Tình hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở một số nước trong

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.2. Tình hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở một số nước trong

1.2.1 Trường hợp nghiên cứu của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và có số dân đông nhất thế giới khoảng 1,3 tỷ người. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tương đối phát triển và hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề an toàn giao thông cũng nhƣ những quốc gia đang phát triển khác, Trung quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những năm gần đây, trung bình có khoảng trên 700.000 vụ tai nạn giao thông xảy ra làm khoảng 11.000 người chết hàng năm. Trung quốc là quốc gia có mức TNGT/1 triệu phương tiện cơ giới đường bộ ở mức khá cao khoảng 1.550 người chết/1 triệu phương tiện cơ giới đường bộ. Cùng với những nghiên cứu kịp thời và các chính sách mạnh của nhà nước, tình hình tai nạn giao thông cũng đã có những dấu hiệu tích cực.

Biểu đồ TNGT ở Trung Quốc

- 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003

Số vụ Số người chết Số người bị thương

Nguồn: EASTS Biểu đồ 1.1. Tình hình tai nạn giao thông ở Trung Quốc giai đoạn 1991-2003

Biểu đồ TNGT của NZ

300 400 500 600 700 800

1990 1991

1992 1993

1994 1995

1996 1997

1998 1999

2000 2001

2002 2003

2004 2005 Số người chết do TNGT đường bộ

Trung Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu tác động của đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông đến vấn đề tai nạn giao thông đường bộ. Mục tiêu của những nghiên cứu này là đánh giá, phân tích ảnh hưởng tác động qua lại và từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp. Chính từ những kiến nghị này, Trung Quốc đã xây dựng và ban hành Luật an toàn giao thông đường bộ ngày 1/5/2004. Nhằm tăng cường công tác kiểm soát tình hình tai nạn giao thông của nước này. Các nghiên cứu cũng chỉ đánh giá mức độ ảnh hưởng theo định tính. Tuy nhiên, rất nhiều các vấn đề được đề cập và cũng đã chỉ ra đƣợc những mối quan hệ trong điều kiện của Trung quốc.

1.2.2. Trường hợp nghiên cứu của NewZealand

Hệ thống đường bộ của New Zealand tương đối hiện đại được thiết kế theo quy trình AUSROAD của Úc. Tuy nhiên, tình hình TNGT đường bộ nghiêm trọng dẫn tới việc phải nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với các điều kiện của New Zealand. Cơ quan quản lý ATGT (LTSA) của New Zealand đã tiến hành nhiều nghiên cứu với mục đích nhằm đảm bảo hệ thống đường bộ của New Zealand được thiết kế, thi công và quản lý đảm bảo an toàn với một chi phí phù hợp. Một số lĩnh vực đã nghiên cứu, bao gồm: ảnh hưởng của các yếu tố đường bộ, tốc độ, dòng phương tiện và lưu lượng, các trang thiết bị ATGT đến ATGT; Nghiên cứu giám sát các vụ va chạm đường bộ; Nghiên cứu hệ thống quản lý ATGT đường bộ. Trên cơ sở đánh giá của các nghiên cứu trên, New Zealand đã thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu quản lý đồng thời ra các hướng dẫn cụ thể về thiết kế an toàn các yếu tố đường bộ và công tác quản lý ATGT đường bộ trong đó có quản lý các yếu tố của đường bộ.

Nguồn: LTNZ Biểu đồ 1.2. Tình hình tai nạn giao thông ở New Zealand

Qua biểu đồ có thể thấy đƣợc, trong những năm đầu thập kỷ 90, NewZealand đứng trong hàng ngũ những quốc gia có tình trạng tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng đứng hàng đầu thế giới. Tỷ lệ số người chết do TNGT đường bộ trên 100.000 dân rất cao đạt tới 21,4 vào năm 1990. Cùng với nhiều nghiên cứu đề xuất các giải pháp, sự quyết tâm của chính quyền và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong vấn đề kiềm chế, giảm thiểu TNGT đường bộ đến nay NewZealand được cộng đồng thế giới đánh giá là nước có nhiều thành công nhất trong vấn đề an toàn giao thông. Năm 2005, cả nước có 404 người chết do TNGT đường bộ và tỷ lệ số người chết trên 100.000 dân chỉ còn ở con số 9,9. Tính từ năm 1990 đến năm 2005, số người chết do TNGT đường bộ giảm 45% trong khi đó số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng 38% và dân số tăng 20%.

Các hướng dẫn chính là kết quả của các công tác nghiên cứu, bao gồm:

Hướng dẫn thực hiện kiểm soát giao thông tại các giao lộ; Hướng dẫn thiết kế các biển đường phố; Hướng dẫn bố trí thiết lập các địa điểm buôn bán ở khu vực đường ngoài đô thị; Hướng dẫn bố trí dải phân cách mềm; Hướng dẫn cọc tiêu, biển báo giao thông khu vực đường ngoài đô thị; Hướng dẫn về tầm nhìn của đường; Biển quảng cáo và an toàn đường bộ: hướng dẫn thiết kế và vị trí lắp đặt; Hướng dẫn bảo vệ an toàn bó vỉa; Hướng dẫn báo hiệu và bố trí làn phụ; Biển báo và sơn kẻ đường ở giao cắt đường sắt; Hàng rào bên đường và các giải pháp khác; Hướng dẫn các trạm nghỉ ven đường; Hướng dẫn thiết bị cho bộ hành khiếm thị; Hướng dẫn tốc độ cho đoạn vào - ra khu vực đô thị - nông thôn; Giới hạn tốc độ; Hướng dẫn xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý ATGT cho các đơn vị quản lý đường bộ; Thực hiện hệ thống quản lý ATGT đường bộ ở New Zealand; Hệ thống quản lý ATGT: Nâng cao ATGT đường bộ; Xây dựng hệ thống quản lý an toàn cho các địa phương. Tất cả những hướng dẫn trên đã góp phần to lớn cho sự thành công trong việc kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ ở New Zealand.

1.2.3. Trường hợp nghiên cứu của Nhật Bản.

Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một trong những nước có giao thông đường bộ phát triển tốt, nhưng trong quá khứ tại thời điểm những năm 60 - 70 của thế kỷ trước TNGT đã làm đau đầu các nhà lãnh đạo chính quyền đất nước Mặt trời mọc.

Đỉnh điểm về số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ tại Nhật Bản là 16.765 người năm 1970. Trong năm 1970, sau khi ban hành Luật Chính sách An toàn Giao thông, Uỷ ban Trung ƣơng về các Giải pháp An toàn Giao thông đã đƣợc thành lập và các Chương trình Đảm bảo An toàn Giao thông Cơ bản đã được xây dựng.

Việc phát triển các mạng lưới đường bộ an toàn hơn đã được tiến hành mà là kết quả của các giải pháp mạnh về đảm bảo ATGT bao gồm cả việc xây dựng mới đường và các công việc tái xây dựng, ví dụ như tại các xa lộ, đường tránh và đường vành đai, phân tách các làn đường dành cho phương tiện với đường bộ bộ hành. Sau khi thực hiện các giải pháp này, mạng lưới đường bộ có tỷ lệ tai nạn thấp đá được mở rộng và sự phân tách người đi bộ với phương tiện đã được xúc tiến. Nhờ đó, mức độ an toàn đã đƣợc cải thiện rất nhiều.

Luật về các Giải pháp Khẩn cấp liên quan đến việc Xây dựng các Công trình Đảm bảo ATGT đã đƣợc ban hành năm 1966 để giải quyết các vấn đề ATGT liên quan đến các đường bộ và quốc lộ được trải mặt hiện có. Theo luật này, việc cải tạo các trang thiết bị ATGT chẳng hạn như: đường bộ hành/vỉa hè, làn đường chung cho người đi bộ và xe đạp, biển báo và các vạch sơn chỉ dẫn, các công trình chiếu sáng đường và đèn hiệu giao thông đã được thực hiện trong một chương trình cải tạo toàn diện với sự công tác với uỷ ban an toàn công cộng.

Việc so sánh tỷ lệ tai nạn trước và sau khi cải tạo các công trình đảm bảo ATGT chính cho thấy hiệu quả lợi ích của chúng. Một nghiên cứu chuyên đề thực sự chỉ ra rằng tỷ lệ tai nạn đã giảm xuống khoảng 2/3 sau khi cải tạo đường bộ hành/vỉa hố, giảm xuống khoảng ẳ sau khi cải tạo cỏc nỳt giao; và giảm xuống khoảng ẵ sau khi cải tạo hệ thống chiếu sỏng đường.

Trên Quốc lộ Meihan (Quốc lộ 25) thuộc tỉnh Nara, vùng Kinki, Nhật Bản, chất lượng đường tốt, hiệu quả và chất lượng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tốt và tổn thất trong đầu tư chiếm tỷ lệ thấp, hiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tƣ cao nên số vụ tai nạn đã giảm trên 70% cùng việc sử dụng hệ thống cảnh báo nguy hiểm - hệ thống này cảnh báo các xe về nguy cơ xảy ra tai nạn tại các đường cong ẩn ở phía trước. Hệ thống dựa trên Cơ sở hạ tầng đã rất hữu hiệu trong việc làm giảm tai nạn và việc đưa vào sử dụng các Hệ thống tương tác Xe - Đường sẽ làm giảm hơn nữa TNGT.

Một ví dụ điển hình về việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm mục đích làm giảm TNGT của Nhật Bản là: Trong một nghiên cứu nổi bật năm 2004 của Hiệp hội kiến trúc quốc tế Nhật Bản đã phát minh ra loại nhựa đường thông minh, góp phần làm giảm số vụ TNGT đường bộ. Thông qua phân tích và nghiên cứu thống kê TNGT, các nhà hoạch định giao thông Nhật Bản đã phát hiện tỷ lệ phát sinh TNGT khi mặt đuờng ướt cao gấp 5 lần so với mặt đường khô ráo.

Vậy là, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu loại nhựa đường không thấm

nước. Loại “công cụ” này phát huy hiệu quả ở các đoạn đường cong, có khả năng

“hấp thụ” nhanh chóng nước mưa xuống tầng đáy của đường, sau đó dẫn đến hệ thống thoát nước ở hai bên đường. Như vậy, mặt đường sẽ không bị tích nước vì vậy, không xảy ra hiện tƣợng khúc xạ ánh sáng làm hạn chế tầm nhìn của lái xe và đảm bảo độ ma sát của mặt đường với bánh xe. Nhờ đó, đã giảm được 1/3 số vụ TNGT.

Đây chính là lý do tại sao giao thông đường bộ của Nhật Bản được đánh giá rất cao trên thế giới.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ những dẫn chứng trên cho thấy:

- Các yếu tố đường bộ khi nghiên cứu cần phải xây dựng hoặc áp dụng các mô hình dự báo và cần được phân tích kiểm nghiệm qua thực tế. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đƣợc định lƣợng sao cho với mỗi giá trị của yếu tố ứng với một mức độ an toàn nào đó. Kết quả này giúp cho những người thiết kế lựa chọn để đảm bảo vừa an toàn nhƣng đồng thời chi phí cũng phải hiệu quả nhất.

- Nghiên cứu cần phải bám sát vào các điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia về địa lý, khí hậu, thể chế và các yếu tố về con người.

- Để nghiên cứu đạt chất lƣợng và hiệu quả cao nên xem xét về một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ.

- Trong điều kiện hạn chế về cơ sở dữ liệu và hạn chế về mặt kinh phí, thời gian nên phân tích và sử dụng các kết quả tương tự của các quốc gia khác đã tiến hành.

- Kết quả của các nghiên cứu cần phải đƣợc xem xét làm cơ sở để xây dựng và ban hành các hướng dẫn trong thiết kế và quản lý an toàn giao thông.

Những bài học này rất cần thiết cho công tác nghiên cứu đề tài này cũng nhƣ những nghiên cứu về các vấn đề trên trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Hệ thống cơ sở dữ liệu về TNGT của Việt Nam chƣa đƣợc xây dựng đồng bộ và đầy đủ, đồng thời các nguồn kinh phí phục vụ cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng còn chƣa đáp ứng hết nhu cầu thực tế ngày càng cao. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu của các nước đi trước sẽ rất hữu ích cho nghiên cứu hiện nay của Việt Nam nói chung cũng nhƣ tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)