CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội là trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương, tiền thân là trường Trung cấp nghiệp vụ Bộ Công Nghiệp Nặng được thành lập theo quyết định số 319/BCNg/KB2 ngày 7/8/1961 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Trường nhiều lần phải di chuyển địa điểm, nhiều lần thay đổi tên gọi như: trường Trung cấp Nghiệp vụ, trường Trung học Kinh tế 2, trường Trung học Kinh tế Điện Than, trường Kinh tế Mỏ và Than, trường Trung học Kinh tế Năng lượng, trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, trường Trung học Kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp. Đến nay, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội theo quyết định số: 1206/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Kể từ khi thành lập, trường đã không ngừng phấn đấu nhằm đa dạng hoá và mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng và uy tín của nhà trường, cho đến nay Nhà trường đã đào tạo được hơn 100 nghìn lượt cán bộ quản lý Kinh tế cho ngành và xã hội.
Email:cdktcn@kinhtecongnghiephanoi.com Website: www.kinhtecongnghiephanoi.com
Trường có 3 cơ sở để thực hiện và triển khai nhiệm vụ:
- Cơ sở chính: 143 đường Nguyễn Ngọc Vũ – Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: (04) 36884342 - Fax: (04) 3688421
- Cơ sở 2: 106 đường Tả Thanh Oai - Thanh Trì - Hà Nội Điện thoại: (04) 35566300 – Fax: (04) 35562956
- Cơ sở 3: Khu Đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam
Hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã vinh dự đựơc Đảng, Nhà nước và các cấp trao tặng các danh hiệu và phần thưởng cao quý:
- 01 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2016 - 01 Huân chương Lao động Hạng nhì năm 2008 - 01 Huân chương lao động Hạng ba năm 2004
- 08 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Nhiều năm liền trường được Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và đào tạo công nhận là trường tiên tiến xuất sắc.
Ngoài danh hiệu tập thể, cán bộ, GV nhà trường cũng không ngừng phấn đấu, rèn luyện vì sự nghiệp giáo dục đào tạo :
- 01 cá nhân được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - 03 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 02 cá nhân được tặng huân chương lao động hạng 3 - Nhiều nhà giáo được Chính phủ tặng bằng khen
- Nhiều cá nhân đạt danh hiện GV dạy giỏi cấp thành phố, toàn quốc.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội
Tổ chức bộ máy của nhà trường được thành lập theo điều lệ trường cao đẳng công lập do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành gồm:
- Ban giám hiệu: có Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng.
- 06 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức hành chính + Phòng Quản lý đào tạo + Phòng Quản trị đời sống + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Công tác học sinh - SV
+ Phòng Thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo - 08 khoa chuyên môn:
+ Khoa Cơ sở + Khoa Kế toán
+ Khoa Kinh tế và Quản lý + Khoa Tài chính ngân hàng + Khoa Công nghệ thông tin + Khoa May thời trang
+ Khoa Luật và Lý luận chính trị
+ Khoa Giáo dục thể chất và Quốc phòng an ninh
- 03 Trung tâm:
+ Trung tâm tuyển sinh và tư vấn nghề
+ Trung tâm đào tạo và hợp tác doanh nghiệp
+ Trung tâm tư vấn đào tạo kế toán, kiểm toán và thuế Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Nhà trường:
* Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám hiệu.
- Hiệu trưởng là người đứng đầu Nhà trường, do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Trường trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên do Bộ Công thương giao hàng năm.
- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công; đồng thời thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong nhà trường.
- Tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao.
- Đề xuất các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý theo thẩm quyền để hiệu trưởng xem xét, quyết định.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hiệu trưởng và giải quyết các công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Quản lý cán bộ, viên chức theo phân cấp của Hiệu trưởng.
Cụ thể như sau:
- Phòng Tổ chức hành chính: là đơn vị tham mưu giúp việc Hiệu trưởng các mặt công tác về cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ, các chế độ chính sách, công tác văn thư, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật trong công chức, viên chức, công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội và công tác quốc phòng.
- Phòng Quản lý Đào tạo giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch đào tạo tổ chức tuyển sinh; tổ chức quá trình thực hiện quá trình đào tạo của Nhà trường.
- Phòng Quản trị - Đời sống giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại thiết bị, cơ sở vật chất xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác an ninh, an toàn Nhà trường.
- Phòng Tài chính - Kế toán giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu, chi. Thực hiện các khoản thu, chi lập quyết toán hàng quý, hàng năm đúng quy định về chế độ kế toán, tài chính; tổ chức kiểm tra, kiểm kê, đánh giá tài sản theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Công tác HS – SV giúp Hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh;
đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về khen thưởng và kỷ luật HS.
- Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, cán bộ và Ngoại ngữ - Tin học: tổ chức đào tạo- bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành công nghiệp và xã hội. Liên kết với các Viện, Học viện, trường ĐH, CĐ, các cơ sở Giáo dục, trong và ngoài ngành đào tạo hệ: Cao học, ĐH (văn bằng 2), ĐH tại chức, Liên thông từ TCCN lên CĐ lên ĐH. Thực hiện các dịch vụ như: đào tạo cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ…
* Chức năng, nhiệm vụ của các khoa.
- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch chung của trường.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.
- Tổ chức biên soạn chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ, nhân viên trong khoa.
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy.