Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp phân tích
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến quản lý thuế để có được những đánh giá, kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Phú Lương.
2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh
So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về
số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về
quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế...
So sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Là phương pháp sử dụng các số liệu thu thập được theo thời gian về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Phú Lương từ năm 2014 đến năm 2016 để phân tích theo các chỉ tiêu sau:
- Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm(-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) sau đây:
+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) gọi là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1) chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i).
+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1) chỉ tiêu này phản ánh mức tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân là tổng số của Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn chia cho số năm phân tích trừ 1.
- Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.
+ Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài.
+ Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn.
- Tốc độ tăng (hoặc giảm): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm sau đây:
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
+ Tốc độ tăng hoặc giảm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.
+ Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.
2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
2.2.3.5. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị.
Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị có thể là hình cột, hình tròn,... giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo..2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.3. Các chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chung
Các chỉ tiêu này không phản ánh kết quả tại từng vị trí công việc cụ thể mà có
tác dụng đánh giá quá trình hoạt động, để thấy được sự phát triển chung của công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế huyện Phú Lương. Những nội dung mà các chỉ
tiêu phân tích cũng là các nội dung thường được nêu trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Chi cục Thuế. Khi bổ sung đánh giá thông qua các chỉ tiêu này sẽ góp phần phân tích rõ hơn nguyên nhân biến động theo từng năm.
Nhóm chỉ tiêu có 3 chỉ tiêu cụ thể:
- Chỉ tiêu phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng số thu thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng số thu thuế…
- Chỉ tiêu đánh giá sự tuân thủ của NNT: Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp; Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp; Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp.
- Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của NNT.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động
Đây chính là các chức năng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan Thuế.
Với nhóm chỉ tiêu này, lãnh đạo cơ quan Thuế không những thấy được kết quả hoạt động của đơn vị mình thông qua các con số cụ thể mà còn nhận diện các nguyên nhân, tác động để từ đó có các biện pháp chỉ đạo phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những tồn tại, thiếu sót và điều chỉnh hợp lý các nguồn lực.
Nhóm chỉ tiêu có các chỉ tiêu cụ thể:
- Chỉ tiêu đánh giá tuyên truyền hỗ trợ: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn; Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm tra: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểm tra phát hiện có sai phạm; Số thuế truy thu
bình quân một cuộc kiểm tra; Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu thuế quản lý; Sự hài lòng của NNT đối với công tác kiểm tra của cơ quan thuế.
- Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ tiền nợ
thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số thực hiện thu thuế; Tỷ lệ số tiền nợ
thuế của năm trước thu được trong năm nay so với số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước.
- Chỉ tiêu đánh giá khai thuế, hoàn thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động; Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế; Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết
- Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế; Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; Số cán bộ giảm, tuyển dụng hàng năm trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế.