CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức
4.2.4 Kiểm định mô hình thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA
Mô hình đo lường gồm 22 biến được ước lượng bằng phương pháp maximum likelihood (ML) ta thấy các giá trị đều đạt theo yêu cầu như Chi-square/df bằng 1,791 nhỏ hơn 3, GFI bằng 0,870 nhỏ hơn 0,9, TLI bằng 0,922 lớn hơn 0,9, CFI bằng 0,936 lớn hơn 0,9, RMSEA bằng 0,061 nhỏ hơn 0,08. Tuy GFI bằng 0,889 nhỏ hơn 0,9, nhưng theo Thọ & Trang (2008) cho rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0,9, Chi-square/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0,08 thì mô hình đó vẫn được xem là phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường. Do đó, có thể kết luận mô hình này được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả được trình bày trong (hình 4.4)
Độ giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy của các khái niệm
Độ giá trị hội tụ: Kết quả từ mô hình CFA cho thấy, hệ số tải chuẩn hoá của các biến từ 0,677 đến 0,992 (>0.5) và phương sai trích từ 0.538 đến 0.684 (ngoại trừ biến Chất lượng nội dung thông tin có AVE = 0.46, không quá thấp so với mức yêu cầu là 0.5) nên thang đo đạt độ giá trị hội tụ (Bảng 4.5). Theo Fornel & Larcker (1981), đảm bảo giá trị phương sai trích lớn hơn 0.5 là tiêu chí rất an toàn và khó đạt được (conservative), trong một số trường hợp phương sai trích thấp hơn 0.5 thì thang đo vẫn đạt được giá trị hội tụ. Có nhiều tác giả trong quá trình nghiên cứu cũng sử dụng thang
đo có AVE thấp hơn 0.5 như Auh & ctg, (2007); Huang & ctg (2004); Matzler & ctg (2008); Matos & ctg (2007)…
Độ giá trị phân biệt:
Theo lý thuyết trình bày ở chương 3, điều kiện để các thang đo đạt giá trị phân biệt là căn bận hai của phương sai trích trung bình (AVE) của một khái niệm phải lớn hơn hệ
số tương quan giữa khái niệm đó với bất kỳ khái niệm nào còn lại của mô hình đo lường.
Trong kết quả trình bày ở bảng 4.6, các hệ số trên đường chéo là căn bậc hai của khái niệm tương ứng còn các hệ số dưới đường chéo là hệ số tương quan giữa khái niệm đó với các khái niệm còn lại của mô hình nghiên cứu. Tương quan giữa các khái niệm dao động từ 0.680 đến 0.827 thấp hơn so với 0.85 nên các thang đo đạt giá trị phân biệt.
Kết luận: các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.
Độ tin cậy: Độ tin cậy tổng hợp CR từ 0.720 đến 0.866 nên thang đo đạt độ tin cậy.
Hình 4.4 : Mô hình phân tích nhân tố khẳng định(CFA) Bảng 4.5 Mô hình thang đo tới hạn
Trọng số hồi quy chuẩn
hóa p
Chất lượng nội dung thông tin: CR= 0.720, AVE= 0.462 AQ1 <--- Chất lượng nội dung
thông tin
0,677 ***
AQ2 <--- Chất lượng nội dung thông tin
0,703 ***
AQ3 <--- Chất lượng nội dung thông tin
0,685 ***
Độ tin cậy của thông tin: CR = 0.776; AVE = 0.538
SC1 <--- Độ tin cậy của thông tin 0,701 ***
SC2 <--- Độ tin cậy của thông tin 0,873 ***
SC3 <--- Tính tin cậy của nguồn thông tin
0,705 ***
Giá trị tiện ích: CR = 0.860; AVE = 0.684
FV1 <--- Giá trị tiện ích 0.866 ***
FV2 <--- Giá trị tiện ích 0,864 ***
FV3 <--- Giá trị tiện ích 0,775 ***
Giá trị cảm xúc: CR = 0.814; AVE = 0.593
HV1 <--- Giá trị cảm xúc 0,792 ***
HV2 <--- Giá trị cảm xúc 0745 ***
HV3 <--- Giá trị cảm xúc 0,772 ***
Giá trị xã hội: CR = 0.860; AVE = 0.676
SV1 <--- Giá trị xã hội 0,692 ***
SV2 <--- Giá trị xã hội 0,992 ***
SV3 <--- Giá trị xã hội 0,873 ***
Truyền miệng (WOM): CR = 0.832; AVE =0.624
WOM1 <--- Truyền miệng (WOM) 0,832 ***
WOM2 <--- Truyền miệng (WOM) 0,844 ***
WOM3 <--- Truyền miệng (WOM) 0,790 ***
Ý định quay lại: CR = 0.857; AVE = 0.601
RE1 <--- Ý định quay lại 0,774 ***
RE2 <--- Ý định quay lại 0,732 ***
RE3 <--- Ý định quay lại 0,780 ***
RE4 <--- Ý định quay lại 0,812
Theo bảng trên, các hệ số tải của các biến quan sát lên khái niệm tương ứng đều lớn hơn 0nên độ giá trị phân biệt của các thang đo của mô hình là đạt yêu cầu.
Bảng 4.6 Độ giá trị phân biệt của các thang đo
FV WOM SV SC HV RE AQ
FV 0.827
WOM 0.575 0.790
SV 0.468 0.582 0.822
SC 0.420 0.463 0.315 0.734
HV 0.596 0.490 0.291 0.662 0.770
RE 0.583 0.713 0.448 0.548 0.418 0.775
AQ 0.485 0.410 0.213 0.611 0.743 0.388 0.680 Theo bảng trên, căn bậc 2 của phương sai trích trung bình (AVE) (giá trị nằm trên đường chéo của bảng) của từng khái niệm đều lớn hơn hệ số tương quan giữa khái niệm đó và từng khái niệm còn lại tương ứng nên độ giá trị phân biệt của các thang đo của mô hình là đạt yêu cầu.