Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển

4.1.2. Mục tiêu phát triển

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát đến 2030.

Từng bước xây dựng phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Quảng Ninh một cách đồng bộ, hài hòa và hiện đại về kết cấu hạ tầng giao thông, về vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lƣợng ngày càng cao, phục vụ việc đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh ngày càng tốt hơn, giảm thiểu tác động từ cơ sở hạ tầng tới các vụ TNGT đường bộ.

Việc đầu tư cho hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng tinh thần Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Mạng lưới GTVT đảm bảo lưu thông thông suốt và thuận tiện trên phạm vi toàn tỉnh, được kết nối chặt chẽ với các vùng trong nước và quốc tế, bao gồm các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến đến các huyện, thị và hệ thống đường nông thôn... thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành GTVT, đảm bảo năng lực của tuyến đường tốt, thuận tiện, hạn chế, giảm dần TNGT đường bộ.

4.1.2.2. Những mục tiêu cụ thể.

a. Về vận tải.

Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và phát triển vận tải công cộng ở các đô thị.

Các chỉ tiêu chủ yếu: Dự kiến giai đoạn 2011-2020 vận chuyển hàng hoá tăng bình quân 7,45 Tr.tấn và 747,45 Tr.tấn.Km/năm. Vận tải hành khách tăng bình quân 4,31 Tr.HK và 508,15 Tr.HK.Km, tập trung phục vụ sự đi lại của nhân dân nhanh chóng, an toàn, văn minh, thuận tiện với chất lƣợng ngày càng cao hơn và giá thành hợp lý. Dựa trên các phân tích phương pháp dự báo nhu cầu vận tải cho ta kết quả dự báo nhu cầu vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhƣ sau:

Bảng 4.1. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách năm 2020, 2030

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm

2020

Năm 2030 1 Khối lƣợng vận chuyển HH Tr.tấn 17,6 92,1 372,7 2 Khối lƣợng luân chuyển HH Tr. tấn.km 2.191 9.665,5 30.019,4 3 Khối lƣợng vận chuyển HK Tr. HK 18 61,1 173,5 4 Khối lƣợng luân chuyển HK Tr. HK.Km 1.877 6.958,5 19.758,0 Nguồn: Sở GTVT Quảng Ninh,2011 Mật độ vận tải trên các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn đều đƣợc dự báo tăng lên:

Bảng 4.2. Mật độ vận tải trên các tuyến đường cao tốc năm 2020, 2030 Đơn vị: PCU/ngày đêm

TT Tên đường Đoạn tuyến Năm

2020

Năm 2030 Cao tốc Nội Bài - Hạ

Long - Móng Cái

Đông Triều - Hạ Long 12.992 36.332 Hạ Long - Tiên Yên 11.321 26.534 Tiên Yên - Móng Cái 9.271 23.451

Bảng 4.3. Mật độ vận tải trên các tuyến đường Quốc lộ năm 2020, 2030 Đơn vị: PCU/ngày đêm

TT Tên đường Đoạn tuyến Năm 2020 Năm 2030

1 QL18

Đông Triều – Uông Bí 26.503 32.464 Uông Bí – Hạ Long 28.879 42. 46

Nam Tiên Yên 13.452 19.170

Giao huyện Hải Hà - Tp.

Móng Cái 12.442 16.674

2 QL10 Quảng Ninh – Hải Phòng 23.760 39.519

3 QL279 Km 10 (ngã 3 Trới) 6.409 12.607

4 QL4B Km94 (ngã 3 Đình Lập) 1.664 3.273

5 QL18C Km36 (T.Tr Bình Liêu) 1.914 3.765

Bảng 4.4. Mật độ vận tải trên các tuyến đường tỉnh năm 2020, 2030 Đơn vị: PCU/ngày đêm

TT Tên Đường 2020 2030

1 ĐT 332 3.256 6.405

2 ĐT 333 3.224 6.342

3 ĐT 336 5.621 9.157

4 ĐT 337 4.251 8.362

5

ĐT326 (TT Trới) 8.831 13.072

ĐT 326 (Km41+850) 4.799 9.440

6 ĐT330 1.667 3.598

7 ĐT 335 8.263 13.460

8 ĐT 334 9.665 15.744

9 ĐT340 1.371 2.961

10 ĐT341 798 1.889

11 ĐT 331 8.830 15.814

12 ĐT 329 1.113 2.636

13 ĐT 328 4.513 10.683

14 ĐT345 2.087 4.506

Nguồn: Sở GTVT Quảng Ninh,2011

b. Về kết cấu hạ tầng

Toàn bộ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ phải đƣa vào cấp hạng kỹ thuật phù hợp, đƣợc thảm BTN hoặc láng nhựa, BTXM 100%. Các trục quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp I, II, III; các tuyến đường tỉnh chủ yếu đạt cấp III, một số đoạn tuyến có lưu lượng vận tải lớn đƣợc quy hoạch cấp II. Các cầu cống đƣợc thiết kế bảo đảm tải trọng khai thác lâu dài. Tỉnh ta cần phối hợp với các Bộ, Ngành đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long và Hạ Long - Móng Cái, đoạn nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Hạ Long - Móng Cái, Quốc lộ QL4B kéo dài qua khu kinh tế Vân Đồn, xây dựng mới cầu Bắc Luân 2 (Móng Cái), hành lang ven biển;

Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống các tuyến đường tỉnh, hệ thống cầu vào cấp kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đường vào các khu, cụm công nghiệp, đường vào mỏ, đường nhánh kết nối với hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc.

Giao thông đô thị: Phát triển theo qui hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng đảm bảo nhu cầu đi lại và giao thương của người dân đô thị. Đảm bảo quĩ đất dành cho giao thông đô thị đạt 21-23% (bao gồm cả giao thông tĩnh). Các tuyến đường đô thị tuân theo quy hoạch chung đô thị được duyệt 100% mặt đường BTN, rải nhựa, bê tông xi măng.

Giao thông nông thôn: Đường huyện: Tối thiểu cấp VI, mặt nhựa và Bê tông xi măng 90% đường liên xã, đường xã: Tối thiểu loại A theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn 22TCN 210-92, mặt nhựa và Bê tông xi măng đạt 80%.

Qua việc đầu tư sẽ làm cho chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ được nâng lên, đáp ứng năng lực vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo ATGT cho con người, phòng tránh các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng do tác động của kết cấu hạ tầng gây nên.

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)