Công tác kiểm kê rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG I: SINH KHỐI RỪNG VÀ ỨNG DỤNG VIỄN THÁM

1.2. Rừng Việt Nam và công tác kiểm kê rừng tại Việt Nam

1.2.3. Công tác kiểm kê rừng ở Việt Nam

Công tác điều tra, đánh giá rừng ở nước ta đã được thực hiện từ rất lâu với các số liệu lịch sử toàn diện, số liệu điều tra đánh giá rừng đầu tiên có từ thời Pháp thuộc năm 1943. Sau khi giành độc lập, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng rất chú trọng đến công tác điều tra và đánh giá rừng và đến nay công tác này đã được thực hiện thường xuyên với tần suất 5 năm 1 lần.

Trước khi thống nhất đất nước, công tác điều tra rừng chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thực địa với quy mô nhỏ, phục vụ cho công tác khai thác rừng, kết quả của công tác điều tra rừng là bản đồ in [3]. Sau khi thông nhất đất nước, công tác điều tra đánh giá rừng được thực hiện một cách cơ bản và toàn diện hơn. Với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức nông lương thế giới,

28

vào những năm 80, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã thực hiện công tác điều tra rừng trong thời gian 4 năm, kết quả, đã thành lập được bản đồ rừng trên toàn quốc. Đây là những thông tin cơ bản về rừng đầu tiên, đồng bộ trên toàn bộ diện tích đất liền của Việt Nam [3].

Phát huy thành tựu của đợt điều tra, đánh giá rừng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành điều tra, đánh giá rừng với chu kỳ 5 năm một lần. Chu kỳ I (1991-1995), sử dụng dữ liệu viễn thám Landsat MSS và Landsat TM ở dạng ảnh in màu trên giấy ảnh tỷ lệ 1: 250.000. Các kiểm kê viên giải đoán đối tượng rừng trực tiếp trên ảnh bằng phương pháp thủ công, kết quả giải đoán được chuyển hoạ lên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 [3].

Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ II (1996 -2000) được thực hiện trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh Spot 3, Spot 4, ảnh toàn sắc có độ phân giải 10 m, độ phân giải kênh đa phổ là 20 m.

Công tác giải đoán vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, bản đồ được xây dựng là bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ 1/250.000 trên bình diện vùng và 1/1.000.000 phủ trùm toàn quốc. Công tác xác định diện tích rừng được đếm bằng lưới ô vuông trên bản đồ. Công tác điều tra cây rừng vẫn thực hiện bằng các biện pháp thủ công xác định hệ thống ô điều tra dựa trên những đặc điểm tự nhiên ngoài thực địa và đo đạc xác định hướng tuyến dẫn [1].

Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc Chu kỳ III (2001-2005), đã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng được thực hiện trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh Landsat ETM. Giải đoán ảnh vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công tuy nhiên công nghệ số đã bắt đầu được áp dụng thay thế cho phương pháp tương tự. Công tác đo đếm cây rừng tại ô tiêu chuẩn thực hiện bằng phương pháp thủ công, tuy nhiên việc xác định tọa độ ô điều tra bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS). Do vậy, tình trạng tâm ô đo đếm sai so với thiết kế ban đầu

29

không còn nữa. Công tác xác định diện tích rừng được đếm trên máy, cho nên độ chính xác tăng lên rất nhiều. Sản phẩm của Chương trình là bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ 1/100.000 cho từng tỉnh, tỷ lệ 1/250.000 cho vùng và tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn quốc [1].

Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ IV (2006 -2010), sử dụng dữ liệu viễn thám Spot 5 với độ phân giải 2,5 m để giải đoán và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cho 39 tỉnh có diện tích rừng lớn của Việt Nam. Công nghệ Hệ thông tin địa lý với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như ArcInfo, MapInfor đã được sử dụng trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng rừng. Việc áp dụng công nghệ mới góp phần làm tăng đáng kể chất lượng của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên rừng. Hơn thế nữa, tiến độ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên rừng đã được đẩy nhanh hơn nhiều so với các chu kỳ trước. Kết quả của chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng Chu kỳ IV là bản đồ hiện trạng rừng cấp xã ở tỷ lệ 1/25.000, cấp huyện ở tỷ lệ 1/50.000, cấp tỉnh 1/100.000, cấp vùng tỷ lệ 1/250.000 cho 39 tỉnh có diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam [3].

Có thể thấy công tác điều tra đánh giá tài nguyên rừng ở Việt Nam đã tiến bộ qua từng thời kỳ, sản phẩm của chương trình khá phong phú gồm số liệu tài nguyên rừng trong toàn quốc, các vùng và các tỉnh; báo cáo thuyết minh và bản đồ sinh thái thảm thực vật rừng, báo cáo và bản đồ dạng đất đai;

báo cáo lâm học và khu hệ thực vật rừng các vùng; báo cáo về tài nguyên động vật rừng các vùng; báo cáo tình hình sâu bệnh hại rừng trồng các vùng;

báo cáo về một số đặc sản chủ yếu rừng Việt Nam.

Tuy nhiên, một trong các số liệu quan trọng cần cung cấp cho FAO là tổng lượng sinh khối rừng Việt Nam vẫn chưa được đề cập đến trong Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quốc gia, số

30

liệu này được tính toán dựa trên số liệu về sản lượng rừng và công thức chuyển đổi từ sản lượng sang sinh khối theo chỉ dẫn của IPCC. Như vậy có thể thấy việc tính toán trực tiếp sinh khối rừng là hạn chế lớn của Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quốc gia [33].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)