Chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 24 - 32)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON

1.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV mầm non

1.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Chất lượng đội ngũ giáo viên là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức. Nội dung của phát triển nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba mặt chủ yếu là giáo dục - đào tạo, sử dụng - bồi dưỡng và đầu tư - việc làm.

Do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non là thực hiện các

nội dung phát triển đội ngũ nhằm làm cho đội ngũ GVMN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng.

Chúng ta đều biết rằng: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Trường nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.

Đội ngũ giáo viên trong trường là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp. Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý lớp, tích cực than gia các hoạt động trong trường. Có đội ngũ cốt cán giỏi, giáo viên tâm huyết với nghề nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.

Như vậy, vai trò của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên mầm non 1.3.1. Đạo đức nghề nghiệp

Ngoài các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Viên chức năm 2010 : Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non; Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo; Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

1.3.2. Phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm

non:

Căn cứ thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ giáo dục & đào tạo – Bộ nội vụ. Ban hành về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên mầm non được chia thành 3 hạng:Giáo viên mầm non hạng II (Mã số: V.07.02.04), Giáo viên mầm non hạng III (Mã số:

V.07.02.05), Giáo viên mầm non hạng IV (Mã số: V.07.02.06) 1.3.2.1. Nhiệm vụ:

Đối với giáo viên mầm non hạng II, ngoài những nhiệm vụ của hạng III, giáo viên mầm non cò phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên; Tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cấp trường trở lên; Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp huyện trở lên; Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.Đối với giáo viên mầm non hạng III, ngoài những nhiệm vụ hạng IV còn phải thực hiện nhiệm vụ sau đây: Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;Tham gia ban giám khảo các hội thi, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của cấp học Mầm non cấp trường trở lên; Tham gia đoàn đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên;

tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).

Đối với giáo viên mầm non hạng IV có những nhiệm vụ sau:

Bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhóm (lớp) được phân công phụ trách; Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm, lớp được phân công phụ trách; Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non; Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

1.3.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Đối với giáo viên mầm non hạng II, III có những tiêu chuẩn sau:

Có bằng tốt nghiệpcao đảng,đại học sư phạm mầm non

Có trình độ ngoại ngữ từ bậc 26 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II

Đối với giáo viên mầm non hạng IV có những tiêu chuẩn sau:

Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;

Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm

2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

1.3.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

Đối với giáo viên mầm non hạng II,III,IV có những tiêu chuẩn sau:

Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;

Tích cực chủ động phối hợp có hiệu quả với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên;

Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng III lên chức danh giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III từ đủ 01 (một) năm và thời gian tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;

Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên.

Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non bao gồm 2 yếu tố sau:

1.4.1. Yếu tố chủ quan

- Người Hiệu trưởng phải có phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực quản lý.

- Đội ngũ giáo viên mầm non cần có phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm tốt:

Khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kĩ năng cụ thể.

Khi nói đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người giáo viên cần có: năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kĩ năng trong khi làm việc với trẻ như những kĩ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kĩ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân,...

Đứng trước thời kì đổi mới của đất nước, người GVMN rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là Năng lực sư phạm. (Gồm các năng lực thuộc về nhân cách; các năng lực dạy học;

các năng lực tổ chức – giao tiếp). Giáo viên có những năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết về kĩ năng nhất định để làm được những công việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Ngoài ra, để thuận lợi trong quá trình lựa chọn việc làm, hay có thể thành công hơn trong nghề nghiệp sau này, GVMN cần phải có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn,

... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp họ có được những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em. Đây cũng là những mặt mạnh, là những đánh giá nổi bật về khả năng của người giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, mỗi GVMN đều phải hiểu được đặc điểm lao động của nghề là: luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một GVMN đích thực.

GVMN không chỉ là người thầy vun đắp tri thức, mà còn thực sự là người mẹ hiền thứ hai của các em. Nếu không yêu thương trẻ và đam mê với nghề thì việc trở thành GVMN trong thời đại mới đã khó, mà trụ vững được với nghề còn khó khăn hơn nhiều...

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non đầy đủ khang trang đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại.

1.4.2. Yếu tố khách quan

- Sự chỉ đạo của Phòng giáo dục & Đào tạo, những chủ chương chính sách về giáo dục mầm non của lãnh đạo ngành.

- Những điều kiện, kinh tế, xã hội của địa phương.

- Phụ huynh có nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non và phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Từ những nghiên cứu lý luận, cho phép rút ra những điểm chính sau:

Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non gồm:

Số lượng giáo viên mầm non: Chính là số lượng giáo viên mầm non đáp ứng được đầy đủ cho các nhà trường theo chuẩn điều lệ trường mầm non.

Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non: Cần đảm bảo sự đồng bộ về số lượng, độ tuổi, thâm niên công tác, đồng thời cần đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Chất lượng giáo viên mầm non: Chính là năng lực và phẩm chất cá nhân giáo viên, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao chất đội ngũ giáo viên mầm non là thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ nhằm làm cho đội ngũ GVMN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng

Nội dung nâng cao đội ngũ giáo viên mầm non gồm:

- Lập kế hoạch phát triển đội ngũ mầm non

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm, luân chuyển công tác - Sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non.

- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non

- Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên mầm non

Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển đội ngũ giáo viên gồm 2 nhóm yếu tố chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)