Thực trạng hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 52 - 62)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo

* Trình độ và chất lượng học sinh “đầu vào”

Chất lượng “đầu vào” là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của trường. Chất lượng “đầu vào” tốt thì kết quả đầu ra có xu hướng cao hơn, ngược lại nếu chất lượng đầu vào thấp thì kết quả đầu ra sẽ bị hạn chế.

Trong những năm gần đây, cùng với sự trưởng thành của nhà trường thì hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng, số lượng SV tham gia các lớp đào tạo liên thông, liên kết ngày một tăng nhưng số lượng SV đăng ký thi tuyển và xét tuyển trung cấp ngành càng ít. Hiện nay, nhà trường có trên 2.000 SV đang theo học cả hệ cao đẳng và trung cấp.

SV trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội phần lớn có độ tuổi từ 18 tuổi, đây là lứa tuổi mới lớn, điểm đầu vào thấp nên đa phần ý thức học tập chưa cao, cuộc sống tự lập còn hạn chế nên rất dễ vấp phải những tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào học đường. Về nhận thức, hiểu biết và thái độ của SV cũng rất khác nhau. Có những SV bướng bỉnh trong giờ học, hay bỏ giờ, bỏ tiết, không chịu học bài, nếu bị GV khiển trách thì tỏ ra bất cần, thậm chí có những SV còn dọa nạt giảng viên, vì vậy giảng viên trong trường đã phải dùng nhiều biện pháp dạy học và giáo dục khác nhau cho phù hợp với từng SV. Chất lượng “đầu vào” của trường phụ thuộc rất lớn và quá trình đào tạo trước đó ở các bậc học phổ thông cũng như điểm đầu vào mà trường tổ chức thi tuyển. Đa số các SV khi vào trường học đã thi trượt các trường Đại học. Mặt khác, và do thực hiện công tác tổ chức xét tuyển và lấy điểm đầu vào thấp (lượng thí sinh đăng ký Cao đẳng giảm sút) nên chất lượng “đầu vào” trong những năm gần đây đã bị giảm đáng kể.

* Chất lượng đội ngũ GV

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, chất lượng đầu vào của SV, GV… Trong các nhân tố ảnh hưởng phải nhắc nhiều đó chính là nhân tố đội ngũ GV tham gia giảng dạy. Trong phạm vi của luận văn tác giả tác đi sâu đánh giá các khía cạnh liên quan đến đội ngũ GV, Cơ

cấu và số lượng GV, tuổi đời và thâm niên, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, về phương pháp giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa hoc …

Về cơ cấu và số lượng GV

* Số lượng GV

GV là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng tăng quy mô đào tạo. Trong những năm gần đây Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ GV cả trên phương diện số lượng và chất lượng .

Bảng 2.1: Thống kê số lượng GV giảng dạy giai đoạn 2013-2016

STT Khoa chuyên môn Năm

2013 – 2014

Năm 2014- 2015

Năm 2015 - 2016

1 Khoa Luật và LLCT 12 11 18

2 Khoa Kế toán 46 40 42

3 Khoa Kinh tế và Quản lý 47 50 52

4 Khoa Tài chính ngân hàng 22 22 27

5 Khoa Công nghệ thông tin 15 20 25

6 Khoa May thời trang - - 6

7 Khoa Cơ bản Cơ sở 0 22 23

8 Khoa Ngoại ngữ 20 22 25

9 Khoa GDTC & QPAN 7 8 10

Tổng cộng 162 195 228

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Cơ cấu đội ngũ theo giới tính

Do đặc thù của Nhà trường là đào tạo cử nhân kinh tế nên đa số BQLGD&GV của Nhà trường là nữ. Tỷ lệ lao động nữ thường chiếm 2/3 trong tổng số CBQLGD&GV trong nhà trường.

Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ GV của trường CĐ KTCN HN theo giới tính giai đoạn 2014 -2016

Năm Tổng số (Người)

Nam Nữ

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

2014 162 64 39.51% 98 60.49%

2015 195 56 28.71% 139 71.28%

2016 228 61 26.75% 167 73.25%

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Về tuổi đời và thâm niên GV

Trong những năm gần đây, để thực hiện mục tiêu nâng cấp trường lên trường Đại học, Nhà trường đã tiến hành trẻ hóa đội ngũ giảng dạy bằng cách tuyển dụng lao động có tuổi đời trẻ, có sức khỏe tốt và có trình độ đáp ứng cho yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ GV của trường CĐ KTCN HN theo độ tuổi và thâm niên công tác giai đoạn 2014-2016

Năm Tổng số (Người)

Tuổi đời < 35 tuổi Thâm niên > 12 năm Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

2014 162 96 59,26% 66 40,74%

2015 195 130 66,77% 65 33,33%

2016 228 156 68,42% 72 31,57%

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Qua bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2016, số lượng đội ngũ nhân lực có độ tuổi bình quân dưới 35 tăng dần, tốc đô ̣ ngày càng tăng, đă ̣c biê ̣t đến tháng 2016 đạt 68,42% nhưng bình quân thâm niên công tác chuyên môn của đội ngũ nhân lực trên 12 năm giảm xuống chỉ còn 31,57%.

Về trình độ chuyên môn

Trường CĐ KTCN HN có đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo cơ bản và có trình độ, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ GV hầu hết được đào tạo tại các trường ĐH thuộc khối kinh tế như: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, Học

viện ngân hàng, Học viện tài chính…Hiện nay trường có số lượng cán bộ có học vị TS và Thạc sỹ chiếm khoảng 40%.

Bảng 2.4: Đội ngũ GV trường CĐ KTCN HN theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 - 2016

Năm

Tổng số

(Người)

Trên đa ̣i ho ̣c (Người)

% so với tổng số

(%)

Đa ̣i ho ̣c (Người)

% so với tổng số

(%)

Khác (Người)

% so với tổng số

(%)

2014 162 74 45,8% 63 38,8% 25 15,4%

2015 195 68 34,9% 107 54,8% 20 10,3%

2016 228 79 34,6% 126 55,3% 23 10,1%

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Như vâ ̣y, đội ngũ GV của nhà trường ngày càng tăng lên, cả về quy mô và

trình đô ̣ chuyên môn. Nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích, bồi dưỡng tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều cán bộ tiếp tục học tập, nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ tiến sỹ.

* Về năng lực sư phạm:

Thống kê về số lượng GV cho chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 và giảng dạy cao đẳng – đại học như sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ GV của trường CĐ KTCN HN có chứng chỉ giảng dạy giai đoạn 2014-2016

Năm

Tổng số (Người)

Chứng chỉ SP bậc 1

Chứng chỉ SP bậc 2

Chứng chỉ giảng dạy CĐ-ĐH Số lượng

(Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

2014 162 162 100% 129 79,6% 58 35,8%

2015 195 195 100% 169 86,7% 58 29,7%

2016 228 228 100% 203 89,0% 89 39,0%

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Bảng thống kê số liệu trên chỉ thống kê đến chứng chỉ cao nhất mà GV trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội đã qua đào tạo.

Để tìm hiểu sâu hơn về năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ GV, tác giả đã tiến hành điều tra 100 cán bộ, giảng viên của Nhà trường với 100 phiếu phát ra và thu được một số kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá năng lực sư phạm cuả GV

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%) Tốt Tương

đối tốt

Bình

thường Kém 1 Kết hợp các phương pháp dạy học 20% 35% 35% 10%

2 Hiểu được tâm lý người học 27% 38% 27% 08%

3 Khả năng thu hút người học 22% 20% 36% 22%

4 Khả năng tổ chức và điều khiển lớp 20% 23% 40% 17%

5 Giải quyết các tình huống sư phạm 33% 33% 25% 9%

(Nguồn: Kết quả điều tra) Kết quả điều tra trong bảng cho thấy năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ GV nhà trường chưa cao. Nguyên nhân do phần lớn GV của nhà trường có tuổi đời và thâm niên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm lên lớp. Bên cạnh đó GV phải giảng dạy nhiều môn nên không có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu kỹ bài giảng, phương pháp truyền đạt hay những sáng tạo trong quá trình giảng dạy, khả năng thu hút ngưới học chưa cao, điều khiển các hoạt động dạy học còn kém linh họat, máy móc… Chính vì vậy làm cho sức thu hút của người học vào nội dung bài giảng chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy, mặc dù kiến thức chuyên môn của giảng viên được đánh giá cao.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học.

Hiên nay, đa số các cán bộ và GV của trường chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ, chưa có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài và tự chủ về học thuật. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm của Nhà trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

Bảng 2.7: Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ GV trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội giai đoạn 2014 - 2016

Năm

Tổng số (người)

Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

Chứng chỉ A

Chứng chỉ C hoặc TOFEL,

TOFIC

Chứng chỉ A Chứng chỉ C

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỉ lệ (%) 2014 162 82 50,6% 59 36,4% 77 47,5% 69 42,6%

2015 195 114 58,5% 62 31,8% 109 55,9% 56 28,7%

2016 228 144 63,2% 67 29,4% 141 61,8% 60 26,3%

(Nguồn: Phòng TCHC 2017) Mă ̣c dù số lượng GV có trình đô ̣ ngoa ̣i ngữ và tin ho ̣c có tăng qua các năm song tính trên tổng lao động lại chưa đạt tỷ lệ tăng, tuy nhiên, bảng thống kê này chỉ đề cập đến khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản (tin học văn phòng) còn đối với các phần mềm chuyên ngành thì hiện nay chưa thực hiện thống kê. Có thể nhận thấy rõ điểm yếu về khả năng ngoại ngữ, vận dụng ngoại ngữ vào công việc của GV trong Nhà trường. Việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ là hết sức cần thiết và hết sức khó khăn nhất là lao động độ tuổi trên 40

* Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức (thái độ), phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo Nhà trường dựa trên Chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của Bộ, nhà trường đã thực hiện tốt việc xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết cho tất cả các học phần liên quan đến các ngành mà trường đào tạo. Có thể đưa ra một dẫn chứng về khung chương trình đào tạo toàn khóa chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Xem Phụ

lục 4). Mỗi năm học, Phòng Quản lý Đào tạo kết hợp với các khoa chuyên môn có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi khung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường và trình thẩm định chương trình thông qua hội đồng thẩm định của nhà trường, để áp dụng vào năm học tiếp theo.

Qua khảo sát ý kiến của 100 cán bộ quản lý (gồm trưởng, phó, khoa, phong ban) và đội ngũ GV tham gia công tác xây dựng mục tiêu đào tạo, khung chương trình đào tạo, thời gian thực hiện vào tháng 6 năm 2016 (sau khi kết thúc năm học 2015 – 2016), tác giả thu được kết quả trong bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Bảng kết quả đánh giá mục tiêu, chương trình đào tạo

STT Nội dung đánh giá Mức độ (%)

Tốt Khá Trung

bình Kém 1 Xác định rõ mục tiêu, vị trí từng môn học. 53% 30% 17% 4%

2 Sự kế thừa giữa các môn học trong khung

chương trình đào tạo. 32% 47% 17% 4%

3 Hình thức đánh giá kết quả học tập người

học phù hợp. 24% 26% 43% 7%

4 Mức độ cân đối giữa lý thuyết và thực

hành, tự học, tự nghiên cứu của người học. 27% 17% 32% 14%

5 Tạo điều kiện để người học liên thông lên

bậc học cao hơn. 32% 27% 40% 01%

6 Tạo điều kiện cho người học lập kế hoạch

và đăng ký học. 07% 11% 34% 52%

7

Tạo điều kiện cho người học tích lũy kiến thức theo năng lực và điều kiện của bản thân.

11% 05% 37% 47%

8

Tạo điều kiện cho người học bố trí thời gian học tập tại trường và làm thêm ngoài giờ học.

12% 09% 40% 39%

9

Vai trò của nhà tuyển dụng, GV giảng dạy trong xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo.

10% 9% 51% 34%

(Nguồn: Kết quả phiếu điều tra) Qua bảng kết quả phiếu điều tra có thể thấy: Chương trình đào tạo của Nhà trường đã xác định được mục tiêu và vị trí của từng môn học trong chương trình. Bộ đề cương chi tiết các môn học của chương trình đào tạo đã nêu rõ được mục tiêu và vị trí của từng môn học nhằm giúp GV, người học định hướng mục tiêu và phương pháp giảng dạy và học tập của từng đối tượng. Các môn học trong chương trình có

sự kế thừa, hỗ trợ nhau trong toàn bộ chương trình đào tạo chuyên ngành. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người học có thể tiếp thu kiến thức một cách khoa học, hệ thống và logic. Về các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học; các ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Tính linh hoạt, mềm dẻo chương trình đào tạo còn thấp. Để khắc phục tình trạng này, Nhà trường cần phải thiết kế khung và thời lượng chương trình đào tạo phù hợp hơn, nên quy định các học phần bắt buộc, học phần bổ sung cho người học; học tập theo quy chế của BGD-ĐT, quy định khoản thời gian hoàn thành đơn vị học trình trong chương trình đào tạo trước khi tốt nghiệp ra trường.

* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thể hiện rõ nét trong quá trình thi cử và quá trình lên lớp. Thi cử là một trong những căn cứ đánh giá chất lượng hoạt động dạy và học của GV và SV. Tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, việc thi kết thúc học phần được thực hiện khi kết thúc đợt học của các học phần. Thông thường một đợt thi, SV sẽ thi 3- 5 học phần, mỗi học kỳ thi làm 2- 3 đợt. Việc bố trí thi như vậy tạo điều kiện cho SV không phải ôn dàn trải kiến thức của nhiều môn nhưng lại hạn chế khả năng tổng hợp kiến thức, liên hệ kiến thức của SV. Phần lớn các em có tâm lý học thi cho xong học phần này, để học học phần khác thi xong quên hết. Theo phỏng vấn trực tiếp một số SV của Trường cho biết trong các kỳ thi không ít SV chuẩn bị tài liệu để đem vào phòng thi, các em nói rằng cứ đem theo cho an tâm, nếu giám thị coi thi dễ dàng thì sử dụng, còn trong phòng thi, cứ trao đổi, khi nào giám thị coi thi nhắc nhở thì thôi. Bên cạnh đó, ý thức của một số giám thị coi thi còn hạn chế. Mặc dù, giám thị coi thi đều là GV nhưng các thầy cô đôi khi chưa thực hiện đúng quy chế, dễ dãi, cả nể đối với SV.

Vẫn còn hiện tượng giám thị coi thi quên đeo thẻ coi thi, làm việc riêng khi thực hiện nhiệm vụ ,… Ngoài ra, việc phân chia, tổ chức phòng thi với số lượng SV quá đông so với diện tích phòng thi cũng là nguyên nhân này làm cho kết quả thi không phản ánh đúng thực chất năng lực của SV.

Theo kết quả thống kê từ giáo vụ các khoa chủ quản, SV bị lập biên bản tập trung vào các môn học thuộc khoa Lý luận chính trị 33%, khoa Cơ sở 28%, khoa luật 25%, còn lại 24% thuộc các khoa khác như Kế toán, Kinh tế và quản lý,… Và

trung bình trong mỗi kỳ thi, mỗi phòng thi có 3 SV bị lập biên bản ở mức độ khiển trách hay cảnh cáo, không có SV bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế thi. Thực tế này đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý kịp thời để khắc phục tình trạng này mới đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, trong quá trình học, các SV cũng được đánh giá điểm qua bài kiểm tra và điểm ý thức. Vẫn tồn tại sự không khách quan của GV trong đánh giá vì có GV đánh giá dễ, có GV đánh giá khó. Vì vậy, chất lượng đào tạo có thể vẫn chưa phản ánh đúng thực chất.

* Khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị

Do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên cơ sở vật chất chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý và giảng dạy, học tập tại trường.

Bảng 2.9: Tình hình đầu tư máy tính, máy Projector, máy photocopy của trường CĐ KTCN HN giai đoạn 2014 - 2016

Năm

Máy tính Máy chiếu giảng Máy photocopy

Số lươ ̣ng (chiếc)

Tăng so với năm 2014

(%)

Số lươ ̣ng (chiếc)

Tăng so với năm

2014 (%)

Số lươ ̣ng (chiếc)

Tăng so với năm 2014

(%)

2014 625 - 44 - 19 -

2015 1013 162,1% 89 202,3% 34 178,9%

2016 1021 163,4% 89 202,3% 34 178,9%

(Nguồn: Phòng QTĐS 2017) Như vâ ̣y Nhà trường đã đầu tư khá nhiều máy móc thiết bi ̣ phục vụ công tác giảng da ̣y, ứng dụng những phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t nhằm nâng cao chất lượng giảng da ̣y. Việc đầu tư được thực hiện mạnh vào năm 2012. Hiện nay, 80% phòng học tại cơ sở 1 Nguyễn Ngọc Vũ được trang bị phông chiếu, máy chiếu giảng, tại cơ sở 2, trừ phòng thực hành máy tính, phòng lab, các phòng học mới chỉ được trang bị phông chiếu, máy chiếu GV phải cầm lên lớp do vậy GV sử dụng công cụ máy chiếu để giảng dạy còn rất ít. Mặc dù số lượng máy chiếu giảng đưa về các khoa quản lý từ

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)