NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo án sử 6 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 37 - 40)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

- Kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đó có nhiều chuyển biến; Trên đất nước ta đã nảy sinh những vùng văn hóa lớn, chuẩn bị sang thời kì dựng nước.

2. Thái độ :

- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.

3. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.

4. Năng lực ,phẩm chất :

- Năng lực : Tự học , giải quyết vấn đề , tư duy , hợp tác, giao tiếp ...

Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Phẩm chất : Yêu quê hương ,đất nước , sống có trách nhiệm...

II. Chuẩn bị

1. Gv : Tranh ảnh, đồ dùng phục chế.

2. Hs: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong sgk III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp: hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, kể chuyện 2. Kĩ thuật: khăn trải bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật lược đồ tư duy, chia nhóm, động não.

IV.Tổ chức các hoạt động dạy học 1.Hoạt động khởi động :

* Ổn định tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ:

? Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?

* Tổ chức khởi động

- GV chia nhóm nam-nữ , sử dụng kĩ thuật động não cho hs kể những công việc theo em phù hợp với bạn nam và bạn nữ( nữ kể của nam và ngược lại?

- GV giới thiệu bài mới...

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Sự phân công lao động được

hình thành như thế nào?

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: Tự học , giải quyết vấn đề , hợp tác, giao tiếp, nhận xét, đánh giá ...

? Em có nhận xét gì về việc đúc một

1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?

- Đúc đồng phức tạp hơn, cần kĩ thuật cao

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt công cụ bằng đồng hay làm một bình

sứ nung so với việc làm một công cụ bằng đá?

? Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng?

? Số người còn lại làm gì?

? Người nông dân vừa lo việc đồng áng, vừa lo việc nhà có được không?

Cần phải làm gì?

? Sự phân công lao động diễn ra ntn trong xh?

?Phân công lao động như vậy có tác dụng gì?

- Gv cho hs thảo luận cặp đôi

? Vậy vì sao có sự phân công lao động?

Phân công dựa vào đâu?

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung

- gv hoàn chỉnh kiến thức.

HĐ 2: Xã hội có gì đổi mới ? - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: Tự học , giải quyết vấn đề , hợp tác, giao tiếp, nhận xét, đánh giá ...

- Cho hs hđ cá nhân

? Xã hội thời PN-HL có gì thay đổi so với thời HB-BS?

- Trình bày, nhận xét

? Nhận xét về địa vị của người đàn ông? Xã hội có gì thay đổi?

- Gv cho hs thảo luận theo cặp(2p)

? Một số ngôi mộ đó chôn theo công cụ sản xuất và đổ trang sức, bên cạnh nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo cho ta hiểu điều gì về xh lúc bấy giờ?

hơn.

- Chỉ có một số người biết luyện kim đúc đồng (chuyên môn hóa).

- Có người chuyên lo việc cày cấy, ...

→ Cần phân công lao động.

+ Đàn ông: Làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ- công việc vất vả, nặng nhọc.

+ Đàn bà: lao động ở nhà, dệt vải- công việc nhẹ nhàng hơn, đa dạng, tỉ mỉ.

→ Tận dụng được khả năng của từng đối tượng.

* Do yêu cầu của sản xuất cần phân công lao động ( theo giới tính, nghề nghiệp).

2. Xã hội có gì đổi mới ?

- Con người sống định cư ở đồng bằng ven các sông lớn→ Chiềng, chạ (làng bản) hình thành. Đứng đầu là một tộc trưởng (già làng).

- Nhiều chiềng, chạ hợp thành bộ lạc.

Đứng đầu là một tù trưởng

- Địa vị của người đàn ông được nâng cao

→ chế độ phụ hệ hình thành.

- Xã hội đó có sự phân biệt giàu nghèo.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Đại diện hs trình bày , bổ sung

- gv hoàn chỉnh kiến thức.

? Nhận xét chung về xã hội thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc?

HĐ 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

- PP: Vấn đáp, trực quan - KT: Đặt câu hỏi

- NL: Tự học , giải quyết vấn đề , giao tiếp, nhận xét, đánh giá ...

? Sự phát triển nông nghiệp đã tác động ntn đến kinh tế, xã hội?

- Cho HS xem các hình 31, 32, 33, 34:

những cụng cụ bằng đồng, đá được phục chế,

? Thời kì VH Đông Sơn, đồ dùng chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì?

? Em có nhận xét gì về công cụ này?

? Theo em, sự thay đổi về công cụ lao động đã tác động đến xã hội ntn?

- Gv giảng.

=> Xã hội có nhiều biến chuyển lớn.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

- Hình thành các trung tâm văn hóa lớn: Óc Eo( An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn - TK VII - TK I TCN.

- Đồ dùng bằng đồng là chủ yếu.

→ Sắc hơn, dễ sử dụng, năng suất lao động tăng lên.

=> Đồ dùng bằng đồng thay thế đồ dùng bằng đá-> cuộc sống của người Lạc Việt ổn định hơn.

3. Hoạt động luyện tập :

? Những nét mới về tình hình kinh tế và xã hội của cư dân Lạc Việt?

4. Hoạt động vËn dông :

- Trong gia đình hoặc tại nơi em ở, em thấy có sự phân công lao động hợp lí chưa?

Theo em làm thế nào để có sự phân công lao động hợp lí?

? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng phân biệt giàu nghèo trong xã hội hiện nay?

Thái độ của em thế nào?

( HS trình bày quan điểm)

5. Hoạt động tìm tòi , mở rộng :

- Tìm thêm những tư liệu, tranh ảnh về văn hóa Óc Eo( An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn ( trên internet)

- Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang.

+ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? được tổ chức như thế nào?

Tuần 13

Ngày soạn: 8/11/ Ngày dạy: 15/11/

Tiết 13 - Bài 12.

Một phần của tài liệu Giáo án sử 6 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w