CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
1.3.3. Quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng
1.3.3.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng
Mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường. Sứ mạng và tầm nhìn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học, cao đẳng, nhưng phải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục mục tiêu cụ thể của nhà trường.
Mục tiêu cụ thể của nhà trường lại phải gắn chặt với chuẩn giảng viên giảng dạy, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường.
Việc xây dựng mục tiêu đào tạo cũng phải đảm bảo tính mềm dẻo, cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành nghề chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết.
Mục tiêu đào tạo tổng thể về đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội được khái quát như sau:
- Hoàn thiện các quy định, quy trình tổ chức và quản lý đào tạo. Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá quá trình đào tạo.
- Đa dạng hóa các chương trình đào tạo để vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động vừa cập nhật kỹ thuật công nghệ tiên tiến, áp dụng CDIO trong xây dựng chuẩn đầu ra.
- Bổ sung đầy đủ tài nguyên nguyên học tập: giáo trình, sách, tài liệu tham khảo.
- Đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực trong phát triển chương trình, giáo trình, liên kết đòa tạo và trao đổi sinh viên; tranh thủ hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho đầu tư phát triển chương trình và cơ sở vật chất
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, trường triển khai xây dựng các nhiệm vụ đào tạo. Ngoài những nhiệm vụ đào tạo chung như hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức, tác phòng của người cán bộ khoa học, trường Cao đẳng còn phải xây dựng các yêu cầu riêng về hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực cũng như áp dụng một cách khoa học giữa lý thuyết và thực hành gắn với sự nghiệp nhà giáo tương lai của mỗi SV.
Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. Phải xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiều mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức (thái độ), phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng và hoàn thiện theo phương pháp CDIO nhằm đào tạo SV toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trong đó nhấn mạnh năng lực thực hành (năng lực CDIO) và ý thức trách nhiệm xã hội, đảm bảo cho SV được học tập chủ động và trải nghiệm thực tiễn.
Chương trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo. Điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng trong đào tạo ở các trường Cao đẳng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chính là chương trình đào tạo của các trường Cao đẳng có phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hay không. Người sử dụng lao động của SV sau khi ra trường chính là người xác định chất lượng giáo dục của nhà trường, người sử dụng lao động cũng là người quyết định, phán xét cuối cùng về chất lượng đào tạo của trường đó. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải coi trọng chất lượng đào tạo là sự phù hợp ở kết quả sản phẩm
đầu ra – lao động của SV, với những yêu cầu của người sử dụng lao động những học sinh đó.
Chương trình đào tạo dành cho hệ Cao đẳng là chuẩn mực đào tạo, chuẩn mực xác định chất lượng đào tạo, thiết kế sao cho vừa cả điều kiện chung (chương trình khung) là phần “cứng, mềm” để tạo ra tính đa dạng, phong phú, theo từng ngành nghề cụ thể của mỗi trường. Chính điều này cho “sản phẩm” của mỗi trường đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động cũng như nền kinh tế - xã hội.
Chương trình đào tạo phải tùy theo từng ngành nghề cụ thể mà bố trí số môn học phù hợp với mục tiêu đào tạo. Trong từng môn cũng tuy theo từng chuyên ngành cụ thể mà bố trí số tiết giảng dạy cho hợp lý. Việc sắp xếp thứ tự các môn học theo từng học kỳ cũng rất quan trọng, nó phải đảm bảo tính kế thừa, trình tự lôgic tạo thuận lợi cho học sinh tiếp thu một cách hệ thống, đặc biệt là các môn lý thuyết chuyên ngành và thực hành nghề nghiệp tránh bị đảo lộn, chồng chéo.
Trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của GV
Các tiêu chí đánh giá trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của GV.
Tiêu chí 1: Đội ngũ GV giảng dạy.
Đội ngũ GV giảng dạy thể hiện ở số lượng và chất lượng GV. Cụ thể như sau:
1. Tỷ lê ̣ SV/GV: Tương ứng với tiêu chí này là các chỉ số đánh giá cho phép trả lời các câu hỏi: tỉ lê ̣ bao nhiêu SV/GV là phù hợp, tỷ lê ̣ nào sẽ đảm bảo tốt nhất cho chất lượng đối với từng ngành ho ̣c. Tỷ lệ quy định chung của Bộ Giáo du ̣c – Đào ta ̣o là 30 SV/GV ([11; 2] Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 6/5/2013 ban hành kèm theo QĐ 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/1998 của Thủ tướng chính phủ).
2. Tỷ lê ̣ GV có ho ̣c vi ̣ tha ̣c sỹ, tiến sỹ và có chức danh khoa ho ̣c phó giáo sư, giáo sư trên tổng số GV của cơ sở đào ta ̣o: Tỷ lê ̣ GV đa ̣t được yêu cầu trên càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào ta ̣o và nghiên cứu của cơ sở càng tốt.
3. Tỷ lê ̣ GV có kinh nghiê ̣m công tác chuyên môn từ 10- 12 năm: tỷ lê ̣ này cũng thể hiê ̣n sự tâm huyết nghề nghiê ̣p và khả năng truyền tải những nô ̣i dung gắn liền với thực tiễn càng cao.
4. Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiê ̣p: có thể căn cứ vào phiếu điều tra, thông qua các giờ dự giảng trên lớp, thông qua giáo án, bài giảng.
5. Dựa trên tổng hợp phiếu điều tra ý kiến của SV: cơ sở đào ta ̣o có thể phát phiếu đánh giá GV bô ̣ môn tới từng SV khi kết thúc môn học.
6. Dựa trên số lượng SV ra trường có viê ̣c làm.
Tiêu chí 2: Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn của cán bộ GV
- Trường có chính sách động viên khuyến khích cán bộ giảng viên, nhân viên thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
- Tỷ lệ cán bộ có các chứng chỉ về cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ.
Tiêu chí 3: Phương pháp giảng dạy và học tập
- Đảm bảo truyền đa ̣t những thông tin chính yếu nhất mà môn ho ̣c đòi hỏi, thông tin được cung cấp có đô ̣ chính xác, logic, khoa ho ̣c và có tính thực tiễn, có sự
kết nối với các môn ho ̣c có liên quan.
- Giú p cho người ho ̣c nhâ ̣n thức được khả năng ứng du ̣ng kiến thức đã ho ̣c vào viê ̣c ho ̣c các môn khác hoă ̣c vào thực tiễn, các môn ngành có thể thao tác, xử lý
được nghiê ̣p vu ̣ ngay khi còn đang ho ̣c.
- Phát huy được khả năng sáng ta ̣o của SV, hướng dẫn được cho SV cách thức nghiên cứu và giải quyết vấn đề, ta ̣o sự hứng khởi, chủ đô ̣ng cho người ho ̣c.
- Tỷ lệ cán bộ sử dụng phương tiê ̣n trợ giảng hợp lý, công nghệ giảng dạy mới.
- Quy trình và tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương pháp giảng dạy.
- Tỷ lệ môn học được SV đánh giá có phương pháp tốt.
- Tỷ lệ môn học được đồng nghiệp đánh giá có phương pháp tốt.
Tiêu chí 4: Đề tài nghiên cứu khoa học
Tiêu chí này là thước đo hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy và SV thông qua 2 chỉ số trong năm.
- Số lượng công trình nghiên cứu khoa học.
- Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Tiêu chí 5: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Nhằm khẳng định SV tiếp thu kiến thức và kỹ năng theo đúng mục tiêu đào tạo của trường, SV đạt yêu cầu của mục tiêu đào tạo thông qua việc kiểm tra quá trình lên lớp, ý thức học tập, kiểm tra, thi cử, …
- Sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá khách quan kết quả học tập của SV.
- Sử dụng kết quả kiểm tra đã được phân tích nhằm động viên học tập, cung cấp thông tin phản hồi cho người học để người học nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện.
- Sử dụng kết quả kiểm tra đã được phân tích nhằm duy trì chuẩn chất lượng, cung cấp thông tin cho nhà trường để có phương pháp giảng dạy, quản lý hiệu quả.
- Thông qua các phương pháp đánh giá khác nhau, GV có thể giúp SV bổ sung, phát triển kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, nghề nghiệp sau này.
Ngoài các kỹ năng có tính đặc thù của nghề nghiệp, các kỹ năng xã hội (như kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng làm việc nhóm,…) cũng rất quan trọng đối với người học về sau bởi lẽ cho dù với loại công việc gì, con người cũng phải sống và làm việc trong một môi trường tập thể nhất định.
* Đánh giá của SV về chất lượng đào tạo
Thương hiệu, uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường chỉ được nâng lên khi đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của người học. Sự hài lòng của người học được đánh giá trên hầu hết các điều kiện đảm bảo.
Ý kiến đánh giá của người học về chất lượng khoá học là nguồn thông tin quan trọng để Nhà trường xem xét, rà soát các chương trình giáo dục nhằm không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo. Đồng thời, kết quả đánh giá của SV cũng là một trong những cơ sở quan trọng trong kiểm định chất lượng chương trình và chất lượng trường cao đẳng. Vào cuối năm học, trường sẽ khảo sát định kỳ ý kiến đánh giá của SV năm cuối về chất lượng khóa học đối với các ngành, ngành đào tạo thuộc hệ Cao đẳng chính quy. Các khóa đào tạo nhiều ngành/chuyên ngành với tổng số SV trước khi tốt nghiệp ra trường, trong đó có bao nhiêu SV ra trường xin được việc và chiếm tỷ lệ là bao nhiêu so với SV của khoá học) có ý kiến đánh giá về chất lượng khoá học. Từ dữ liệu khảo sát về chất lượng khóa học, phòng đảm bảo và đánh giá chất lượng tiến hành phân tích, nhận định những đánh giá của SV đối với các ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường trên 5 lĩnh vực gồm: mục tiêu và nội
dung chương trình, đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo và đánh giá SV; tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập, tư vấn, hỗ trợ SV. Kết quả khảo sát được xử lý và phân tích nghiêm túc, khoá học. Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị trong Trường ghi nhận tích cực những ý kiến đóng góp và đánh giá của SV. Kết quả phân tích chất lượng khóa học đã cho thấy SV đánh giá cao chất lượng đào tạo của Trường.
Phần lớn SV cho rằng khóa học đã cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết và sự tự tin về nghề nghiệp, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với ngành đào tạo. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy có những điểm mà Trường tiếp tục cải thiện để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ, cung cấp cho người học những khoá học có chất lượng cao.
Chất lượng SV đầu vào: Đối tượng tuyển sinh ở trường Cao đẳng có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học và phải trải qua một kỳ thi cao đẳng của Bộ GD&ĐT. Để tiếp thu tốt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi phải có nhận thức xã hội, nhất là các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ, quản trị. Nhà trường thường tổ chức thi đầu vào theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Nhưng mấy năm gần đầy điểm thi đầu vào của các trường đều thấp do chỉ tiêu tuyển sinh tăng hàng năm nên cũng không tránh khỏi chất lượng đầu vào yếu dần, hầu hết các em thường bị hổng kiến thức cơ bản ở phổ thông trung học.
Do sự phát triển của các trường về quy mô do vậy việc tổ chức các giờ lên lớp thường là học lý thuyết 5 đến 6 tiết một buổi. Số lượng học sinh thường từ 60 đến 70 học sinh/ lớp, do vậy việc quản lý học sinh là yêu cầu rất quan trọng. Nhiều lúc các em còn xem nhẹ việc học tập trên lớp, nếu không có sự quản lý tốt sẽ có hiện tượng đi muộn, trốn tiết và không tích cực trong học tập. Do vậy, chất lượng quản lý của giảng viên bộ môn, giảng viên hướng dẫn thực hành là yếu tố rất quan trọng trong quá trình học tập này. Vấn đề tự học của SV là vấn đề nan giải, ý thức tự học của các em còn hạn chế đôi khi còn buông xuôi, chưa xác định đúng nhiệm vụ học tập.
Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập: Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện tối thiểu, đầu tiên của quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy bao gồm: hệ thống phòng học, thực hành, thư viện, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như giáo
trình, giáo án, hệ thống bảng chuyên dùng, đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, mạng internet, các bảng chiếu, mô hình, băng đĩa ghi hình…
Đối với đào tạo bậc Cao đẳng chính quy của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiêp thì nội dung cả lý thuyết và thực hành đều rất quan trọng. Vì vậy, hệ thống phòng thực hành và phòng học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ thực hành là điều kiện cần để đảm bảo các kỹ năng cho SV. Hiện nay, chi phí phục vụ thực hành là rất lớn, do đó có nhiều phòng thực hành của trường chưa đạt tiêu chuẩn về các kỹ năng thực tế cho học sinh.
Đầu tư mua sách và tài liệu là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của thầy và trò. Ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp hiện nay, SV có ít cơ hội mượn sách để học tập, tham khảo. Trang bị sách được vẫn cón thiếu do sự đầu tư về sách và tài liệu còn ít. Nhà trường mới chủ yếu đầu tư được về giáo trình các môn học cho SV mà chưa có tài liệu tham khảo thêm. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.
Đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng học chuyên dùng… chưa phổ biến đối với các trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin, đã trang bị cho giáo dục đào tạo những phương tiện, thiết bị giảng dạy rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Sự đầu tư vào trang thiết bị dạy và học chưa nhiều và khai thác chưa hiệu quả nên chưa thu hút SV học tập hào hứng và hăng say. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Tóm tại, đối với cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập trong trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp cần đạt chỉ tiêu sau:
- Đảm bảo số lượng, chất lượng phòng học thiết bị cho học tập.
- Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn đáp ứng quy mô đào tạo theo các ngành nghề, trình độ đào tạo.
- Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm việc và các hoạt động giảng dạy và thực hành của nhà trường.
- Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và SV. Thư viên tin