Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN TL TN TL
Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu
1,3,4,6,7,9
Câu 11
ẵ cõu 12
Câu 5,10 8,10
ẵ cõu 12
TSố câu TSố điểm Tỉ lệ%
6 3 30%
1,5 4 40%
4 2 20%
0,5 1 10%
12 10 100%
IV. Đề bài
A. Trắc nghiệm: ( 5đ )
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng.
Câu 1 : Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập mở đầu bằng khởi nghĩa ? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng . B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lí Bí. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Câu 2 . Nhận định nào sau đây nói đúng về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
A. Quân nhà Hán đưa người Hán sang nước ta, bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
B. Người Việt ta không được nắm giữ việc cai quản tại các châu, chỉ cai quản các huyện C. Nhân dân ta phải nộp nhiều thứ thuế và bị nhà Hán vơ vét của cải, dân ta ngày càng khổ cực.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3 : Thời gian nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng là ?
A. Mùa xuân năm 40 B. Mùa xuân năm 41 C Mùa xuân năm 42 D. Mùa xuân năm 43 Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu chống ách đô hộ:
A. Nhà Hán B. Nhà Ngô C. Nhà Lương D. Nhà Tùy
Câu 5: Hai Bà Trưng chọn vùng đất Lãng Bạc để nghênh chiến là vì?
A. Lãng Bạc là vùng đồi cao, đồng sâu, hồ nước mênh mông thuận lợi cho việc ẩn nấp, mai phục.
B. Lãng Bạc là vùng đồi cao, tương đối bằng phẳng
C. Lãng Bạc là vùng hồ nước mênh mông thuận lợi cho việc tấn công D. Lãng Bạc là vùng đồng bằng thuận lợi cho việc ẩn nấp.
Câu 6 : Nhà Hán đã có chủ trương gì khi sang cai trị nước ta ? A. Đưa người Hán sang Giao Châu
B. Buộc dân ta phải học tiếng Hán và chữ Hán
C. Tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7 : Trong kinh tế, nghề mà nhà Hán nắm độc quyền khi cai trị nước ta đó là?
A. Khai thác, chế tạo và mua bán về công cụ lao động . B. Khai thác, chế tạo và mua bán về sắt.
C. Khai thác, chế tạo và mua bán về đồng.
D. Khai thác, chế tạo và mua bán về gốm.
Câu 8 :Nhà Hán đưa người Hán sang sống với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán nhằm mục đich:
A. Kiểm soát chặt chẽ dân ta B. Tăng cường bóc lột dân ta
C. Đồng hoá dân tộc ta D. Chiếm dần đất đai Au lạc
Câu 9 : Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa tại đâu?
A. Diễn Châu -Nghệ An.
B. Thạch Hà- Hà Tĩnh.
C. Đường Lâm- Hà Nội .
D . Tất cả các đáp án trên đều sai .
Câu 10: Chính sách cai trị thâm độc nhất của nhà Hán đối với nước ta là gì?
A. Bắt nhân dân ta cống nộp B. Bắt nhân dân ta đi lao dịch C. Thu thuế
D. Đưa người hán sang ở nước ta.
B.Tự luận : (5 đ)
Câu 11: (2 đ) Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)?
Câu 12: (3 đ) Lí Bí đã làm gì sau khi cuộc khởi nghĩa chống quân Lương thắng lợi? Ý nghĩa của những việc làm đó ?
V. Đáp án- Biểu điểm.
A. Phần trắc nghiệm: (5 đ). Mỗi câu trả lời đúng: 0.5 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D A B A D B C C D
B-Phần tự luận Câu11: (2đ)
* Diễn biến: Mùa xuân năm 40 hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
Cuộc khởi nghĩa của hai bà được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn hai bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
Tô Định hoảng hốt bỏ thành, trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.
Câu 12: (3đ)
- Lí Bí lên ngôi hoàng đế, hiệu là Lí Nam Đế; đặt tên nước là Vạn Xuân, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch .
- Thành lập triều đình với 2 ban : Văn, võ
=> Thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.
Khẳng định nước ta có chủ quyền, có giang sơn, bờ cõi riêng, ngang hàng và không lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tuần 31
Ngày soạn : 233 Ngày giảng: 303
Chương IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỶ X Tiết 31 - Bài 26
CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC HỌ DƯƠNG I. Mục tiêu bài học: hs cần
1.Kiến thức :
- Nhận biết và ghi nhớ hoàn cảnh, kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc.
- Trình bày được những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của nhứng chính sách đó. – Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo.
2 Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm
4. N¨ng lùc, phÈm chÊt :
- Năng lực : Tự học , giải quyết vấn đề , tư duy , hợp tác, tự chủ ...
- Phẩm chất : Yêu quê hơng , đất nớc ,tự hào dõn tộc ...
II Chuẩn bị :
1. Thầy: Bài soạn, những tư liệu liên quan, Lược đồ câm “ Cuộc kháng chiến …..Nam Hán” theo sgk. .
2 . Trò: Đọc sgk và trả lời các câu hỏi
III Phơng pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương phỏp: dạy học trực quan, vấn đáp, kể chuyện lịch sử, dạy học nhúm.
2. Kĩ thuật: thảo luận, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời ...
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1.Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức
*Kiểm tra bài cũ:
*Tổ chức khởi động
- Hình dung của em về tình hình nước nước ta sau khi các cuộc khởi nghĩa chống quân Đường thất bại?
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1 : Khúc thừa Dụ dựng quyền tự
chủ trong hoàn cảnh nào?
- PP : phân tích, Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, kể chuyện lịch sử
- KT : đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận, động não.
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề, t duy sáng tạo, hợp tác, nhận xét,
đánh giá.
? Từ cuối thế kỷ IX tình hình nhà Đường như thế nào?
- Gv giải thích thuật ngữ “ Tiết độ sứ”
?Trước tình hình ấy, Khúc Thừa Dụ đã làm gì?
GV kể về Khúc Thừa Dụ
? Theo em, việc vua Đường phong Khúc
1 Khúc thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
* Hoàn cảnh:
- Từ cuối thế kỷ IX nhà Đường suy yếu.
- Năm 905 tiết độ sứ An Nam bị giáng chức…
- Khúc Thừa Dụ kêu gọi nhân dân nổi dậy chiếm Tống Bình và tự xưng là tiết độ sứ.
- Năm 906 vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ.
-> Cơ hội để đất nước ta giành được quyền tự chủ.
Thừa Dụ làm tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Gv giảng : Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam, nay phong Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
- Hs hđ cá nhân
? Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo có chủ trương gì?
GV cho hs thảo luận cặp đôi
? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì ?
Đại diện trình bày, hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.
HĐ2 :Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán (930- 931.
- PP : Vấn đáp-gợi mở, dạy học nhóm, phân tích, trực quan
- KT : đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận, động não.
- NL: Tự học, giải quyết vấn đề, t duy sáng tạo, hợp tác, nhận xét,
đánh giá.
- GV giảng: nhà Nam Hán thay nhà Đường chuẩn bị xâm lược nước ta.
Hs hđ cá nhân
? Tình hình nước ta sau khi Khúc Hạo mất ntn?
- Đại diện trả lời
- GV treo lược đồ câm.
- Cho hs thảo luận điền kí hiệu
- Trình bày diễn biến cuộc kc chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ?
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung, GV tường thuật lại trên lược đồ.
?Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
? Ý nghĩa của thắng lợi đó ntn?
* Chủ trương của họ Khúc:
+ Chia lại khu vực hành chính.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã . + Định lại mức thuế.
+ Bãi bỏ lao dịch thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
-> Xây dựng chính quyền độc lập tự chủ của người Việt, giảm bớt đóng góp cho nhân dân.
2 Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Hán (930- 931).
* Hoàn cảnh
- Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin
(nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng chuẩn bị đối phó)
- Khúc Thừa Mĩ cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương.
- Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
* Diễn biến: sgk
* Kết quả:
- Dương Đình Nghệ đã đánh tan quân Nam Hán và tự xưng là Tiết độ sứ.
* Ý nghĩa: Giành quyền tự chủ cho đnước
3. Hoạt động luyện tập
? Dương Đình Nghệ đã đánh bại quân Nam Hán ntn ? 4. Hoạt động vận dụng
? Em cảm nhận được gì về con người Dương Đình Nghệ?
GV giáo dục tình cảm đạo đức cho hs 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Tìm đọc thêm những tư liệu lịch sử liên quan đến bài học; Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”
- Học kĩ nội dung bài, tường thuật diễn biến của cuộc kc trên lược đồ.
+ Đọc trước bài 27 và trả lời câu hỏi SGK.
===============================
Tuần 32
Ngày soạn : 303 Ngày giảng : 6 4 Tiết 31 Bài 27