CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BẮC QUANG – TỈNH HÀ GIANG
2.4. Kết quả chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bắc Quang – tỉnh Hà
2.5.2. Điểm yếu – Nguyên nhân
Công tác quy hoạch chưa mang tầm chiến lược, mà theo kiểu "chắp vá"
tạo nên tính bất hợp lý trong cơ cấu, chất lượng đội ngũ; chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường MN cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới, việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có. Số lượng giáo viên của một số trường còn thiếu so với quy định, GVMN có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ giáo viên mới ra trường nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có, kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Số lượng giáo viên tốt nghiệp ngành mầm non chính quy là rất ít, chưa có giáo viên có trình độ chuyên môn trên đại học. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên còn thấp, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ chính trị của đội ngũ giáo viên còn quá thấp, tỷ lệ GV đã qua lớp trung cấp và qua lớp cao cấp chính trị là không có.
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế: Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chưa mang tính chiến lược lâu dài và không dựa trên các cơ sở khoa học lâu dài và không dựa trên các cơ sở khoa học về vấn
đề phát triển đội ngũ giáo viên. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng ĐNGV chưa được thực hiện thường xuyên.
Chưa thật sự chú ý nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chưa thực sự chú ý đến nhu cầu những điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV, chưa khuyến khích việc tự bồi dưỡng của giáo viên, chưa có chính sách hỗ trợ GV trong việc tự bồi dưỡng và và nâng cao trình độ.
Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo viên chưa đi sâu vào việc hiểu biết của giáo viên về mục đích giáo dục và phát triển từng độ tuổi, hình thức tổ chức các hoạt động và đổi mới phương pháp tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp còn chưa được chính xác, cũng còn một số mặt hạn chế trong đánh giá là còn mang tính đối phó, chưa nêu được các minh chứng cụ thể trong quá trình đánh giá.
Chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên hiện còn nhiều hạn chế, đời sống của phần đông giáo viên vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản thân họ chưa thực sự yên tâm công tác.
Trên đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực nghiệp vụ, tình trạng yếu về tin học, ngoại ngữ của cả đội ngũ giáo viên.
Ngân sách đầu tư cho GD-ĐT còn hạn chế. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một 69 trong những động lực thúc đẩy GD-ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Một bộ phận cán bộ giáo viên kém ý chí phấn đấu, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. Nguồn lực đầu tư đảm bảo cho GD&ĐT từ nhà nước, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp, công tác xã hội hoá giáo dục chưa đạt hiệu qua cao..
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Bắc Quang cho phép rút ra những kết luận sau:
- Cán bộ quản lý và giáo viên của các trường đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
- Các cấp quản lý đã áp dụng nhiều giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN như sau: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên MN; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện phát triển đội ngũ GV; Kiểm tra, đánh giá việc phát triển DNGV. Có hình thức thi đua, khen thưởng và nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về chất lượng đội ngũ. Cán bộ quản lý và giáo viên đã đánh giá mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các giải pháp quản lý ở mức trung bình khá.
Thực trạng trên là cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GV tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Bắc Quang với mong muốn đây là những giải pháp khả thi, hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc phát triển đội ngũ giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, của ngành.
CHƯƠNG III