Hồi quy sinh khối rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 126 - 130)

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ THU NHẬN THÔNG TIN RADAR VÀ CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI THUỘC TÍNH ẢNH RADAR Ở TỈNH HOÀ BÌNH

3.3. Tính toán hồi quy giữa kết quả đo sinh khối ô tiêu chuẩn và giá trị tán xạ ngược tại các vị trí tương ứng trên ảnh

3.3.2 Hồi quy sinh khối rừng tự nhiên

Để tính toán hồi quy cho riêng rừng tự nhiên, 33 ô tiêu chuẩn đo cho rừng tự nhiên được lựa chọn phục vụ cho tính toán hồi quy. Bảng 3.9 và hình 3.22 thể hiện danh sách và vị trí các ô tiêu chuẩn sử dụng để tính toán hồi quy giá trị tán xạ ngược trên ảnh RADAR với kết quả sinh khối rừng trên mặt đất các ô tiêu chuẩn tương ứng. Bảng 3.9 thể hiện sinh khối rừng trên mặt đất tại vị trí các ô tiêu chuẩn là khá đa dạng từ dưới 20 tấn/ha đến trên 200 tấn/ha. Vị trí các điểm đo ô tiêu chuẩn cũng phân bố khá đồng đều trên phạm vi toàn tỉnh, và phân bố ở nhiều loại rừng khác nhau từ rừng cây bụi, rừng thường xanh, rừng trung bình tới rừng nghèo hay nói cách khác các ô tiêu chuẩn đủ tư cách đại diện cho rừng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Bảng 3. 9: Ô tiêu chuẩn sử dụng để tính toán hồi quy cho rừng tự nhiên

Tên điểm Tọa độ X Tọa độ Y

Giá trị sinh

khối (tấn/ha) Loại hình rừng OTC_32 2316649 540480 49,6 Rừng tự nhiên OTC_34 2314833 545749 24,5 Rừng tái sinh OTC_37 2306945 539394 25,2 Rừng phục hồi OTC_39 2301823 542554 20,6 Rừng hỗn giao OTC_49 2291250 549359 56,1 Rừng tự nhiên

122 Tên điểm Tọa độ X Tọa độ

Y

Giá trị sinh

khối (tấn/ha) Loại hình rừng OTC_52 2275631 556650 24,0 Rừng tái sinh OTC_57 2280346 555193 29,9 Rừng tự nhiên OTC_66 2282414 545214 25,3 Rừng tái sinh OTC_67 2283759 546110 32,8 Rừng tái sinh OTC_68 2281970 552695 21,1 Rừng phục hồi OTC_70 2289521 546107 18,8 Rừng phục hồi OTC_73 2291861 544293 65,1 Rừng tái sinh

OTC_74 2292013 544053 36,1 Rừng nghèo

OTC_75 2301951 556659 45,7 Rừng tự nhiên OTC_80 2303319 554710 26,3 Rừng tái sinh PP_01_DK 2313500 503369 212,0 Rừng tự nhiên PP_02_MH 2277441 500131 193,0 Rừng tự nhiên PP_03_TT 2281520 543359 145,7 Rừng tự nhiên PP_04_LH 2265460 567409 162,5 Rừng tự nhiên PP_05_MT 2277437 551385 80,0 Rừng tự nhiên PP_06_TN 2273554 527348 71,0 Rừng tự nhiên PP_07_CP 2289493 487324 75,3 Rừng tự nhiên PP_09_DR 2309459 499385 61,0 Rừng tự nhiên PP_10_BS 2277449 515412 58,0 Rừng tự nhiên PP_11_TM 2313495 511416 41,0 Cây bụi

PP_12_DL 2273514 535312 48,3 Rừng tự nhiên

123 Tên điểm Tọa độ X Tọa độ

Y

Giá trị sinh

khối (tấn/ha) Loại hình rừng PP_13_CS 2305499 511369 60,5 Rừng tự nhiên PP_14_XP 2285431 539382 34,3 Rừng tự nhiên PP_15_KT 2281511 551384 41,0 Rừng tự nhiên PP_19_LV 2274907 517195 128,0 Rừng phục hồi PP_20_NL 2280152 511970 34,0 Rừng tái sinh PP_21_TD 2288100 506955 160,0 Rừng tái sinh PP_22_TM 2297282 503367 19,0 Rừng cây bụi

Được thu nhỏ từ tỷ lệ 1: 50 000 Hình 3. 22: Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn sử dụng

124

3.3.2.2. Kết quả hồi quy đối với dữ liệu ENVISAT ASAR

Bảng 3.10 thể hiện rõ khi hồi quy đa biến cho sinh khối rừng trên mặt đất tự nhiên, hệ số xác định R2 cao lên tới 0,9 khi sử dụng dữ liệu đa góc chụp với quỹ đạo đi lên và đi xuống có kết hợp phân cực HH và HV so với 0,2 khi sử dụng một cảnh và 0,54 khi sử dụng phân cực HV của 07 cảnh ảnh, xu hướng của kết quả hồi quy này là đồng nhất với khi hồi quy cho sinh khối rừng trên toàn tỉnh Hòa Bình. Điều này là đồng nhất với kết quả hồi quy tại mục 4.1 và có thể hiểu được như đã giải thích trong mục này.

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc phối hợp hai phân cực HH và HV của ảnh RADAR với các cấu hình chụp khác nhau (quỹ đạo khác nhau, góc chụp khác nhau) sẽ cải thiện kết quả hồi quy sinh khối trên mặt đất của lớp phủ rừng với tán xạ ảnh RADAR, điều này cũng đồng nghĩa việc sử dụng ảnh đa cấu hình chụp ảnh, đa phân cực sẽ giúp cải thiện kết quả tính sinh khối rừng trên mặt đất.

Bảng 3. 10: Hồi quy đa biến đối với dữ liệu ENVISAT ASAR

Trị đo sử dụng R2 F F tới

hạn

Sai số chuẩn Phân cực HH và HV của 1 ảnh 0,192 2,262 0,131 22,383 Phân cực HH và HV của 2 ảnh 0,307 1,879 0,160 21,925 Phân cực HH và HV của 3 ảnh 0,377 1,513 0,240 22,123 Phân cực HH và HV của 4 ảnh 0,612 2,559 0,064 18,763 Phân cực HH và HV của 5 ảnh 0,763 3,542 0,025 15,934 Phân cực HH và HV của 6 ảnh 0,887 5,915 0,006 12,139

125

Trị đo sử dụng R2 F F tới

hạn

Sai số chuẩn Phân cực HH và HV của 7 ảnh 0,936 7,278 0,007 10,403 Phân cực HV của 7 ảnh 0,527 12,411 0,002 20,230 Phân cực HH của 7 ảnh 0,308 0,953 0,496 24,469

3.3.2.3. Kết quả hồi quy đối với dữ liệu ALOS PALSAR

Bảng 3.11 thể hiện kết quả hồi quy đa biến giá trị tán xạ ngược trên ảnh ALOS PALSAR với sinh khối rừng trên mặt đất tự nhiên tại vị trí các ô tiêu chuẩn. Kết quả hồi quy cho thấy khi sử dụng hàm đa biến cho giá trị trị tán xạ cả hai phân cực HH và HV hệ số xác định R2 được cải thiện đáng kể.

Bảng 3. 11: Hồi quy đa biến đối với dữ liệu ALOS PALSAR

Trị đo sử dụng R2 F F tới

hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)