Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 80)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

3.4.2.1. Đầu tư về kỹ thuật cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chiến lƣợc phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo và đặc điểm tình hình của tỉnh để tiến hành đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Tích cực báo cáo lên Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và phối hợp có hiệu quả với các đơn vị quản lý dự án của Trung ƣơng hoàn thành, triển khai, và chuẩn bị đầu tƣ các dự

án lớn. Cụ thể nhƣ sau:

- Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đoạn Km 80 - Km 107 (từ Đình Lập ra Cảng Mũi Chùa).

- Hoàn thành cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 mới từ Uông bí đi các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ.

- Hoàn thành xây dựng Quốc lộ 18 tuyến tránh phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả.

- Về đường cao tốc: đã hình thành hướng tuyến và nghiên cứu từ năm 2005 và đã đƣợc Chính phủ phê duyệt quy hoạch đầu tƣ xây dựng giai đoạn 2010 – 2020.

Với tuyến Nội Bài - Hạ Long đang triển khai lập dự án (sau khi Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đề xuất dự án của nhà đầu tư); tuyến đường Hạ Long - Móng Cái đang xúc tiến đầu tƣ.

- Hoàn thành Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Mông Dương (Cẩm Phả) - Móng Cái trong 2 năm (khởi công 25/9/2008 - hoàn thành 25/9/2010) với quy mô nâng cấp 124Km, đạt cấp III đồng bằng và cấp III miền núi, tổng mức đầu tƣ là 1.294 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

- Hoàn thành đầu tƣ xây dựng mới tuyến tránh thị trấn Đông Triều, tổng mức đầu tƣ là 31 tỷ đồng, hoàn thành năm 2010, với chiều dài 3,2 km (Từ Km 51+800 - Km 54+40 - Quốc lộ 18A).

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng đã chủ động đề xuất việc đầu tƣ nâng cấp cải tạo hạ tầng giao thông, kiến nghị nguồn vốn trung ƣơng, đối ứng nguồn vốn địa phương cũng như bố trí vốn từ ngân sách tỉnh để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

- Khởi động lại và hoàn thành các dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ gồm có:

Quốc lộ 279 (gói thầu còn lại từ phường Giếng Đáy, tp Hạ Long đến thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ);

- Tiếp tục hoàn thành các dự án: Cải tạo nâng cấp Đường tỉnh 337 đoạn Loong Toòng - Bang; Đường tỉnh 326 từ thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ đi phường Mông Dương - tp Cẩm Phả; Đường tỉnh 330 từ huyện Ba Chẽ đi Lương Mông (nội

huyện Ba Chẽ); Đường tỉnh 341 từ tp Móng Cái đi cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà; Đường tỉnh 334 giai đoạn 1 từ Tái Xá đi Bãi Dài, Vân Đồn; Xây dựng mới đường Trới - Vũ Oai (sau này là một đoạn của Đường tỉnh 328).

- Đã khởi công các dự án:

+ Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô (huyện Bình Liêu) với quy mô nâng cấp cải tạo là 48km đường cấp III miền núi, tổng mức đầu tư 875 tỷ đồng bằng nguồn vốn TPCP.

+ Khởi công các dự án: Cải tạo nâng cấp đường tỉnh 340 từ Quốc lộ 18 đi cửa khẩu Bắc Phong Sinh; xây dựng đường trục chính vào Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; xây dựng đường Đông Triều - Lục Nam (tỉnh Bắc Giang).

- Chuẩn bị khởi công dự án: Cải tạo nâng cấp đường 334 giai đoạn 2 (đoạn từ Bãi Dài - Vạn Hoa).

- Đã và đang tiến hành nghiên cứu chuẩn bị đầu tƣ, lập dự án đầu tƣ các tuyến đường:

+ Đường nối từ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, với đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái.

+ Quốc lộ 4B kéo dài qua khu kinh tế huyện Vân Đồn và cầu Vân Tiên (nối hai huyện Vân Đồn và Tiên Yên).

+ Cầu Bắc Luân II (nối Quảng Ninh với Quảng Tây - Trung Quốc) và đường dẫn thuộc vành đai 3 - thành phố Móng Cái.

Tổng chi phí đầu tƣ của cả Trung ƣơng và tỉnh Quảng Ninh cho hạ tầng giao thông đường bộ (đối với các dự án Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án I trước đây và Sở Giao thông vận tải đã thực hiện) trên địa bàn tỉnh lên tới hơn 4.800 tỷ đồng.

Đặc biệt đối với giao thông của các địa phương: tổng số đường huyện, đường xã là 2.346 km (đường huyện chiến khoảng 45%, đường xã chiếm khoảng 55%) và đến nay đã cứng hóa mặt đường chiếm trên 67% (đường nhựa). Đường thôn, xóm có 3.288 Km đến nay đã cứng hóa mặt đường chiếm trên 20%. Cụ thể được minh họa với các bảng biểu dưới đây:

Bảng 3.5. Hiện trạng, kết cấu đường quốc lộ tỉnh Quảng Ninh đến tháng 6/2011

QL Lý trình Chiều

dài (km)

Kết cấu mặt đường (km)

Tình trạng đường (km)

BTXM BTN Nhựa C.phối Tốt TB Xấu

18A

Km46+300 - Km113+300 67.0 67.0 67.0

Km113+300 - Km124+500 11.2 11.2 11.2

Km124+500 - Km132+700 6.2 6.2 6.2

Km132+700 - Km133+457 0.8 0.8 0.8

Km133+457 - Km134+700 1.2 1.2 1.2

Km134+700 - Km135+250 0.6 0.6 0.6

Km135+250 - Km137+400 2.2 2.2 2.2

Km137+400 - Km143+100 5.7 5.7 5.7

Km143+100 - Km145 1.9 1.9 1.9

Km145 - Km148+400 3.4 3.4 3.4

Km148+400 - Km161+300 12.9 12.9 12.9

Km161 - Km168 8.0 8.0 8.0

Km168 - Km191+600 23.6 23.6 23.6

Km191+600 - Km285 93.4 93.4 93.4

Km285 - Km285+300 0.3 0.3 0.3

Km285+300 - Km301 15.7 15.7 15.7

Cộng 254.1 10.8 235.3 8.0 0.0 254.1 0.0 0.0

279

Km0 - Km10 10.0 10.0 10.0

Km10 - Km43 33.0 33.0 33.0

Cộng 43.0 0.0 43.0 0.0 0.0 0.0 43.0 0.0

18C

Km0 - Km33 33.0 33.0 33.0

Km33 - Km33+500 0.5 0.5 0.5

Km33+500 - Km48+500 15.0 15.0 15.0

Km48+500 - Km50 1.5 1.5 1.5

Cộng 50.0 2.0 0.0 48.0 0.0 0.0 0.0 50.0

4B

Km80 - Km84 4.0 4.0 4.0

Km84 - Km94+500 10.5 10.5 10.5

Km94+500 - Km97 2.5 2.5 2.5

Km97 - Km107 10.0 10.0 10.0

Cộng 27.0 0.0 2.5 24.5 0.0 0.0 27.0 0.0

10 km0 - km6+500 6.5 6.5 6.5

Tổng cộng 377.8 12.2 285.1 80.5 0.0 257.8 70.0 50.0

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh,2011 Bảng 3.6. Hệ thống đường giao thông nông thôn đến tháng 6/2011

Loại đường Chiều dài Nhựa Cấp phối Đất

km % km % km % km %

Đường huyện 1059.3 45.1 808.0 76.3 75.6 7.1 175.7 16.6 Đường xã 1287.1 54.9 772.5 60.0 257.3 20.0 257.3 20.0 Tổng cộng 2346.4 100.0 1580.5 67.4 332.9 14.2 433.0 18.5 Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh,2011

Bảng 3.7. Hệ thống đường giao thông nông thôn theo chất lượng và kết cấu mặt đường

(Đơn vị tính: Km)

T T

Thành phố,thị xã, huyện

Chiều dài

Loại kết cấu mặt đường Chất lượng mặt đường

Nhựa Cấp

phối Đất Tốt TB Xấu

1 Móng Cái 228.0 207.1 10.5 10.5 79.8 124.8 23.4

2 Cẩm Phả 86.3 32.5 3.5 50.3 24.0 8.5 53.8

3 Uông Bí 99.0 64.0 32.8 2.3 33.2 58.3 7.5

4 Đông Triều 197.8 135.4 36.2 26.2 68.4 67.0 62.4

5 Yên Hƣng 259.1 251.1 4.0 4.0 66.0 101.1 92.0

6 Hoành Bồ 231.9 118.6 60.7 52.7 62.7 55.9 113.3

7 Cô Tô 57.9 57.9 0.0 0.0 26.0 31.9 0.0

8 Vân Đồn 214.5 164.4 25.1 25.1 122.6 24.8 67.1

9 Ba Chẽ 276.6 66.1 60.5 150.1 17.2 66.7 192.7

10 Tiên Yên 168.5 92.5 38.0 38.0 55.3 37.2 76.0

11 Bình Liêu 138.2 93.2 22.5 22.5 64.0 29.2 45.0

12 Đầm Hà 198.6 145.8 17.8 35.1 142.3 3.5 52.8

13 Hải Hà 190.0 151.9 21.6 16.5 113.4 38.5 38.1

Tổng cộng 2346.4 1580.5 332.9 433.0 874.9 647.4 824.1

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh,2011

Bảng 3.8. Mật độ đường giao thông nông thôn

TT Huyện km/km2 km/1000 dân

1 TP.Móng Cái 0.44 2.85

2 TX Cẩm Phả 0.18 0.57

3 TX. Uông Bí 0.41 0.98

4 Huyện Đông Triều 0.49 1.33

5 Huyện Yên Hƣng 0.78 1.91

6 Huyện Hoành Bồ 0.26 4.99

7 Huyện Cô Tô 1.39 11.15

8 Huyện Vân Đồn 0.36 5.83

9 Huyện Ba Chẽ 0.45 14.69

10 Huyện Tiên Yên 0.27 4.08

11 Huyện Bình Liêu 0.29 5.00

12 Huyện Đầm Hà 0.48 6.63

13 Huyện Hải Hà 0.28 3.53

Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh,2011

3.4.2.2. Đầu tư về kinh tế cho Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

a. Tình hình huy động và tỷ lệ phân bổ vốn cho đầu tƣ phát triển giao thông đường bộ

Muốn đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB thì vốn là yếu tố quyết đinh, quá trình huy động và sử dụng vốn luôn gắn bó mật thiết với nhau. Lƣợng vốn huy động đƣợc sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhu cầu sử dụng vốn đầu tƣ và nhu cầu sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để nhà nước có thể phân bổ và huy động vốn cho đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm.

Công tác huy động vốn cho đầu tƣ phát triển GTĐB đƣợc thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tƣ phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tƣ cũng nhƣ vào thực trạng nền kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Do đặc điểm của các công trình hạ tầng GTĐB là đòi hỏi một lƣợng vốn rất lớn do đó chính phủ đã tiến hành huy động vốn cho hoạt động đầu tƣ phát triển từ các nguồn vốn khác (nguồn vốn từ ngân sách tỉnh) nhƣ trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, vay nước ngoài ODA… Đây là xu hướng đúng đắn trong tình trạng vốn tập trung còn hạn hẹp và xu hướng này sẽ làm cho ngân sách Nhà nước tăng lên.

Để phát triển tối đa hệ thống hạ tầng GTĐB, cần phải huy động tối ta các nguồn lực và có những chính sách đầu tƣ mạnh mẽ cho lĩnh vực này. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó thì đến năm 2003, quốc hội đã thông qua luật Ngân Sách Nhà Nước sửa đổi; với việc ra đời của luật này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản lý ngân sách của Việt Nam. Mỗi một năm, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có những kế hoạch vốn của riêng mình để phát triển trình lên Chính phủ. Đƣợc sự chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ sẽ tiến hành cân đối ngân sách trên cơ sở các mục tiêu đã đƣợc đặt ra để phân bố sao cho hợp lý. Điều này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động đầu tƣ vào hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ vì các công trình có thể được thực hiện trong nhiều năm nên chủ động về vốn cũng đồng nghĩa với hiệu quả đầu tƣ.

Trong giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là khá cao (giữ mức trung bình là trên 7.5%), so với thời kì trước là có những tăng trưởng đáng kể (năm 1990 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội là 5%, năm 2000 là 6.9%), cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là các nguồn thu cho ngân

sách nhà nước cũng ngày một tăng đặc biệt là các nguồn từ thuế của doanh nghiệp, đây được coi là nguồn thu chính đóng vào ngân sách nhà nước, dẫn đến vốn đầu tư cho hoạt động phát triển hạ tầng GTĐB cũng ngày một tăng và đáp ứng dần nhu cầu hàng năm.

* Về tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh và Trung ƣơng cho ngành giao thông

Trong giai đoạn từ 2007- 2011, Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thể hiện sự quan tâm chú trọng tới ngành giao thông, tăng vốn đầu tƣ mạnh cho phát triển chung cho tỉnh Quảng Ninh, điều đó dẫn tới tỷ lệ nguồn vốn đầu tƣ cho hạ tầng giao thông đường bộ tại Quảng Ninh không ngừng tăng lên theo thời gian.

Bảng 3.9. Tổng mức đầu tƣ theo nguồn ngân sách cho hạ tầng giao thông đường bộ tại Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: triệu đồng Năm

Nguồn vốn

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tƣ cho

toàn tỉnh 1.947.369 2.314.113 3.206.572 4.957.182 6.512.333 Nguồn vốn phân bổ

cho ngành GTĐB: 249.935 350.571 776.485 1.142.106 1.364.224 - Ngân sách tỉnh 197.156 279.121 668.272 898.554 1.042.789 - Ngân sách Trung

ƣơng 52.779 71.450 108.213 243.552 321.435

Tỷ lệ vốn đầu tƣ cho GTĐB/Tổng nguồn vốn đầu tƣ

12,83 % 15,15 % 24,22 % 23,04 % 20,95 % Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh,2011 Nhƣ vậy số vốn đầu tƣ cho phát triển hạ tầng GTĐB trong những năm qua ngày càng tăng và khá ổn định. Tổng số huy động đƣợc trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 để đầu tƣ cho GTĐB là rất lớn. Trong những năm trở lại đây năm 2008 là năm có số vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho GTĐB thấp nhất với 350,571 tỷ đồng, qua các năm đã tăng dần lên, tới năm 2011 là 1.364,224 tỷ đồng, sự tăng vốn đầu tư trong giai đoạn này đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam có mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm theo nguồn vốn phân bổ về tỉnh. Về lĩnh vực giao thông đường bộ, phục vụ cho việc đầu tư xây dựng, phát triển tập trung chủ yếu qua 3 loại nguồn vốn chủ yếu đó là: Vốn ngân sách tập trung, Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, Vốn trái phiếu chính phủ. (Xem bảng số 3.10)

Bảng 3.10. Các loại vốn phục vụ cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tại Quảng Ninh giai đoạn 2008-2011 Nguồn vốn

Vốn ngân sách tập

trung

Vốn ngân sách TW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương

Vốn Trái phiếu chính

phủ

2008

Kế hoạch 2008 (sau điều hòa,

bổ sung)

1.276.009 253.553 78.600

Vốn giải ngân

so với Kế hoạch 98 % 94,9 % 90,4 %

2009

Kế hoạch 2009 (sau điều hòa,

bổ sung)

1.445.438 246.000 261.138

Vốn giải ngân

so với Kế hoạch 99,2 % 96,6 % 68,3 %

2010

Kế hoạch 2010 (sau điều hòa,

bổ sung)

2.656.608 545.223 222.000

Vốn giải ngân

so với Kế hoạch 98 % 99,9 % 99 %

2011

Kế hoạch 2011 (sau điều hòa,

bổ sung)

3.542.872 635.000 192.700

Vốn giải ngân

so với Kế hoạch 99 % 99,6 % 97,4

Nguồn: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh,2011 Tuy nhiên cơ chế huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đang ngày càng thay đổi và được định hình cụ thể. Nhà nước đang khuyến khích mọi nguồn vốn tham gia đầu tƣ vào phát triển hạ tầng giao thông nói chung và GTĐB nói riêng. Chính vì

vậy tỉ trọng vốn ngân sách nhà nước ngày càng giảm và hiện tại chỉ chiếm khoảng 25.3% trong tổng số các nguồn vốn huy động cho đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB.

Trong giai đoạn này tỷ trọng các nguồn vốn là nguồn vốn ODA 27.5%, nguồn vốn trái phiếu 31.7% nguồn vốn tín dụng nhà nước 10.6% và các nguồn vốn khác là 4.9% (cơ cấu vốn thể hiện trong bảng 3.11). Đây được coi là xu hướng phát triển đúng đắn, không thể quá lệ thuộc vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn eo hẹp.

Đây cũng là bước đi mà các nước phát triển đã làm từ rất lâu và đạt được những kết quả to lớn.

Bảng 3.11. Cơ cấu vốn đầu tư giao thông đường bộ giai đoạn 2007-2011

Nguồn vốn Khối lƣợng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Vốn tập trung NSNN 696,23 25.3

Vốn ODA 756,77 27.5

Vốn trái phiếu 872,35 31.7

Vốn tín dụng nhà nước 291,7 10.6

Vốn khác 134,85 4.9

Tổng 2.751,9

Nguồn: Sở tài chính Quảng Ninh, 2011.

Qua bảng trên thể hiện, chính sách đầu tƣ của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh cho Hạ tầng giao thông đường bộ đã nghiêng dần tỷ trọng chủ yếu về nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Đây là một quyết sách đúng đắn, hợp lý bởi việc đầu tƣ cho hạ tầng giao thông đường bộ thường kéo dài và cần nguồn vốn lớn.

b. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh

* Cơ chế quản lý và sử dụng vốn cho đầu tư giao thông đường bộ Về Cơ chế quản lý:

Tham gia quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB bao gồm các cơ quan từ trung ương tới địa phương và các ban quản lý của từng dự án. Ở trung ƣơng có các cơ quan là Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ

Giao thông vận tải, Kho bạc nhà nước trung ương. Ở các địa phương là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính của các tỉnh (thành phố) và các cơ quan kho bạc của mỗi địa phương. Trong đó quy định cụ thể các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm theo nguồn vốn của dự án. Các dự án trọng điểm quốc gia sẽ do Chính phủ trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm. Các dự án nhóm A sẽ do Bộ giao thông vận tải kết hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch quản lý. Các dự án còn lại sẽ do các tỉnh trực tiếp quản lý.

Chu trình quản lý và cấp vốn sẽ được thực hiện tuần tự thông qua các bước sau:

- Lập kế hoạch vốn: Các đơn vị trực thuộc cục đường bộ sẽ có kế hoạch về vốn cho riêng mình dựa trên các kế hoạch của quốc gia, của ngành và của từng địa phương, đảm bảo không chồng chéo giữa các cấp đặc biệt không mâu thuẫn với các kế hoạch đầu tư của các địa phương. Đây là công việc rất quan trọng vì dựa vào đó để phân bổ vốn một cách hợp lý nhất.

- Cục đường bộ tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng của các đơn vị trực thuộc gửi bộ giao thông vận tải

- Sở Giao thông Vận tải sẽ tổng hợp rồi gửi cho Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, rồi sau đó sẽ trình Chính phủ phê duyệt.

- Sau khi đƣợc Chính phủ và UBND tỉnh chấp nhận kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải sẽ phân chia vốn chi tiết cho từng dự án dưới sự kiểm tra phân bổ vốn của Bộ Tài chính, và Sở Tài chính và thông báo về kế hoạch chuyển vốn cho Kho bạc nhà nước để có thể kiểm soát thanh toán vốn cho chủ đầu tƣ. Mỗi dự án sẽ đƣợc lập một tài khoản tại Kho bạc để có thể tiện cho việc kiểm tra cũng nhƣ thanh toán vốn cho dự án đƣợc dễ dàng.

Về sử dụng vốn cho đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB:

Giao thông đường bộ là ngành có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tỷ lệ vốn cho đầu tƣ phát triển GTĐB chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tƣ của toàn ngành giao thông vận tải. Trong tổng số chi cho lĩnh vực GTVT hàng năm thì số chi cho GTĐB luôn chiếm một tỷ trọng lớn và chiếm vị trí ƣu tiên hơn so với các lĩnh vực khác trong ngành như đường sắt, hàng không, đường thuỷ…Điều này cho thấy tầm quan trọng của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB là quan trọng nhƣ thế nào đối với ngành GTVT và với nền kinh tế.

Trong thời gian qua có thể nhận thấy tốc độ tăng đầu tƣ phát triển vào hạ tầng GTĐB nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tƣ nói chung cho toàn ngành GTVT. Vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB tăng nhanh nhƣ vậy, một phần xuất

Một phần của tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)