nước. Học viện đã thực hiên chế độ phân cấp đối với 07 đơn vị dự toán trực thuộc. Tất cả các đơn vị dự toán trực thuộc được giao quyền tự chủ tài
chính, theo quy định của luật NSNN và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, với mức tự đảm bảo kinh phí là 20% - đến 34%. Trên thực tế, Học viện đã tự đảm bảo tự chủ inh phí đạt bình quân là 35% trong cả giai đoạn [61].
Về thực hiện phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ hệ thống, Học viện đã phân cấp quản lý tài chính ở hai lĩnh vực là phân cấp quản lý tài chính mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ và các đề tài cơ sở. Về phân cấp quản lý tài chính mua sắm trang thiết bị, tiến hành sửa chữa nhỏ (nhà cửa, máy móc, thiết bị công nghệ, văn phòng,..), các đơn vị dự toán trực thuộc được chủ động triển khai các dự án, công trình sửa chữa, mua sắm dưới 500 triệu đồng, theo các quy định của Nhà nước. Kế hoạch mua sắm, sửa chữa của các đơn vị dự toán trực thuộc được Học viện phê duyệt từ đầu năm. Học viện thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện kế hoạch này ít nhất 1 lần trong năm. Trường hợp các đơn vị có nhu cầu sửa chữa máy móc hư hỏng đột xuất, mua sắm trang thiết bị cho cán bộ mới được bổ nhiệm, hoặc tuyển dụng… Học viện cũng có thể phê duyệt danh mục mua sắm, sửa chữa bổ sung một lần trong năm, vào cuối tháng 6.
Trong thời kỳ 2009 - 2018, đã có hàng trăm dự án, công trình sửa chữa, mua sắm được phân cấp thực hiện tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Trong báo cáo quyết toán hàng năm cho thấy năm 2017, có 79 dự án, công trình mua sắm, sửa chữa được triển khai thực hiện với tổng kinh phí là 114.906 triệu đồng, năm 2018 có 60 dự án, công trình với tổng kinh phí là 149.029 triệu đồng [62].
Về phân cấp quản l tài chính đề tài cơ sở, các đơn vị dự toán trực thuộc lập danh mục các đề tài cơ sở, kèm thuyết minh đề tài, dự trù kinh phí trình Hội đồng thẩm định của Học viện. Hội đồng lựa chọn số đề tài sẽ được thực hiện, theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết của các đề tài đã được các đơn vị dự toán thuyết minh và phù hợp với tổng số kinh phí thực tế phân bổ cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài cơ sở.
Danh mục các đề tài này cùng tổng inh phí đề tài cơ sở của các đơn vị dự toán sẽ được Giám đốc Học viện phê duyệt. Các đơn vị chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu các đề tài và quản l tài chính các đề tài đó.
Cơ chế phân cấp quản l tài chính đề tài cơ sở đã được thực hiện qua các năm. Năm 2017, có 202 đề tài cơ sở đã được thực hiện với tổng kinh phí là 9.188
triệu đồng; năm 2018 có 291 đề tài cơ sở, với tổng kinh phí là 10.285 triệu đồng, đã được thực hiện [62].
Cơ chế phân cấp quản lý tài chính trên đây đã giúp các đơn vị dự toán trực thuộc chủ động mua sắm, sửa chữa nhỏ, tổ chức nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, bổ sung cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy trong toàn hệ thống Học viện. Cơ chế này đã bảo đảm tiết kiệm được chi phí quản lý (chi phí thời gian, chi phí tuân thủ và nhiều chi phí khác,..). Mặt khác, việc phân cấp QLTC này góp phần bảo đảm việc mua sắm, sửa chữa tại các đơn vị trực thuộc được kịp thời, đáp ứng được yêu cầu thực tế của từng đơn vị, bảo đảm đáp ứng đúng yêu cầu và nhu cầu nghiên cứu khoa học của các đơn vị.
Tuy nhiên, cơ chế phân cấp quản lý tài chính của Học viện còn có một số điểm chưa hợp lý. Học viện còn thiếu quy định cụ thể để bảo đảm nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa được phân cấp để sử dụng tập trung, hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến tình trạng một số đơn vị đã thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa được phân cấp theo nhiều đợt, với kinh phí mua sắm, sửa chữa mỗi đợt được chia nhỏ dưới 100 triệu đồng. Theo đó, các đơn vị có thể thực hiện chỉ định thầu, thay vì tổ chức đấu thầu, theo quy định của Luật Đấu thầu. Hơn nữa, việc tách nhỏ gói thầu còn làm gia tăng hông cần thiết khối lượng công việc của cơ quan quản lý tài chính của Học viện, khi phải kiểm tra, giám sát nhiều hồ sơ dự án.
Bên cạnh đó, việc Học viện thường phải bổ sung kế hoạch mua sắm, sửa chữa nhỏ theo yêu cầu đột xuất của các đơn vị khiến cho quản lý tài chính của Học viện dễ rơi vào tình trạng sự vụ, bị động.
Trong phân cấp QLTC các đề tài cơ sở, Học viện còn thiếu các quy định về mức kinh phí tổi thiểu và tối đa cho một đề tài. Điều này dẫn đến tình trạng có những đề tài chỉ được phân bổ kinh phí 12 triệu, có đề tài có kinh phí là 80 triệu.
Vấn đề đặt ra là, nếu mức phân bổ 12 triệu được coi là hợp lý thì vấn đề nghiên cứu đã đủ tầm của một đề tài cơ sở? Nếu vấn đề nghiên cứu đủ tầm, thì 12 triệu đồng đã đủ mức là điều kiện cần để thực hiện một đề tài cơ sở có chất lượng? Quy trình của Học viện về xây dựng, thẩm định, phê duyệt danh mục đề tài cơ sở và kinh phí cho
đề tài chưa thật hợp l , làm tăng chi phí quản lý và nhiều chi phí không hữu ích khác (thời gian, công sức, tài chính của những người tham gia,..).
3.3.2. Phân tích thực trạng tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định về chế độ, chính sách, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, xây dựng các cơ chế quy định quản lý tài chính nội bộ
Trong giai đoạn 2009 - 2018, Học viện đã tổ chức hướng dẫn kịp thời các đơn vị dự toán trực thuộc triển khai thực hiện đầy đủ, đúng quy định, phù hợp yêu cầu quản lý trong toàn hệ thống. Hàng năm, Học viện đã tập trung tổ chức hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính, lập dự toán, điều hành ngân sách và quyết toán tài chính năm theo quy định của Nhà nước. Đã có nhiều văn bản của Học viện được ban hành hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước như Hướng dẫn số 615/HVCTQG- KHTC ngày 08/6/2016 về việc xây dựng dự toán NSNN năm 2017, Công văn số 551/HVCTQG-KHTC ngày 22/5/2017 về việc tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017, Công văn số 1536/HVCTQG- KHTC ngày 01/12/2017 về việc thực hiện công tác điều hành ngân sách cuối năm và khóa sổ, kiểm kê tài sản, lập báo cáo quyết toán NSNN năm 2017, Công văn số 582/HVCTQG-KHTC ngày 25/5/2017 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Công văn số 841/HVCTQG-KHTC ngày 18/7/2017 về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm (2018-2020), Công văn số 1575-CV/HVCTQG ngày 05/12/2018 về việc thực hiện công tác điều hành ngân sách cuối năm và hóa sổ, kiểm kê tài sản, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán NSNN năm 2018.
Đồng thời, Học viện đã xây dựng hệ thống văn bản về nội bộ trong QLTC toàn hệ thống Học viện, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên về QLTC và phân cấp QLTC. Các văn bản này đã thể hiện đầy đủ nội dung, định mức chi tiêu, quy trình lập dự toán, danh mục nhiệm vụ, bố trí cấp phát ngân sách và quy định trách nhiệm quản lý nguồn inh phí được giao theo phân cấp hiện hành.
Bảng 3.4: Một số văn bản về quản lý tài chính nội bộ của Học viện CTQG Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006 - 2019
TT Số hiệu Thời gian Tên văn bản
1 283/HVCTQG 5/4/2006 Về việc hướng dẫn quy trình, chế độ chi tiêu đoàn ra, đoàn vào
2 11/HD-
HVCTQG-TC 16/11/2007 Về quy trình, định mức chi cho các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của Ngân sách nhà nước 3 902/HVCTHC
QG-TC 14/10/2008
Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi giảng viên giảng dạy hệ đào tạo cao cấp l luận chính trị - hành chính
4 5533/QĐ-
HVCT-HCQG 26/12/2013
Về việc ban hành hung định mức chi đối với đào tạo cao cấp l luận chính trị hành chính hệ tại chức trong hệ thống Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
5 1265/QĐ-
HVCTQG 1/4/2014 Ban hành Quy định chế độ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí của HVCTQG Hồ Chí Minh
6 655/HVCTQG-
KHTC 6/6/2014
Về việc thực hiện ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định Tại Thông tư số 01/2014/TT-BTTTT ngày 2/2/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông 7 1444/HVCTQG
-KHTC 23/10/2015 Về việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong hệ thống Học viện
8 4939/QĐ-
HVCTQG 16/11/2019
Về việc ban hành mức thu học phí đào tạo đại học, sau đại học và cao cấp l luận chính trị hệ tại chức từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021
4939/QĐ-
HVCTQG 16/11/2019
Về việc ban hành mức thu học phí đào tạo đại học, sau đại học và cao cấp l luận chính trị hệ tại chức từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021
9 5256-
QĐ/HVCTQG 1/12/2015
Về việc Quy định một số định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán inh phí đối với nhiệm vụ hoa học có sử dụng ngân sách nhà nước
10 3660-
QĐ/HVCTQG 3/7/2019
Về việc ban hành Quy định về mức chi cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và giảng viên l luận chính trị do HVCTQG Hồ Chí Minh tổ chức
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả
Với việc hướng dẫn của Học viện, các ĐVDT trực thuộc đã chủ động trong việc triển khai kế hoạch được giao. Trong QLTC, đầu tư xây dựng, các đơn vị đã thực hiện nghiêm chỉnh quy trình QLTC từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, quyết toán, kiểm tra theo quy định của Luật NSNN trên nguyên tắc cân đối thu chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.
Tuy nhiên, Học viện còn thiếu quy định cụ thể cho một số hoạt động tài chính phát sinh giữa các đơn vị dự toán trực thuộc. Chẳng hạn, Học viện giao một đơn vị dự toán trực thuộc phối hợp với một đơn vị khác thuộc hệ thống Học viện mở các lớp hệ đào tạo cao học, nhưng lại chưa có quy định phân định nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị trong phối hợp thực hiện quản lý các hoạt động tài chính. Điều đó đã gây hó hăn cho các đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo và QLTC.
3.3.3. Phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch tài chính
Có hai loại kế hoạch tài chính được xây dựng tại Học viện: Kế hoạch tài chính ba năm và ế hoạch tài chính hàng năm.
Các kế hoạch tài chính của Học viện được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ của Học viện, những quy định của Nhà nước về QLTC trong nhiều văn bản như Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ,…
Ngoài những căn cứ trên, kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng còn dựa trên kế hoạch tài chính năm trước, nhiệm vụ thực tế cụ thể hàng năm của Học viện, dự kiến những nhiệm vụ mới có thể phát sinh trong năm, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước,...
Kế hoạch tài chính hàng năm của Học viện đã được xây dựng đồng thời với kế hoạch tài chính ba năm, theo phương thức “cuốn chiếu”. Theo đó, hi xây dựng kế hoạch tài chính cho một năm, Học viện dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm liền trước, dự kiến thực hiện kế hoạch tài chính cho năm hiện thời (đã
được xây dựng từ năm trước đó) và dự báo cho kế hoạch tài chính năm ế tiếp. Kế hoạch tài chính được lập chi tiết cho từng nội dung và nhóm mục thu, chi tài chính.
kế hoạch này được xây dựng theo quy trình hai bước sau:
Bước 1: nhận hướng dẫn xây dựng kế hoạch tài chính của cơ quan quản lý tài chính cấp trên, hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng kế hoạch tài chính.
Khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, Học viện tiếp nhận các văn bản hướng dẫn của các bộ chuyên ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, và một số bộ, ngành liên quan khác. Học viện triển khai hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các bản kế hoạch này là dự kiến kế hoạch thu chi tài chính của các đơn vị trực thuộc trong năm tài chính sắp tới.
Bước 2: tổng hợp, lập kế hoạch tài chính dự kiến của Học viện
Học viện (Vụ Kế hoạch - Tài Chính) tổng hợp các kế hoạch tài chính của các đơn vị dự toán trực thuộc để xây dựng kế hoạch tài chính dự kiến của toàn Học viện.
Sau đó, Học viện tiến hành thảo luận bảo vệ kế hoạch tài chính này với các cơ quan chức năng quản lý tài chính ở từng lĩnh vực cụ thể như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số Bộ ngành liên quan khác.
Kế hoạch tài chính dự kiến này sẽ được Bộ Tài chính thẩm tra và giao cho Học viện (giao số kiểm tra). Học viện tiến hành rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ chi của từng đơn vị dự toán trực thuộc, trao đổi trực tiếp với các đơn vị này, đảm bảo cân đối thu, chi, xác định các ưu tiên chi (chi cho những nhiệm vụ đặc biệt hoặc những nhiệm vụ đột xuất). Kế hoạch tài chính dự kiến sẽ được thảo luận cụ thể với Bộ Tài chính, trước hi được phê duyệt chính thức.
Trong giai đoạn 2009 - 2016, Học viện chỉ xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm. Từ 2017, theo quy định tại Nghị định 45/2017/ NĐ- CP ngày 21/4/2017, kế hoạch tài chính ba năm mới được xây dựng đồng thời với kế hoạch tài chính hàng năm, như đã trình bày ở trên. Cho đến nay, Học viện đã xây dựng đầy đủ các kế hoạch tài chính theo quy định của Nhà nước.
Bảng 3.5. phản ảnh số liệu kế hoạch thu, chi tài chính tại Học viện được thể hiện trong các kế hoạch tài chính được xây dựng hàng năm của Học viện trong giai đoạn 2009 - 2018.
Bảng 3.5: Kế hoạch thu chi tài chính của HVCTQG Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT
Tên đơn vị, chỉ tiêu
Tổng số
Chia ra năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
I Tổng
thu 11.476.379 686.667 791.083 907.201 1.209.719 1.455.067 1.446.536 1.026.383 1.162.322 1.230.549 1.560.852 1
Thu từ NSNN
cấp 9.036.052 546.992 599.121 680.859 958.834 1.169.220 1.147.494 827.446 923.738 947.373 1.234.975
- Chi thường xuyên
7.378.312 451.392 492.551 556.234 782.634 852.718 902.983 715.778 709.538 778.110 1.136.374
- Chi đầu tư phát triển
1.657.740 95.600 106.570 124.625 176.200 316.502 244.511 111.668 214.200 169.263 98.601
2 Thu từ nguồn sự nghiệp
2.440.327 139.675 191.962 226.342 250.885 285.847 299.042 198.937 238.584 283.176 325.877
II Tổng
chi 11.476.379 686.667 791.083 907.201 1.209.719 1.455.067 1.446.536 1.026.383 1.162.322 1.230.549 1.560.852 1
Chi thường xuyên
9.818.639 591.067 684.513 782.576 1.033.519 1.138.565 1.202.025 914.715 948.122 1.061.286 1.462.251
- Chi hoạt động thường xuyên
7.031.257 465.051 506.194 589.829 771.159 862.346 908.640 654.438 696.517 756.685 820.398
- Chi không thường xuyên
2.787.382 126.016 178.319 192.747 262.360 276.219 293.385 260.277 251.605 304.601 641.853
2 Chi đầu tư phát triển
1.657.740 95.600 106.570 124.625 176.200 316.502 244.511 111.668 214.200 169.263 98.601
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả.
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2009 - 2018, việc xây dựng kế hoạch tài chính của Học viện đã được thực hiện đúng quy trình các bước theo quy định, đảm bảo đầy đủ nội dung, tiến độ về thời gian theo quy định của Nhà nước. Các đơn vị dự toán trực thuộc đã thực hiện đúng hướng dẫn của Học viện, xây dựng và gửi kế hoạch tài chính về Học viện theo đúng thời gian và mẫu biểu quy định.
Kế hoạch chi tài chính được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thu tài chính, bảo đảm cân đối thu chi.
Tuy nhiên, có thể thấy một số hạn chế trong xây dựng kế hoạch tài chính ở Học viện.
Một là, kế hoạch thu từ NSNN cấp được xây dựng hàng năm luôn cao hơn mức được phê duyệt khá nhiều (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Thực trạng một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính so với số thực tế thực hiện của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009 - 2018
Đơn vị: phần trăm ) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (1) 28,53 13,61 25,53 57,8 72,57 50,82 23,65 40,32 27,03 60,34 (2) 89,78 92,64 77,56 73,14 73,29 70,81 72,24 74,84 79,77 87,5 (3) 61,97 66,73 59,90 50,23 46,56 52,59 65,20 56,64 60,61 49,1
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính và tổng hợp của tác giả.
(1) So sánh số kế hoạch thu từ NSNN cấp (Bảng 3.5) với số thu từ NSNN cấp thực tế (số được phê duyệt) trên Bảng 3.1
(2) So sánh số kế hoạch thu sự nghiệp (Bảng 3.5) với số thu sự nghiệp thực tế (Bảng 3.1)
(3) So sánh số thu từ NSNN cấp thực tế (Bảng 3.1) với số kế hoạch chi (Bảng 3.5) Năm 2010, số kế hoạch thu từ NSNN cấp được Học viện xác định cao hơn so với số thực tế được phê duyệt là 13,61%, đây là mức thấp nhất trong các năm, từ 2009 - 2018. Những năm có tỷ lệ này ở mức cao là 2013 (72,57%), 2018 (60,34%), 2012 (57,8%), 2014 (50,82%) [62]. Những năm còn lại, tỷ lệ vượt từ hơn 23% đến hơn 40%. Trên thực tế, việc xác định số kế hoạch rất khó bảo đảm chính xác hoàn toàn so với thực tế được phê duyệt, nhưng với tỷ lệ khác biệt quá cao như vậy, có thể thấy chất lượng kế hoạch được xây dựng chưa thật cao. Lý giải cho điều này có thể là do khi xây dựng kế hoạch, việc dự báo tình hình kinh tế đất nước, đặc biệt tình hình ngân sách nhà nước chưa thật phù hợp; Hoặc có thể do việc xác định mức chi cho các nhiệm vụ chi quá cao, chưa phù hợp thực tế; Hoặc có thể chưa dự tính được đúng hả năng thực hiện đúng tiến độ trong năm đối với các dự án đã được phê duyệt, cơ quan xây dựng kế hoạch đã đưa dự trù kinh phí thực hiện toàn bộ dự án vào kế hoạch tài chính năm. Khi dự án không thể hoàn thành vào cuối năm, inh phí được cấp có thể sẽ thấp hơn nhiều so với số kế hoạch được xây dựng.