Kết quả kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

3.4. KIỂM NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP

3.4.2. Kết quả kiểm nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

STT Tên biện pháp Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Đổi mới công tác lập kế hoạch đào

tạo 100% 0% 0%

2 Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo

sát với yêu cầu thị trường lao động 100% 0% 0%

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế thị trường lao động

100% 0% 0%

4

Tổ chức huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

100% 0% 0%

5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

đào tạo 100% 0% 0%

6 Chỉ đạo Đẩy mạnh công tác liên

kết đào tạo 100% 0% 0%

7 Đảm bảo chất lượng công tác

tuyển sinh 100% 0% 0%

(Nguồn: Kết quả điều tra) Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

STT Tên biện pháp Rất khả

thi Khả thi Không khả thi 1 Đổi mới công tác lập kế hoạch đào

tạo 95% 05% 0%

2 Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo

sát với yêu cầu thị trường lao động 80% 20% 0%

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế thị trường lao động

75% 25% 0%

4

Tổ chức huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

85% 15% 0%

5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

đào tạo 95% 5% 0%

6 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác liên

kết đào tạo 90% 10% 0%

7 Đảm bảo chất lượng công tác

tuyển sinh 70% 30% 0%

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính mới mẻ của các biện pháp

STT Tên biện pháp Rất mới

mẻ Mới mẻ Không mới

mẻ 1 Đổi mới công tác lập kế hoạch đào

tạo 70% 30% 0%

2 Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo

sát với yêu cầu thị trường lao động 90% 10% 0%

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế thị trường lao động

80% 20% 0%

4

Tổ chức huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

60% 40% 0%

5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

đào tạo 63% 27% 0%

6 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác liên

kết đào tạo 72% 28% 0%

7 Đảm bảo chất lượng công tác

tuyển sinh 75% 25% 0%

(Nguồn: Kết quả điều tra) Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Kết quả thu được thông qua ý kiến của CBCNV, GV được thực hiện tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng các biện pháp đề xuất là rất cần thiết; kết quả này chứng tỏ vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết.

Qua trao đổi trực tiếp với các cán bộ GV, nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất không chỉ rất cần với riêng trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội mà còn rất có giá trị tham khảo đối với các trường Cao đẳng nói chung.

100% ý kiến của các CBCNV, GV đều đánh giá 7 biện pháp đề xuất là khả thi.

Tuy nhiên một số ít cán bộ GV còn lo ngại về việc thực hiện đổi mới nên các biện pháp “Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu của thị trường lao động”,“

Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế của thị trường lao động” và “Đảm bảo chất lượng công tác tuyển sinh” thì mức “Rất khả thi” thì không được cao lắm. Các biện pháp còn lại “Đổi mới công tác lập kế hoạch đào tạo ”; “Tổ chức huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo”, “Chỉ đaok đẩy mạnh công tác liên kết đào tạo” và

“Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo” được đánh giá ở mức “Rất khả thi” là rất cao (90%, 95%). Điều này cho thấy, các cán bộ và GV nhà trường rất tin tưởng vào năng lực của chính họ trong việc hoàn thiện và triển khai nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

Kết quả thu được thông qua ý kiến của CBCNV, GV về tính mới mẻ của bẩy biện pháp cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng các biện pháp đề xuất là rất mới mẻ và mới mẻ; kết quả này chứng tỏ vấn đề nghiên cứu có tính mới mẻ cao.

Nhìn chung kết quả thu được cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng các biện pháp được đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội nên rất khả thi và rất cần thiết đồng thời cũng rất mới. Điều này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn đã đề ra và đề xuất áp dụng những nghiên cứu của đề tài vào thực hiện triển khai tại các trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Kết luận chương 3

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1, điều tra nghiên cứu thực trạng về hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo hệ cao đẳng tại trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội chương 2, luận văn đã đề xuất được 7 giải pháp quản lý chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng ở trường được đề cập ở chương 3. Các giải pháp đưa ra nhằm tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý ở trường CĐKTCNHN( đã được xác định dựa trên kết quả điều tra thực trạng ở chương 2).

Mỗi giải pháp đề xuất đều có mục tiêu rõ ràng, nội dung cụ thể đi kèm với điều kiện và cách thức thực hiện. Qua phân tích cho thấy, mỗi giải pháp đều có vai trò vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội. Các giải pháp đều có tác động qua lại, chi phối lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Nếu bỏ đi một trong các giải pháp trên sẽ tạo ra sự khập khiễng trong cả quá trình quản lý phát triển của nhà trường trong tương lai.

Cần phải thực hiện đồng thời và đồng bộ các biện pháp đã đề xuất. Nếu coi trọng giải pháp này, coi nhẹ giải pháp kia cũng sẽ tạo ra những phản ứng không tốt cho quá trình phát triển bền vững, cho quá trình thực thi chức năng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong nước.

Để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi và mới mẻ của các giải pháp, đề tài đã tiến hànhđánh giá theo phương pháp chuyên gia. Kết quả thu được qua bảng hỏi, qua phỏng vấn và trao đổi trực tiếp cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng các biện pháp được đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn ở trường CĐKTCNHN nên rất khả thi và rất cần thiết đồng thời cũng rất mới mẻ. Điều này đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã đề ra

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Chất lượng đào tạo hệ cao đẳng trường CĐKTCNHN bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến vai trò của quan trọng của công tác quản lý nhà trường.

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 cho thấy tác động mạnh mẽ của quản lý tới chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nói chung và trường CĐKTCNHN nói riêng. Qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo hê cao đẳng của trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội ở chương 2 đã phát hiện được một số vấn đề bất cập đang tồn tại trong khâu quản lý. Dựa trên kết quả thu được từ lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất được 7 giải pháp quản lý đào tạo chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội. Các giải pháp đã được đánh giá qua phương pháp chuyên gia và thấy rõ được tính cần thiết, khả thi và mới mẻ.

2.Kiến nghị.

Để hệ thống các giải pháp quản lý đào tạo đào tạo của trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội trên đây ngày càng có tính khả thi và tạo ra hiệu quả, tác giả mạnh dạn xin nêu một số khuyến nghị sau:

* Đối với Bộ Công thương

- BCT cần nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch lại mạng lưới đào tạo trong Bộ để tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ đào tạo giữa các trường.

- Bộ cần có chính sách tập trung đầu tư cho các trường, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.

* Đối với trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội

- Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên, khuyến khích cán bộ quản lý và GV học tập, tự học tập nâng cao trình độ nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội

- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của GV đối với công tác học tập, nghiên cứu khoa học…

- Sớm đưa các biện pháp đã đề xuất trong đề tài nhằm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giúp phát triển Nhà trường một các bền vững. Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng đào tạo cần kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp và đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi GV, cán bộ quản lý tại Trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)