CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Các nguyên nhân tai nạn giao thông
- Chủ yếu là do ý thức con người, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến do tác động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng còn một bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện; 85% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Không tuân thủ với các quy định và luật giao thông: đây là các lỗi do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông kém. Các lỗi bao gồm quá tốc độ, vượt sai quy định, say rƣợu bia, thiếu quan sát, lái xe mệt mỏi, và đua xe máy trái phép.
- Cƣỡng chế luật giao thông còn yếu: vẫn còn nhiều bất cập trong công tác cƣỡng chế thi hành luật giao thông.
- Thiếu các chuẩn mực pháp lý cần thiết: vẫn còn có nhiều bất cập trong quản lý nhà nước của các bộ, các ban ngành và chính quyền địa phương trong việc giữ gìn trật tự và an toàn giao thông, bao gồm cả thẩm định phương tiện, cấp bằng lái xe và đào tạo. Nhiệm vụ và chức năng đảm bảo an toàn giao thông của các bộ ngành đƣợc quy định trong Luật giao thông và các nghị định khác của Chính phủ. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này vẫn chƣa đƣợc các bộ ngành thực hiện đầy đủ. Hệ thống pháp luật về an toàn giao thông còn chƣa đồng bộ và hiệu quả. Bao gồm:
+ Các văn bản pháp luật, quy định đƣợc ban hành không đồng bộ hoặc không đƣợc thi hành kịp thời.
+ Các biện pháp cƣỡng chế và xử phạt đối với các đối tƣợng vi phạm còn chƣa nghiêm khắc và triệt để, bởi vậy việc sử dụng chúng nhƣ biện pháp giáo dục vẫn còn hạn chế và thiếu hiệu quả.
- Thiếu sự tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về an toàn giao thông: giáo dục an toàn trong trường học cho học sinh và các chiến dịch an toàn giao thông tại cộng đồng được các bộ ngành và các tổ chức thực hiện vẫn chưa nhiều, chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp.
- Số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh: số lượng phương tiện cơ giới, đặc biệt là xe máy tăng nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Năm 2010, môtô, xe gắn máy tăng trên 12 %, ôtô tăng trên 15 %. Xu hướng tăng này làm cho quá trình kiểm soát tai nạn giao thông bằng hệ thống luật pháp và các chính sách trở nên khó khăn hơn.
3.3.1.2. Nguyên nhân do hạ tầng
- Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào trong quản lý giao thông vẫn còn hạn chế và chƣa đồng bộ.
- Kết cấu hạ tầng đường sá vừa thiếu vừa yếu: kết cấu hạ tầng đường sá không đáp ứng được nhu cầu giao thông, đặc biệt là nhu cầu của các phương tiện xe cơ giới đã gián tiếp làm cho TNGT đường bộ tại Quảng Ninh gia tăng lên.
- Việc đầu tƣ và quản lý cho hạ tầng giao thông: hành lang an toàn giao thông, giải phân cách, biển báo,... chƣa đƣợc tốt và sát sao. Hành lang an toàn giao thông bị vi phạm nghiêm trọng vẫn diễn biến phức tạp ở một số tuyến đường bộ, các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt, số đường ngang dân sinh mở trái phép bị đóng lại ít hơn số vi phạm mới.
- Công tác quản lý phát triển đô thị dọc theo các tuyến đường chính: việc phát triển của chợ và các khu dân cư dọc theo các tuyến đường (bao gồm các đường mới và đường cao tốc) còn kém dẫn đến việc tăng nhanh của các đường ngang mở trái phép và lấn chiếm lòng lề đường cũng là một nhân tố nguy hiểm.
- Chất lượng đường sá và các điều kiện còn yếu kém, không thoả đáng và không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhiều đoạn đường không đƣợc nắn thẳng, các điểm khuất tầm nhìn nhiều, các hạng mục cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ nhƣ giải phân cách, hành lang an toàn, tôn hộ lan, đèn chiếu sáng cao áp và các tín hiệu giao thông chƣa đƣợc chuẩn hóa... cũng góp phần gây nên việc hạn chế tầm nhìn, không thuận tiện cho người tham gia giao thông, làm ảnh hưởng đến an toàn cho người tham gia giao thông trên đường.
- Đường giao thông nằm các vị trí có nhiều đèo và dốc, trên các sườn đèo và núi dốc. Những đoạn đường như vậy thường rất ngoằn ngoèo, với các khúc cua nhỏ và tầm nhìn hạn chế. Độ dốc từ 10 - 15% là rất phổ biến. Hàng rào bảo vệ và các thiết bị cảnh báo như hàng rào bảo vệ, biển chỉ đường, mốc giới và gương cầu đều thiếu. Việc đầu tư cho đường, cầu qua các nơi có đèo, dốc, sông suối, đèo dốc, độ cắc chéo của của địa hình lớn, độ cao của đồi núi, nền đường không vững chắc, nhất là các tuyến đường ven biển, bãi cát, đầm lầy... cần được quan tâm, chỉ đạo của lãnh
đạo, chính quyền tỉnh trong việc cân đối ngân sách đầu tƣ thỏa đáng, hợp lý để chất lƣợng các công trình đƣợc đầu tƣ, xây dựng theo chuẩn mực nhƣ dự toán, yêu cầu đã đề ra.
- Việc quản lý nguồn vốn, giải ngân cho việc đầu tƣ hạ tầng giao thông, trách nhiệm của các cơ quan trong việc tiếp nhận và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, ngân sách đƣợc cấp. Vấn đề tham nhũng, bớt xén dự toán, khai man khối lƣợng công trình, ý thức trách nhiệm trong việc thẩm định công trình... để rút ruột, lấy tiền công trình vô nguyên tắc... đã dẫn tới chất lƣợng công trình kém đi rất nhiều, chóng hƣ hỏng, phải làm đi làm lại nhiều lần.
- Công việc duy tu, bảo dƣỡng công trình sau khi đã bàn giao đƣa vào sử dụng cũng chƣa đƣợc tốt dẫn đến số lƣợng các vụ TNGT tăng lên.
- Yếu kém trong việc quản lý phát triển đô thị dọc theo các tuyến đường chính: việc phát triển của chợ và các khu dân cư dọc theo các tuyến đường (bao gồm các đường mới và đường cao tốc) dẫn đến việc tăng nhanh của các đường ngang mở trái phép và lấn chiếm lòng lề đường cũng là một nhân tố nguy hiểm.
Bất cứ một khâu nào trong quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ làm không tốt đều là nguy cơ để tai nạn giao thông xảy ra, tai nạn giao thông gia tăng.
Rõ ràng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có vai trò quan trọng để giao thông đường bộ được thông suốt và an toàn.
Các phân tích trên dẫn chứng cho việc tất yếu TNGT sẽ xảy đến nhiều và thường xuyên, như một căn bệnh kinh niên khó chữa và điều trị, cần phải có một
“liều thuốc” đặc trị mới hy vọng tháo gỡ đƣợc hiện trạng này.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh đã và đang ở mức độ nghiêm trọng. Hầu hết nguyên nhân xảy ra TNGT đƣợc xác định đều là các nguyên nhân đơn lẻ do một trong 3 yếu tố gây ra là con người, phương tiện và điều kiện đường sá thiết kế không phù hợp, thói quen đi lại tuỳ tiện của người tham gia giao thông, thi công không đúng theo thiết kế, chất lượng mặt đường không đảm kỹ thuật, xuất hiện vật cản, đường cong nhỏ, tầm nhìn hạn chế.
Qua các phân tích tổng quan hệ thống giao thông đường bộ ở trên, nhìn chung giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục trong giai đoạn phát triển. Giai đoạn 2005 - 2010, giao thông trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, liên tục gia tăng phương tiện. Đặc biệt cuối năm 2006, cầu Bãi Cháy chính thức lưu thông, phục vụ giao thông, phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì thế giao thông trên trục Quốc lộ 18, dọc theo chiều dài của tỉnh đã thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do lƣợng
phương tiện cơ giới đường bộ (xe máy, ô tô cá nhân) gia tăng liên tục qua các năm, dẫn đến hệ quả tất yếu là cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đây là một trong các nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông. Qua các phân tích trên và số liệu thống kê, ước tính tỷ lệ TNGT đường bộ xảy ra do nguyên nhân kết cấu hạ tầng kết hợp với ý thức tham gia giao thông của người dân chiếm tỷ lệ cao trên tổng số vụ TNGT. Chính vì vậy, đề tài này nghiên cứu tập trung chủ yếu về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.