Tổng quan rừng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I: SINH KHỐI RỪNG VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM

1.2. Rừng Việt Nam và công tác kiểm kê rừng tại Việt Nam

1.2.2. Tổng quan rừng Việt Nam

Việt Nam nếu không kể vùng biển có diện tích hơn 330.000 km², nằm ở 102º 08' - 109º 28' độ Kinh Đông và 8º 02' - 23º 23' độ Vĩ Bắc, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông.

Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1.400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất

23

trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm không khí trên dưới 80%.

Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 8 vùng, đó là:

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ [1]. Hệ sinh thái của Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó.

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn [10], nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ở nước ta còn có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 7.000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25%

tổng số loài thực vật trên toàn quốc, có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học [4].

Thái Văn Trừng [12] đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật

24

của quan điểm này là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất định. Trong môi trường sinh thái đó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng. Căn cứ vào cơ sở lí luận trên, Thái Văn Trừng [12]

đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp như sau:

a) Các kiểu rừng kín vùng thấp:

1. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới.

2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới.

3. Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới.

4. Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới.

b) Các kiểu rừng thưa:

5. Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới.

6. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới.

7. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp.

c) Các kiểu trảng truông:

8. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới.

9. Kiểu trảng truông bụi gai, hạn nhiệt đới.

d) Các kiểu rừng kín vùng cao:

10. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.

11. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp.

12. Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm núi vừa.

e) Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:

13. Kiểu quần hệ khô vùng cao.

14. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.

25

Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau. Như vậy, bức tranh hệ sinh thái rừng nước ta rất đa dạng và phong phú [4].

Do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm trở lại đây biến động rất lớn (bảng 1.1). Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%. Sau năm 1990, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ trồng rừng, bảo tồn rừng nên rừng nước ta đã dần hồi phục, đến năm 2006, diện tích rừng toàn quốc là 12,874 triệu ha, trong đó 10,410 triệu ha rừng tự nhiên và 2,464 triệu ha rừng trồng, độ che phủ đạt 38% [2].

Bảng 1. 1: Xu hướng biến động rừng Việt Nam giai đoạn 1943-2006

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Độ che phủ (%) Rừng tự

nhiên

Rừng trồng Tổng diện tích

1943 14 300 - 14 300 43,0

1976 11 077 92 11 169 33,0

1980 10 486 422 10 608 32,1

1985 9 308 584 9 892 30,0

1990 8 430 745 9 176 27,0

1995 8 252 1 050 9 305 28,0

1999 9 444 1 471 10 916 33,2

26 Năm

Diện tích (nghìn ha)

Độ che phủ (%) Rừng tự

nhiên

Rừng trồng Tổng diện tích

2002 9 865 1 919 11 785 35,0

2003 10 005 2 090 12 095 36,1

2004 10 088 2 218 12 306 36,7

2005 10 243 2 333 12 616 37,0

2006 10 410 2 464 12 874 38,0

Nguồn: [33]

Xét trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ suy thoái, diện tích rừng đã tăng đáng kể, độ che phủ rừng tăng từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009, bình quân tăng 0,4% năm. Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ phục hồi rừng nhanh nhất thế giới [38]. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2005 - 2009 đạt 3,9 tỷ USD vào năm 2010 [2].

Bảng 1. 2: So sánh một số chỉ tiêu rừng Việt Nam và thế giới

Chỉ số Đơn vị Thế giới Việt Nam

Tổng diện tích rừng Triệu ha 3952,00 12,62

Độ che phủ % 31,00 37,00

Tỷ lệ diện tích trên đầu người ha/người 0,62 0,15

Biên động diện tích hàng năm %/năm -0,21 1,90

Tổng trữ lượng Tỷ m3 434,00 0,69

Trữ lượng gỗ m3 /ha 110,00 76,50 (rừng tự nhiên) 40,60 (rừng trồng)

27

Chỉ số Đơn vị Thế giới Việt Nam

Trữ lượng gỗ trên đầu người m3/người 70,00 8,40 Nguồn:[42]

Mặc dù có nhiều thành tựu trong khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua, vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Bảng 1.2 cho thấy, với vốn rừng hiện có, chỉ tiêu bình quân diện tích rừng hiện nay ở Việt Nam là 0,15 ha/người và khối lượng gỗ là 8,4 m3/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu bình quân của thế giới là 0,62 ha/người và 70 m3/người, trong khi đó do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo nên sức ép đối với rừng ngày một gia tăng. Diện tích rừng lớn nhưng trữ lượng gỗ thấp khoảng 75 m3/ha so với bình quân của thế giới là 110 m3/ha [33, 42]. Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên ở nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999-2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó, diện tích rừng phục hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8% [1-2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)