CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non bao gồm 2 yếu tố sau:
1.4.1. Yếu tố chủ quan
- Người Hiệu trưởng phải có phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực quản lý.
- Đội ngũ giáo viên mầm non cần có phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm tốt:
Khi nói đến hoạt động giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch giáo dục dài hạn, năng lực xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục..., và kèm theo các kĩ năng cụ thể.
Khi nói đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người giáo viên cần có: năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kĩ năng trong khi làm việc với trẻ như những kĩ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kĩ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân,...
Đứng trước thời kì đổi mới của đất nước, người GVMN rất cần thiết phải rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là Năng lực sư phạm. (Gồm các năng lực thuộc về nhân cách; các năng lực dạy học;
các năng lực tổ chức – giao tiếp). Giáo viên có những năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết về kĩ năng nhất định để làm được những công việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Ngoài ra, để thuận lợi trong quá trình lựa chọn việc làm, hay có thể thành công hơn trong nghề nghiệp sau này, GVMN cần phải có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn,
... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp họ có được những hoạt động mang tính hấp dẫn, sinh động, gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em. Đây cũng là những mặt mạnh, là những đánh giá nổi bật về khả năng của người giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, mỗi GVMN đều phải hiểu được đặc điểm lao động của nghề là: luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong nhân cách một GVMN đích thực.
GVMN không chỉ là người thầy vun đắp tri thức, mà còn thực sự là người mẹ hiền thứ hai của các em. Nếu không yêu thương trẻ và đam mê với nghề thì việc trở thành GVMN trong thời đại mới đã khó, mà trụ vững được với nghề còn khó khăn hơn nhiều...
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non đầy đủ khang trang đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại.
1.4.2. Yếu tố khách quan
- Sự chỉ đạo của Phòng giáo dục & Đào tạo, những chủ chương chính sách về giáo dục mầm non của lãnh đạo ngành.
- Những điều kiện, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Phụ huynh có nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non và phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Từ những nghiên cứu lý luận, cho phép rút ra những điểm chính sau:
Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non gồm:
Số lượng giáo viên mầm non: Chính là số lượng giáo viên mầm non đáp ứng được đầy đủ cho các nhà trường theo chuẩn điều lệ trường mầm non.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non: Cần đảm bảo sự đồng bộ về số lượng, độ tuổi, thâm niên công tác, đồng thời cần đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ.
Chất lượng giáo viên mầm non: Chính là năng lực và phẩm chất cá nhân giáo viên, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Nâng cao chất đội ngũ giáo viên mầm non là thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ nhằm làm cho đội ngũ GVMN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng
Nội dung nâng cao đội ngũ giáo viên mầm non gồm:
- Lập kế hoạch phát triển đội ngũ mầm non
- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm, luân chuyển công tác - Sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non.
- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non
- Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên mầm non
Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển đội ngũ giáo viên gồm 2 nhóm yếu tố chủ quan và khách quan.
CHƯƠNG II