CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BẮC QUANG – TỈNH HÀ GIANG
2.3. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại huyện Bắc
2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non
Mục tiêu bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, có đủ phẩm chất, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề trong quá trình giáo dục và ngoài cuộc sống.
Trong những năm qua huyện Bắc Quang đã có sự quan tâm và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thực hiện công tác bồi dƣỡng ĐNGVMN
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
Tốt TB Yếu ∑
X
SL % SL % SL %
1
Tập huấn nâng cao năng lực cho GV về CM
59 67.46 32 25.40 9 7.14 328 2.60
2
Tổ chức hội giảng theo chủ đề
66 73.02 34 26.98 0.00 344 2.73
3
Tổ chức SHCM theo chủ đề
57 65.87 37 29.37 6 4.76 329 2.61
4
Tổ chức thăm lớp dự giờ GV
67 73.81 33 26.19 0 0.00 345 2.74
5
SH tổ CM,nhóm
theo định kỳ 54 63.49 40 31.75 6 4.76 326 2.59
6
Tổ chức học tập kỹ năng giảng dạy tại các truờng tiên tiến điển hình
60 68.25 36 28.57 4 3.17 334 2.65
Trung bình chung 334.33 2.65
Qua bảng kết quả cho thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở mức độ khá tốt.
Trong những năm qua, phòng GDĐT đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho ĐNGV, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy phòng GDĐT cũng như các
trường đã có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm từng giai đoạn để nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm, từng bước chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội ngũ. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của cấp học của các nhà trường trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đó là phải có một đội ngũ mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Để thực hiện điều này, phòng GDĐT cũng như các nhà trường đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thật cụ thể và mang tính khả thi với nhiều nội dung khác nhau.
* Bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn
Sau khi được tuyển dụng về trường, các nhà trường tiến hành đối chiếu với trình độ đào tạo của từng GV, tham mưu với phòng GDĐT đồng thời cử GV tham gia học các lớp đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Đại học, từ Cao đẳng lên Đại học do các trường ĐHSP, CĐSP mở cơ sở liên kết đào tạo để nâng chuẩn cho GV, Nhờ vậy, qua các năm trình độ chuẩn của GV được tăng lên đến nay có 66% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Tuy nhiên, do xuất phát từ nhiều đào tạo khác nhau cũng là vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMN trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GVMN.
* Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Hiện nay, 100% GVMN của huyện Bắc Quang đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Tiếp tục thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN (Thực hiện theo Thông tư số 36/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành).
Qua các nội dung bồi dưỡng, GV được lĩnh hội một lượng đáng kể kiến thức về chính trị, KT-XH, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, giúp GV nâng cao được năng lực dạy học, năng lực GD và những
năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, giúp GV có khả năng tự nghiên cứu, tự chủ động trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
* Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
Đội ngũ GVMN của các trường MN công lập trong huyện đa số còn rất trẻ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cũng được phòng GDĐT, các nhà trường chú trọng. Trước hết, thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của Bộ GDĐT và sự hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GDĐT huyện với nhiều hình thức và nội dung bồi dưỡng khác nhau:
+ GV được tham dự bồi dưỡng theo các chuyên đề của sở GDĐT, phòng GDĐT tổ chức với định hướng bổ sung, cập nhật tri thức, đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
+ Tham gia chương trình bồi dưỡng chuyên môn trong hè cho toàn bộ GVMN để nắm chương trình giáo dục mầm non mới.
+ Bồi dưỡng tại trường, tại các cụm liên trường qua các hình thức hoạt động chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp, thi giáo viên giỏi các cấp, tổ chức các chuyên đề… Hàng tháng, các tổ sinh hoạt chuyên môn đánh giá rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về phương pháp chăm sóc, giảng dạy, soạn giáo án, thiết kế bài giảng trình chiếu powerpoint.
+ Ngoài ra GVMN còn chọn hình thức tự bồi dưỡng thường xuyên để hoàn thiện về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất nhà giáo mà bản thân thấy cần thiết.
Về điều kiện để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN được đảm bảo về việc thảo luận, thực hành, báo cáo viên, các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, kiểm tra, góp ý của lãnh đạo, của nhà trường của các cấp quản lý… để tổ chức công tác bồi dưỡng.
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đổi mới về giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác bồi dưỡng đội ngũ GV của trường MN vẫn còn những biểu hiện bấp cập: Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, còn một số đội ngũ giáo viên chưa có năng lực mà vẫn được công tác, Giáo viên chưa thực sự chú ý nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chưa thật sự chú ý đến nhu cầu, những điểm mạnh điểm yếu của đội ngũ GV, chưa khuyến khích việc tự bồi dưỡng, chưa có chính sách hỗ trợ GV trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chưa chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho GV. Đây là vấn đề được quan tâm để sớm có những giải pháp khả thi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN trong thời gian tới.