Phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng (Trang 23 - 26)

1. Tổng quan về xử lý hạt giống

1.2. Các phương pháp khử nhiễm độc tố

1.2.3. Phương pháp sinh học

Mặc dù các biện pháp phòng chống nấm mốc sinh độc tố đã được khuyến cáo áp dụng, nhưng sự nhiễm aflatoxin trên nông sản ở mức độ cao quá giới hạn là không thể tránh được trong những điều kiện bảo quản bất lợi. Vấn đề khử nhiễm aflatoxin bằng con đường sinh học nhằm thay thế cho biện pháp khử nhiễm aflatoxin bằng các hóa chất có giá thành cao và làm biến đổi phẩm chất lượng lương thực nên khó áp dụng vào thực tiễn bảo quản được chứng minh là các phương pháp hứa hẹn nhất.

Khử nhiễm độc tố aflatoxin bằng phương pháp sinh học có thể được định nghĩa như sự phân giải bằng enzyme hay chuyển hóa sinh học của các độc tố nấm mốc trực tiếp

10

nhờ vi sinh vật. Một số vi khuẩn có khả năng khử nhiễm độc tố aflatoxin được trình bày trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Các cơ chế khử nhiễm sinh học bằng một số chủng vi khuẩn

Tên vi khuẩn Đối tượng Cơ chế khử nhiễm Tác giả

Bacillus pumilus Aspergillus parasiticus

Sử dụng các sản phẩm trao đổi chất ngoại bào, sinh ra trong quá trình nuôi cấy B.

pumilus, ức chế sự phát triển và quá trình tổng hợp độc chất

aflatoxin của nấm Asp.

parasiticus

C. Munimbazi và LB.Bullerman, 1997

Streptomyces sp. Aspergillus parasiticus

Streptomyces sp. tổng hợp được aflastatin A, là hợp chất có bản chất là protein, ức chế 1 số enzyme esterase tham gia

quá trình tổng hợp độc chất aflatoxin của nấm Asp.

parasiticus

Ono. M và cộng sự, 1997

Achromobacter xylosoxidans

Aspergillus parasiticus

A. xylosoxidan tổng hợp Cyclo (L-leucyl-L-prolyl), là

1 cyclodipeptide, ức chế sự phát triển và sự tổng hợp

aflatoxin của nấm Asp.

parasiticus.

PS. Yan và cộng sự, 2004

Lactobacillus Aspergillus Sử dụng các sản phẩm trao I. Chang và JD.

11

casei flavus đổi chất ngoại bào, sinh ra trong quá trình nuôi cấy L.

casei, ức chế sự phát triển và quá trình tổnghợp độc chất

aflatoxin của nấm Asp.

flavus.

Kim, 2007.

Bacillus subtilis B-FS06

Aspergillus

flavus Hợp chất thứ cấp Ting Zang và cộng sự, 2007.

Bacillus subtilis Aspergillus flavus

B. subtilis tổng hợp các enzyme ngoại bào như protease, chitinase, β-1,3- glucanase làm ức chế sự phát

triển của nấm Asp. flavus.

R. Thakaew và cộng sự, 2013

Các loại nông sản Việt Nam được thế giới biết đến càng nhiều như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, thanh long, vú sữa... xuất khẩu đậu phộng của Việt Nam, bao gồm nguyên vỏ, bóc vỏ và hạt cao (số liệu này không bao gồm thương mại biên giới với Trung Quốc). Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nga, Malaysia và một số nước khác. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) điều chỉnh ước tính cho xuất khẩu đậu phộng của Việt Nam trong vụ 2016/17 lên 10 nghìn tấn, bao gồm xuất khẩu đậu phộng thông qua thương mại biên giới và xuất khẩu đậu đã qua chế biến. Để đạt được năng suất ấy, người nông dân sử dụng rất nhiều phân bón hóa chất khác và không ít các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hệ quả không chỉ nông dân phải mất nhiều tiền vào hóa chất mà hệ sinh vật đất và chất lượng đất bị tàn phá nghiêm trọng. Phương pháp sinh học sử dụng cho cây trồng đang được các nhà khoa học khuyến khích sử dụng vì chúng có những ưu điểm sau:

12

- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng như thuốc bảo vệ thực vật từ hóa chất.

- Cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

- Không làm thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

- Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng dễ hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.

- Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa chất. Tác dụng của CPSH đến từ từ chứ không nhanh như các loại hóa chất nhưng tác dụng dài lâu.

- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

- Các chủng nấm sinh độc tố sẽ không thể hình thành cơ chế kháng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)