CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cùng với sự bùng nổ về phương tiện cơ giới đường bộ, tốc độ đô thị hoá cao, kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông bất cập, TNGT ở Quảng Ninh tăng trong nhiều năm qua, chỉ bắt đầu từ năm 2003 TNGT mới có xu hướng giảm tuy nhiên tính bền vững ổn định chưa cao. Đối với TNGT đường bộ, có 3 nguyên nhân chính gây nên đó là: Con người, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông. Trong 3 yếu tố trên, điều kiện cơ sở hạ tầng đường bộ đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề đảm bảo ATGT. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu chính là tiền đề cho các bước tiếp theo trong luận văn này. Với các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thí nghiệm là một công việc quan trọng trong nghiêm cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu.
Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.
2.1.2. Phương pháp phi thực nghiệm.
Khái niệm:
Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng.
Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học, …
Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu đƣợc thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu.
+ Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập không có cấu trúc hay số liệu khó đƣợc mã hóa. Câu hỏi cho phép câu trả lời mở và có các diễn tả, suy nghĩ khác nhau hơn là ép hoặc định hướng cho người trả lời.
+ Câu hỏi kín: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập có thể tương đối dễ dàng phân tích, mã hóa nhƣng nó giới hạn sự trả lời. Thí dụ, sinh viên các khóa học đƣợc đƣa ra các câu hỏi nhận xét về giáo trình, bài giảng, sách, … và đƣợc chỉ định trả lời theo thang đánh giá 5 mức độ (rất hài lòng: +2; hài lòng: +1; trung bình: 0; không hài lòng: -1; rất không hài lòng: -2) để biết sinh viên thỏa mãn hay không thỏa mãn.
Đây là các câu hỏi kín thể hiện sự mã hóa số liệu.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.
Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thường phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phương pháp thường dùng:
2.2.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:
-Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:
Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra.
Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi.
-Quan sát nguỵ trang và quan sát công khai:
Quan sát nguỵ trang có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát.
Quan sát công khai có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Đơn vị nghiên cứu sử dụng thiết bị điện tử gắn vào ti vi để ghi nhận xem khách hàng xem những đài nào, chương trình nào, thời gian nào
-Công cụ quan sát :
Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan con người để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy đếm số người ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của người xem ti vi…
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc…
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của vấn viên: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hưởng đến câu trả lời của đáp viên; không đƣợc bịa ra câu trả lời, bỏ bớt câu trả lời để tự điền lấy cho nhanh;
phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
-Áp dụng phương pháp này tại chợ hay siêu thị vì chi phí rẻ, thuận lợi, dễ kiểm tra, mẫu nghiên cứu đa dạng (chi phí ít nhưng hỏi được nhiều người ở những địa bàn khác nhau), có thể sử dụng trang thiết bị hỗ trợ (thuê một phòng của trung tâm thương mại để bố trí các trang thiết bị như trang thiết bị nấu ăn, trang bị máy chiếu video, phòng để phỏng vấn tập thể, trình bày về các quảng cáo hay minh hoạ trong quá trình phỏng vấn…). Tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhƣ: Do mẫu chọn tại các trung tâm thương mại là mẫu phi xác suất nên không cho phép ta suy diễn kết quả cho tổng thể lớn hơn; những người lui tới chợ hay siêu thị để mua sắm không có nhiều thời gian để trả lời. Vấn viên sẽ mang tâm lý vội vàng để đẩy nhanh tốc độ hỏi nên khó đạt đƣợc chất lƣợng hỏi cao.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh; Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh...
- Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo của các năm 2006 - 2010 của Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh.
- Các tài liệu thống kê số Km đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007- 2010
- Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT của Uỷ ban ATGT quốc gia các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
- Tài liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011; định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
- Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh.
- Các công trình, dự án triển khai thực hiện trên địa bàn.
- Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng đầu tƣ xây dựng GTĐB ở tỉnh Quảng Ninh, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn t ừ đó đƣa ra giải pháp góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Word , Excel trên máy vi tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.
2.5. Phân tích số liệu.
2.5.1. Phương pháp phân tổ.
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí như giá trị đầu tư theo từng loại đường, tình trạng từng đoạn quốc lộ theo lý trình Km,... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những nhận định tổng quát về việc đầu tƣ xây dựng GTĐB hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh.
2.5.2. Phương pháp so sánh.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh các nhiệm vụ kế hoạch, so sánh qua các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự, so sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh về đầu tư xây dựng GTĐB với so sánh TNGT qua các năm. Phương pháp này sánh chỉ tiêu về đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, tai nạn giao thông qua các năm (các chỉ tiêu về số vụ, số người chết và số người bị thương):
- So sánh tuyệt đối: dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt đƣợc qua các năm. Thông qua các chỉ tiêu, yêu cầu đề ra theo tinh thần chỉ đạo của Nhà nước, chính quyền địa phương về đầu tư cho giao thông đường bộ, về việc kiềm chế TNGT, giảm TNGT (năm 2012 - Năm ATGT, UBATGTQG và UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu số người chết vì TNGT phải giảm trên 30%)
- So sánh tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc, hoặc chỉ tiêu của cùng kỳ năm trước để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng mà ở đây chính là về Tai nạn giao thông đường bộ, mức độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, số tiền thu về ngân sách từ nguồn thu phạt vi phạm An toàn giao thông của đối tƣợng tham gia giao thông qua các năm trên địa bàn tỉnh.
2.5.3. Phương pháp đồ thị.
Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị.
Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.5.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhƣng có năng lực chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu, giúp ích cho công tác dự báo, điều tra thực tế.
CHƯƠNG 3