CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu thị trường lao động
3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp
Trình độ tay nghề thấp, ngoại ngữ còn yếu, các kĩ năng mềm hạn chế đang là những lực cản khiến chất lượng SV ra trường của trường Cao đẳng Kinh tế Công
nghiệp Hà nội chưa cao. Điều này, đang làm giảm năng lực cạnh tranh của Nhà trường trong thời đại mới.
Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với thị trường lao động nhằm nâng cao chất lượng SV ra trường phải gắn việc đào tạo với vị trí việc làm cụ thể ở các doanh nghiệp và của các nước nhận lao động Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Nhà trường phải xây dựng, nâng chuẩn đầu ra phù hợp với từng vị trí công việc mà SV sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đảm nhận trong tương lai.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
Xác định đúng mục tiêu đào tạo nghề phù hợp cho hội nhập, nhạy bén trong mở rộng ngành nghề mới, trong đó cần phải tập trung ngành vào các ngành công nghiệp trọng yếu để trên cơ sở đó Nhà trường có sự đầu tư phù hợp giúp nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu của người tuyển dụng.
Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với thị trường lao động cần được thể hiện ở ba lĩnh vực chủ yếu:
1. Đào tạo đạo đức nghề nghiệp:
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đề cao quan điểm “đạo đức nghề nghiệp”,
“tiên học lễ, hậu học văn”, coi đây là “văn hóa doanh nghiệp”. Văn hóa giao tiếp được xem như “chìa khóa” để đưa tới thành công trong công việc. Học lễ để học cách cư xử trong giao tiếp theo các quy chuẩn của đạo đức xã hội. Người thông thạo chữ “lễ” sẽ là cầu nối cho việc học văn, học việc. Dạy “Đạo đức nghề nghiệp” có nghĩa là dạy ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật và tinh thần say mê làm việc cho người học. Việc HSSV tốt nghiệp ra trường có Ý thức chấp hành tốt nội quy, quy chế của một tổ chức, doanh nghiệp chính là dấu hiệu khởi đầu cho sự thành công của tổ chức và doanh nghiệp. Đây có thể coi chính là mục tiêu đào tạo “số 1” của trường CĐ KTCN HN cần hướng đến trong xây dựng mục tiêu sát với thị trường lao động.
2. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn:
Trên cơ sở coi trọng lý thuyết kết hợp với nâng cao năng lực thực hành cho SV. Ngoài chương trình đào tạo chính quy luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất, Nhà trường tiếp tục xác định mục tiêu đề cao việc kết hợp đào tạo tại trường với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho HSSV
ngay trong quá trình học tập tại trường. Nhà trường cần chủ động kết hợp chặt chẽ và tăng cường quan hệ hợp tác giữa “ Doanh nghiệp – SV – Nhà trường”. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn đã phối hợp với nhà trường trong công tác xây dựng Giáo trình và Chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Với mô hình “Nhà trường- SV- Doanh nghiệp”, Nhà trường sẽ phát huy được tối đa “hiệu quả” công tác đào tạo, cụ thể là:
(i). Đào tạo theo nhu cầu, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp:
Nhà trường nên khai thác và ký nhiều thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn cùng nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, DN sẽ cung cấp các từ khóa (từ vựng) chuyên môn liên quan đến công việc sản xuất để nhà trường giảng dạy SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, với mô hình này, các Doanh nghiệp đã đóng góp quỹ vào “quỹ học bổng” của nhà trường nhằm động viên khuyến khích HSSV có thành tích tốt trong học tập, HSSV vượt khó trong học tập. Khi SV đi thực tập, các DN sẽ trực tiếp đến trường tuyển dụng SV. Trong quá trình đi thực tập SV được các DN trả lương từ 3-4 triệu VNĐ/1 tháng. Sau khi kết thúc đợt thực tập, các SV đều có cơ hội được DN tiếp nhận ở lại làm việc luôn với mức lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng
(ii). Chương trình “Gắn học tập với trải nghiệm thực tế sản xuất”
Trên cơ sở hợp đồng hợp tác giữa DN và nhà trường, Trong quá trình học tập, các em được nhà trường đưa đến các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Sam Sung, Canon, Hồng Hải, công ty TNHH Hosident của Hàn Quốc; công ty Vinadokoung của Hàn Quốc…để giúp các em có cơ hội “thực hành trải nghiệm trong sản xuất”
dưới hình thức làm bán thời gian (Buổi sáng đi học, buổi chiều đến DN để làm việc và ngược lại). Các doanh nghiệp có ôtô đưa đón các em đi làm thêm. Trong quá trình làm việc các em được các DN trả lương từ 3-4 triệu/ tháng. Với mô hình “vừa học vừa làm” như vậy, HSSV có đủ thu nhập để trang trải học phí trong 3 năm học tập tại trường. Thông qua mô hình đào tạo này, SV của trường có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đang được đào tạo với người bản ngữ, giúp nâng cao khả năng giao tiếp và thực hành nghề nghiệp. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường HSSV trường có thể dễ dàng tìm được việc làm ngay tại các DN, tập đoàn lớn của nước ngoài và có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
3. Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp:
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, HSSV trong trường còn cần được Nhà trường đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng mềm như:
(i). Đào tạo ngoại ngữ và CNTT: Nhà trường có thế mạnh là có khoa chuyên môn là Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin nên HSSV học tại trường nên yêu cầu bắt buộc phải thông thạo về CNTT, giao tiếp thành thạo ngoại ngữ sau khi ra trường, cụ thể: HSSV các khoa ngoại ngữ tối thiểu phải giao tiếp thành thạo 2 ngoại ngữ, các chuyên ngành khác tối thiểu giao tiếp thành thạo 1 ngoại ngữ.
(ii). Đào tạo tăng cường các kỹ năng mềm:
Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ, CNTT, nhà trường cần chú trọng đào tạo một số kỹ năng khác nữa như: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng nghiên cứu khoa học… nhằm giúp SV có thể thích nghi ngay với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.2.2.3. Điều kiện và cách thực hiện
* Điều kiện: Hệ thống mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội được sử dụng để Nhà trường xác định rõ chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường, vì vậy, việc xây dựng mục tiêu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, dễ triển khai, dễ đánh giá. Phải được Hiệu trưởng trường phê duyệt và công bố công khai.
- Cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu bao gồm các cán bộ quản lý và GV có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục và người sử dụng lao động để tiến hành công việc này.
-Nhà trường cần lập một ban (nhóm) chuyên nghiên cứu về yêu cầu của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Nhà trường phải nắm rõ các vị trí việc làm để đào tạo lao động trong nước cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
* Cách thực hiện: Lập ra một đội ngũ chuyên gia có chức năng cụ thể sau:
- Điều tra nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp;
- Nghiên cứu các chính sách, qui trình và chuẩn mực về đảm bảo chất lượng SV ra trường theo nhu cầu của xã hội
- Nghiên cứu các kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng mục tiêu đào tạo đảm bảo chất lượng của các trường trong khối Cao đẳng
- Lập báo cáo về thực trạng xây dựng mục tiêu đào tạo và đề xuất những điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo để Nhà trường xin ý kiến chỉ đạo
- Giúp Nhà trường lập kế hoạch từng bước thực hiện xây dựng mục tiêu đào tạo theo đúng chế độ chính sách và đảm bảo chuẩn mực.