KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.5. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Các quốc gia càng phát triển thì sự quan tâm đến chất lượng đào tạo càng cao. Có thể dễ dàng điểm mặt các cường quốc có thế mạnh trong hoạt động đào tạo như Mỹ, Anh, Úc, Thụy sỹ…Một số trường tại các quốc gia Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản cũng góp mặt trong danh sách này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp từ những trường này đảm bảo có việc làm với mức lương cao

1.5.1. Úc

Là 1 nước phát triển, tình hình chính trị xã hội ổn định, yên bình, chất lượng cuộc sống cao; Nền giáo dục phát triển hoàn hảo, chương trình ĐH các ngành thường kéo dài 4 năm và Thạc sỹ 2 năm;

Hoạt động quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng – đại học ở quốc gia này thực sự bài bản và chuyên nghiệp. Điều đó làm cho chất lượng đào tạo của các trường rất tốt và có thương hiệu trên toàn thế giới.

Các trường luôn có kế hoạch về đào tạo cụ thể với nhiều chương trình học hấp dẫn và theo chỉ đạo định hướng của Nhà nước. Các khóa học nghề được giảng dạy trải dài trên khắp nước Úc mang lại cho học viên nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra còn có các khóa học đào tạo nghề (VET) cho phép học viên thực hành nhiều hơn trong quá trình học mà vẫn dễ dàng liên thông sau khi hoàn thành khóa học. Nếu đã là một Kỹ sư, các cơ sở đào tạo tại Úc có những khóa học Sau Đại học,

chẳng hạn như Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kỹ thuật sẽ giúp bạn có những bước tiến vững chắc hơn trong sự nghiệp.

Trong chương trình phát triển giáo dục của Úc còn đưa ra các mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo đối với du học sinh bậc cao đẳng, đại học để thu hút các học viên từ các quốc gia khác đến học tập tại quốc gia này từ đó góp phần bổ sung thêm kinh phí vào ngân sách quốc gia Các du học sinh ngoài việc học thì các trường còn tổ chức cho họ làm thêm khoảng 40 giờ/2 tuần, các nghiên cứu sinh không bị hạn chế giờ làm thêm. Sau khi tốt nghiệp, Nhà nước còn có chế độ cho du học sinh được ở lại làm việc 2-4 năm; Du học sinh sẽ có Cơ hội định cư tại Úc và cơ hội làm việc trong ngành này với mức lương lên tới 85.600 AUD/năm;

Các trường Đại học đào tạo tốt nhất tại Úc: ĐH Melbourne, ĐH Sydney, ĐH Monash, ĐH New South Wales.

1.5.2. Anh Quốc:

Chất lượng đào tạo của các trường học tại Anh được công nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới; Để có được sự chứng nhận này thì các trường ở nước Anh đã có những kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, liên kết đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo rất bài bản và chuyên nghiệp. Một số nội dung quản lý đào tạo có thể lấy ví dụ như :

- Xây dựng thời gian học tập ngắn: bậc cử nhân 3 năm và bậc thạc sỹ 1 năm;

- Chương trình thực tập thiết thực và thú vị (Sandwich Degree) phù hợp cho từng đối tượng sinh viên. Trong suốt quá trình học, được tham gia các chuyến thực tế tại nhà máy, công trình xây dựng hay các dự án công nghiệp. Đây là một phần của giáo trình học, cung cấp cho sinh viên trải nghiệm thực tế và nâng cao triển vọng nghề nghiệp cho các bạn ngay từ những năm đại học. Sinh viên có cơ hội thực tập hưởng lương và được các nhà tuyển dụng chọn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường;

- Làm thêm: 20h/ tuần với sinh viên học chương trình cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ...

Nhờ đó, bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như ĐH Cambridge, Oxford, Imperial còn có rất nhiều trường ĐH Anh nằm trong TOP 200 về đào tạo như ĐH

Manchester, Nottingham, Sheffield, Birmingham, Leeds, Bristol, Southampton Newcastle, Queen's University of Belfast…

1.5.3. Hàn Quốc

Là một trong bốn con rồng châu Á, Hàn Quốc có chính sách rất tích cực về đào tạo. Trong thập kỷ vừa qua, Hàn Quốc đã đưa ra hai chương trình lớn trong lĩnh vực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học, đó là: chương trình bồi dưỡng giáo viên mới trong 10 năm và chương trình trao đổi “ Chương trình đào tạo trong nước” đã chi 200 triệu đô-la cho 80 thầy giáo có kinh nghiệm trong 12 năm với mục đích thúc đẩy sự trao đổi thông tin và hợp tác giữa các trường đại học phát triển với các trường đại học địa phương. Với những chương trình lớn của quốc gia, Hàn quốc triển khai mạnh mẽ kế hoạch về đào tạo chung đến các trường học trong cả nước.

Các trường sẽ thực hiện các hoạt động về quản lý đào tạo theo yêu cầu và năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo được tốt và bắt kịp xu thế của thời đại,

Nhìn chung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các nước trên thế giới rất được coi trọng và các chính phủ đều ban hành các chính sách cần thiết, rõ ràng, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực phát triển.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đào tạo và quản lý đào tạo trong trường cao đẳng như:

- Khái niệm đào tạo, chất lượng đào tạo, giải pháp quản lý các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo;

- Khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý đào tạo và chức năng của quản lý;

- Các vấn đề về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp như:

mục tiêu, nội dung, các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp đó là: hệ thống quản lý trong nhà trường, đội ngũ GV, học sinh và quá trình học tập, hạ tầng vật chất kỹ thuật, chương trình giáo dục, chỉ đạo của cấp trên...

Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra được kinh nghiệm về quản lý đào tạo ở một số nước trên thế giới đó là: nước Úc, nước Anh và nước Hàn quốc

Đây là những vấn đề cơ bản về quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ về mặt cơ sở lý luận về quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo để làm cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)