CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Tổng quan về hệ thống giao thông đường bộ
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ QL18A, QL10, QL4B, QL18C, QL279 đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái (quy hoạch) đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, là các tỉnh phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Với điều kiện tư nhiên như vậy tất yếu đã dẫn tới hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh rất phức tạp, bao gồm nhiều đường thẳng, đường dốc, đèo dốc, đường cong... và cả những đoạn đường đô thị, miền núi với các cấp độ khác nhau, hệ thống cầu cống qua nhiều địa hình khác nhau. Hiện nay một số đoạn đường đã bị hư hỏng, cầu cống bị xuống cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNGT đường bộ.
Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn và đồng thời được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh tạo sự thuận lợi nhất định cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.
Hầu hết các tuyến quốc lộ đã đƣợc trải thảm bê tông hoặc thảm nhựa. Về đường tỉnh hiện nay thường có tiêu chuẩn cấp IV,cấp V, một số đoạn gần các thành phố, thị trấn đạt cấp III. Nhìn chung chất lượng mặt đường của các tuyến đường
tỉnh đã được cải thiện đáng kể với trên 60% mặt đường đã được trải bê tông nhựa, bê tông thấm nhập nhựa và láng nhựa. Tuy nhiên, mặt đường cấp phối và đá dăm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Một số tuyến đường cấp phối hiện đang xuống cấp, bụi bặm vào mùa khô, không được bảo dưỡng và rải lại cấp phối thường xuyên, có thể xuống cấp nhanh chóng và không thể đi lại vào mùa mƣa. Gần đây, nhiều hệ thống công trình trên các tuyến đường tỉnh đã được làm mới, nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên, số lƣợng và chất lƣợng vẫn còn hạn chế. Hiện tại, còn nhiều cầu đã xuống cấp, tải trọng cũng nhƣ khổ cầu không đồng bộ dẫn đến nguy cơ xảy ra TNGT cao.
Đường huyện xã thường có tiêu chuẩn thấp, chất lượng đường giao thông nông thôn thấp, quy mô đường nhỏ hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu. Hệ thống cầu cống trên các tuyến GTNT còn thiếu và yếu, chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ, có nhiều loại khác nhau với tải trọng khác nhau. Nhiều tuyến chủ yếu là cầu cống tạm, xe có trọng tải vừa và lớn không thể qua đƣợc, gây ách tắc và sạt lở trong mùa mưa lũ, nguy cơ xảy ra TNGT cao. Đường thôn xóm chiếm tỷ lệ thấp so với mạng lưới đường bộ, có quy mô nhỏ bé, tiêu chuẩn kỹ thật thấp. Gần đây tỉnh Quảng ninh đã phát động nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng đường thôn xóm nên tỷ lệ mặt đường bê tông đã chiếm tới 60% bình quân; riêng khu vực đồng bằng và đô thị tỉ lệ này đạt 96 %. (Số liệu cụ thể trong bảng ở phần tiếp theo dưới đây).
* Nút giao cắt và đường ngang.
Theo nguyên tắc thiết kế, các tuyến đường lớn, đặc biệt là các tuyến quốc lộ và cao tốc phải cách xa các khu dân cƣ và hạn chế tới mức tối đa các ngã ba, ngã tƣ, và các điểm cắt ngang. Tuy nhiên, trên hệ thống đường quốc lộ hiện nay ở tỉnh vẫn tồn tại rất nhiều các điểm giao cắt nguy hiểm làm giảm năng lực thông hành và gây mất an toàn giao thông.
Cầu vượt dành cho người đi bộ ở một số khu dân cư đông đúc, khu có chợ, trường học, bệnh viện, nơi có lượng người tập trung đi lại giữa hai bên quốc lộ cao.
chưa được xây dựng nên người dân thường tự ý băng qua đường không đi theo đứng làn đường, phần đường dành cho người đi bộ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Trên quốc lộ có rất nhiều đường ngang dân sinh cắt qua. Việc mở đường ngang, đấu nối trực tiếp vào quốc lộ tạo nhiều điểm giao cắt đồng mức. Trước hiện trạng này, UBND tỉnh đã cho xây dựng hệ thống đường gom để hạn chế tình trạng đầu nối trực tiếp từ các khu dân cƣ, khu công nghiệp ra quốc lộ. Tuy nhiên với tốc
độ phát triển mạnh mẽ của các khu dân cƣ và khu công nghiệp dọc quốc lộ 18 nhƣ hiện nay thì số lượng các đoạn đường gom đã xây dựng là không đáp ứng đủ.
* Hệ thống bến xe.
Hiện nay trong tỉnh có 16 bến xe, trong đó có 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; 185 điểm dừng xe đón khách công cộng, trong đó 26 điểm có mái che ở khu vực đông dân cƣ. Toàn tỉnh có 151 tuyến vận tải khách liên tỉnh, liên tỉnh liền kề với 19 tỉnh thành phố trong đó Sở GTVT Quảng Ninh chấp thuận 82 tuyến; toàn bộ số phương tiện hoạt động liên tỉnh lên tới gần 950 xe; Tuyến nội tỉnh 18 tuyến với gần 180 phương tiện của 14 doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh hoạt động vận tải khách. Trên các tuyến đường liên tỉnh hiện nay hầu như không có các nhà chờ, các trạm dừng nghỉ dọc đường. Các điểm đỗ, điểm dừng xe hầu như mang tính tự phát, hầu hết các xe đón khách trên đường là chính, hành khách chưa có thói quen vào bến hoặc điểm đỗ dừng để đón xe điều này gây cản trở giao thông, mất an toàn, nguy cơ TNGT cho người tham gia giao thông trên đường.
* Phương tiện giao thông.
Trong những năm gần đây, số lượng phương tiện cơ giới tăng lên nhanh chóng. Sự bùng nổ các phương tiện cơ giới, đặc biệt là xe máy khi chưa có một hệ thống kiểm định chặt chẽ đảm bảo an toàn và một hệ thống kết cấu hạ tầng tương thích thì đó vẫn còn là tác nhân tiêu cực đối với việc kiềm chế TNGT cũng nhƣ bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, đặc biệt là trên Quốc lộ 18, qua khảo sát, số liệu đếm xe tại vị trí đầu Cầu Bãi Cháy cho kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Số liệu đếm xe tại vị trí cầu Bãi Cháy Năm Tổng
số
Xe con Xe tải nhẹ
Xe tải trung 2
trục
Xe tải nặng 3 trục
Xe tải nặng 4 trục
Xe khách
loại nhỏ
Xe khách loại lớn
2005 4540 2194 694 428 104 166 636 318
Tháng
8/2011 11507 5650 1516 857 613 479 1583 809 Nguồn: Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh
* Kiểm định phương tiện.
Quảng Ninh có 1 trung tâm đăng kiểm đường bộ gồm 3 dây chuyền kiểm định cơ giới hoá hiện đại tại Hạ Long và Uông Bí. Hệ thống thiết bị kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ của Tỉnh được trang bị phương tiện hiện đại, nên chất lƣợng kiểm định đảm bảo theo đúng quy định, hiện nay đã hoà nhập với các nước ASEAN. Nhờ được trang bị phương tiện hiện đại, nên chất lượng kiểm định đã nâng lên đáng kể. Tuy vậy với tình hình phát triển phương tiện như hiện nay, việc thiết lập thêm dây truyền đăng kiểm tại vùng trung tâm thị xã thị xã Móng Cái là rất cần thiết, tránh việc di chuẩn phương tiện từ xa về 3 địa điểm hiện có.
* Chất lượng phương tiện
Số lượng phương tiện cơ giới, đặc biệt là xe máy gia tăng một cách nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Có rất nhiều loại ô tô, xe máy đƣợc sản xuất ở nhiều nước khác nhau, chất lượng của nhiều loại phương tiện cơ giới từng bước đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, các loại ô tô cũ, hỏng, quá niên hạn sử dụng vẫn còn tồn tại, lưu thông trên đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và gây ra TNGT.