Phân bố rừng tỉnh Hòa Bình theo vành đai độ cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ THU NHẬN THÔNG TIN RADAR VÀ CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI THUỘC TÍNH ẢNH RADAR Ở TỈNH HOÀ BÌNH

2.3. Tương tác của RADAR với đặc điểm sinh thái rừng tỉnh Hòa Bình

2.3.1. Đặc điểm sinh thái rừng tỉnh Hòa Bình

2.3.1.1. Phân bố rừng tỉnh Hòa Bình theo vành đai độ cao

Địa hình vùng đồi núi chiếm một phần lớn diện tích của tỉnh Hòa Bình, tạo thành một vành đai phía Nam, phía Tây và phía Bắc. Sự phân hoá nhiệt theo độ cao, với mực giảm nhiệt 0,5 - 0,60C /100 m, từ độ cao khoảng 700 m trở lên, nhiệt độ trung bình năm của vùng núi không vượt quá 200C, cho phép phân chia rừng tỉnh Hòa Bình ra 2 vành đai độ cao: thảm thực vật phân bố ở vùng đất thấp độ cao dưới 700 m và thảm thực vật phân bố ở độ cao lớn hơn 700 m [5, 12].

1. Rừng rậm thường xanh cây lá rộng ở vành đai độ cao dưới 700 m Sự tác động của con người như khai thác cây gỗ, chặt tráng rừng làm rãy làm cho thảm thực vật nguyên sinh hầu như không còn tồn tại. Rừng thứ sinh hiện cũng không còn nhiều, chúng cũng đang bị tiếp tục khai thác.

65

a. Rừng rậm thường xanh cây lá rậm thứ sinh

Diện tích của chúng không còn nhiều, chỉ còn ở một số nơi xa dân cư như Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lương Sơn. Các cây tạo nên tầng chính của rừng thường có lá rộng và xanh quanh năm. Thân cây thường không được tròn và không được thẳng, gốc thường không có bạnh vè, phân cành sớm và cành nhánh nhiều.

Rừng thường có 3 tầng: tầng I cao 15 m - 35 m, tán cây tương đối liên tục, tầng cây bụi cao 2 m - 8 m, rải rác không liên tục, dưới cùng là tầng Cỏ Quyết.

Hình 2. 10: Rừng Tòng Đậu, Mai Châu, Hòa Bình

b. Rừng thứ sinh Tre Nứa hay Tre nứa hỗn giao với cây lá rộng

Kiểu rừng này phân bố rải rác trong khu vực, đặc biệt mọc dày đặc ở các khe suối ở các huyện Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lương Sơn…Đây là một kiểu thẩm thứ sinh tương đối ổn định. Khi rừng kín lá rộng bị khai thác, nhờ bộ rễ có sức cạnh tranh mạnh lối sinh sản bằng thân ngầm, tre, nứa nhanh chóng chiếm một diện tích rộng lớn trong khu vực.

Rừng thường có 2 tầng, khi mọc hỗn giao với cây gỗ. Tầng I là các cây

66

gỗ còn xót lại của rừng cũ và một vài cây gỗ tái sinh ưa sáng, có sức cạnh tranh mạnh, tầng II gồm các loài tre nứa mọc tập trung dày đặc. Tầng cây gỗ thường cao 15 - 18m, đường kính cây 19 - 20 cm, độ che phủ thưa thớt, không đáng kể. Tầng II cao khoảng 12 - 15 m, các cây tre nứa có đường kính 3 - 5 cm, với mật độ 1.000 - 2.000 cây/ha.

c. Trảng cây bụi thứ sinh, rậm, cao, trung bình, cây thường xanh, lá rộng

Phân bố rải rác ở khắp nơi, đặc biệt dễ nhận thấy ở các khu vực rừng đang được khai thác và có xu hướng diện tích được mở rộng. Rừng sau khi bị khai phá, bỏ hoang, các cây bụi, cây gỗ nhỏ ưa ánh sáng mọc nhanh dần chiếm cứ. Chiều cao của trảng cây bụi cao 2 - 8 m, đôi khi đạt tới 10 - 12 m. Không thấy sự phân tầng trong trảng cây bụi. Đất còn tốt, do đó dưới tán rậm của trảng cây bụi, một số cây con của rừng dần tái sinh và sau đó dần vươn lên trên hình thành rừng thứ sinh.

d. Các quần xã rừng trồng

Hình 2. 11: Rừng trồng tỉnh Hòa Bình

67

Trên các đồi có trảng cỏ cao, thấp mọc đã dần được tiến hành trồng các cây gỗ nhằm các mục đích phủ xanh chống bào mòn đất, lấy gỗ phục vụ kinh tế... Các cây trồng thường được gây trồng từ các loài có mặt trong rừng ở địa phương như Mỡ, Bồ đề, Luồng... Các cây trồng được nhập nội có các loại Bạch đàn, Thông nhựa.

3. Các thảm thực vật nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở vành đai độ cao hơn 700 m

a. Rừng nguyên sinh

Từ độ cao 700 m trở lên, nhiệt độ trung bình năm hạ thấp xuống dưới 200 C, biên độ nhiệt năm trung bình lớn. Các loài chiếm ưu thế trong vành đai này là các loài cây thuộc khu hệ thực vật á nhiệt đới đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa.

Rừng có cấu trúc đơn giản, gồm 1 tầng cây gỗ cao trung bình từ 15 - 20 m, đường kính các cây khoảng 0,4 - 0,6 m, tán cây tương đối kín, tầng cây bụi cao 0,2 - 6 m, tương đối rậm và dưới cùng là tầng cỏ quyết.

b. Trảng cây bụi thứ sinh

Trảng cây bụi thứ sinh được hình thành sau khi khai phá rừng làm rẫy.

Phân bố dải rác ở trong khu vực, thường thấy nhất là ở nơi xung quanh các khu rừng hàng năm bị xâm lấn bởi con người.

c. Rừng tre nứa thứ sinh

Trên các nương rãy cũ ở khu vực nghiên cứu rất phổ biến kiểu thảm thực vật này. Chúng rất bền vững khi đã thành tầng tán vì khó có một loài cây gỗ nào có thể cạnh tranh với rễ của các cây này ở trong đất. Chỉ khi chúng ra hoa và chết hàng loạt mới có sự xâm nhập của các cây gỗ vào diện tích chúng đã chiếm cứ.

2. Thảm thực vật trên đất phong hóa từ đá vôi

Đá vôi chiếm một diện tích khá lớn của tỉnh Hòa Bình phân bố chủ yếu ở

68 các huyện Mai Châu, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi.

a. Phức hợp các loại rừng thứ sinh rậm, thường xanh, cây lá rộng, nửa cứng

Hình 2. 12: Rừng trên núi đá vôi Đồng Chum, Đà Bắc, Hòa Bình

Do đất mỏng và thường khô, rừng trên núi đá vôi thường không cao lớn lắm, cây thường tăng trưởng rất chậm, chu kỳ phát dục dài từ 5 - 10 năm mới ra hoa kết quả một lần. Lá của các cây thường nhỏ và cứng, dai, đôi khi có lớp lông tơ trên bề mặt lá.

Rừng chỉ có 2 tầng cây gỗ, tầng trên không liên tục, có chiều cao khoảng 15 - 20 m, có khi đạt tới 25 m. Tầng cây gỗ nhỡ, dưới tán rừng, mọc thành một tầng liên tục, cao từ 5 - 8m, đường kính chúng đạt tới 20 - 30 cm.

69

b. Các quần xã thứ sinh thay thế, cây bụi rậm hoặc thưa, cây lá rộng cứng sau khi rừng bị khai thác

Núi đá vôi, trên các sườn và đỉnh thường bị khai thác gỗ, củi. Sau khi bị chặt phá các cây gỗ lớn và nhỡ thảm thực vật trên núi đá vôi chỉ còn các cây thảo dạng bụi, các cây bụi cao từ 0,5 - 3 m, che phủ thưa thớt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)