Phân loại rừng tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ THU NHẬN THÔNG TIN RADAR VÀ CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI THUỘC TÍNH ẢNH RADAR Ở TỈNH HOÀ BÌNH

2.3. Tương tác của RADAR với đặc điểm sinh thái rừng tỉnh Hòa Bình

2.3.1. Đặc điểm sinh thái rừng tỉnh Hòa Bình

2.3.1.2. Phân loại rừng tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.2 tổng thống kê diện tích rừng tỉnh Hòa Bình theo loại rừng.

Bảng 2.2 cho thấy phần lớn diện tích rừng của Hòa Bình là rừng tự nhiên, diện tích này chiếm đến 55,8% diện tích rừng của toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng non phục hồi chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên (Theo số liệu điều tra thống kê mới nhất từ ảnh vệ tinh Spot 5 kết hợp với khảo sát thực địa do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng cung cấp thì diện tích rừng non phục hồi hiện có gần 42 nghìn ha). Diện tích rừng giầu không còn nữa, diện tích rừng trung bình có trữ lượng từ 150 - 200 m3/ha còn lại chỉ vào khoảng 3.697 ha.

Diện tích rừng nghèo có trữ lượng từ 50 – 150 m3/ha còn lại cũng chỉ hơn 8.545 ha.

Hòa Bình là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có diện tích rừng tre, nứa tương đối lớn, diện tích này vào khoảng hơn 7 nghìn ha, tập trung tại các huyện nằm sát vùng ranh giới với tỉnh Thanh Hóa.

Bảng 2. 2: Tổng hợp các loại đất rừng tỉnh Hòa Bình

TT Loại đất loại rừng Diện tích

(ha)

Tổng diện tích tự nhiên 469,912.2

A. Đất có rừng 208,922.1

I. Rừng tự nhiên 116.611,9

70

TT Loại đất loại rừng Diện tích

1. Rừng trên núi đất 68.835,5

1.1. Rừng gỗ 54.020,5

1.1.1 Rừng trung bình (IIIa2) 3.697,5

1.1.2 Rừng nghèo (IIIa1) 8.545,2

1.1.3 Rừng non phục hồi (IIa, IIb) 41.777,9

1.2. Rừng tre nứa 7.495,6

1.3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 7.319,3

2. Rừng trên núi đá 47.776,4

II. Rừng trồng 92.310,2

B. Đất không rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 114.021,6 I. Đất trống có cây gỗ rải rác (Ic) 20.197,3

II. Đất trống có cây bụi (Ib) 32.803,2

III. Đất trống có cỏ (Ia) 36.810,4

IV. Núi đá trọc (NUIDA) 24.210,7

C. Đất ngoài lâm nghiệp 146.968,5

Nguồn: FIPI

Bảng 2.2 thể hiện cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hòa Bình, bảng cho thấy diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khá đa dạng với rừng trên núi đá vôi, rừng trên núi đất, rừng trồng. Mặc dù rừng tỉnh Hòa Bình được xếp thuộc hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi, tuy nhiên diện tích rừng trên núi đá vôi không lớn chỉ chiếm chưa tới 25% diện tích rừng toàn tỉnh với diện tích hơn 47 nghìn ha. Diện tích rừng tự nhiên trên núi đất và rừng trồng là khá lớn với tỷ lệ diện tích chiếm tương ứng hơn 30% và hơn 40%.

Huyện có nhiều rừng nhất tỉnh Hòa Bình hiện nay là huyện Đà Bắc sau đó đến huyện Lạc Sơn, Mai Châu, Kim Bôi. Huyện có diện tích rừng tự nhiên

71

lớn nhất vẫn là Đà Bắc sau đó đến Mai Châu, Lạc Sơn. Huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất hiện nay là huyện Đà Bắc, sau đó đến Lạc Sơn, Tân Thủy.

Hình 2.13 là thống kê diện tích rừng trồng và rừng phục hồi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hình vẽ cho thấy rừng tỉnh Hòa Bình rất manh mún, ví dụ đối với rừng phục hồi thì trên địa bản tỉnh có khoảng 1.500 mảnh, tuy nhiên có tới hơn 800 mảnh có diện tích khoảng 0,3 ha (3.000 m2). Nếu lấy điểm ảnh với độ phân giải 30 m (ảnh 3 look) làm đơn vị tính thì diện tích này chỉ tương đương với 3 điểm ảnh. Điều này cho thấy việc xây dựng các ô tiêu chuẩn lớn cỡ 1 km2 rồi tính trung bình sinh khối rừng cho một khu vực sẽ dẫn đến những sai số không hề nhỏ vì khó có thể có một ô tiêu chuẩn nào đại diện cho một dạng rừng manh mún với nhiều kiểu rừng đan xen nhau.

Hình 2. 13: Thống kê rừng trồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Với phương pháp tính sinh khối rừng bằng tán xạ ngược trên ảnh RADAR, tán xạ ảnh RADAR không quan tâm đến kiểu rừng mà chia rừng thành các ô vuông với kích thước bằng với kích thước điểm ảnh, giá trị tán xạ trên ảnh là tổng tán xạ của thực vật trong điểm ảnh đó cho nên có mối quan hệ chặt chẽ với sinh khối rừng mà không phụ thuộc vào kiểu rừng. Như vậy có thể nói phương pháp tính sinh khối rừng trên mặt đất dựa trên tán xạ ảnh RADAR không phụ thuộc vào kiểu rừng nên có thể khắc phục được hạn chế

72

của phương pháp xác định sinh khối rừng bằng phương pháp truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh radar trong xác định sinh khối rừng tỉnh Hòa Bình (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)