Khảo sát khả năng sinh acid lactic và mật độ tế bào của các chủng

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng (Trang 93 - 97)

3.3. Khảo sát môi trường lên men thích hợp

3.3.1. Khảo sát khả năng sinh acid lactic và mật độ tế bào của các chủng

Để thử nghiệm môi trường khảo sát kháng nấm tốt cũng như khảo sát khả năng tăng trưởng cây trồng, nhóm đề tài tiến hành thử nghiệm xác định hàm lượng acid tổng và mật độ tế bào để so sánh khả năng sinh acid của ba chủng vi khuẩn lactic trên ba môi trường.

Ba chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. L5, L2, L3 được nuôi cấy trên 3 môi trường MRS Broth, nước giá và bắp cải, với tỷ lệ cấy giống 5 %, và được theo dõi chỉ số acid và mật độ tế bào từ 0 giờ đến 72 giờ.

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện mật độ tế bào của chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. L5

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

OD (600nm)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp Cải

80

Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện mật độ tế bào của chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. L2N

Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện mật độ tế bào của chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. L3

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

OD (600nm)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp Cải

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

OD (600nm)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp Cải

81

Kết quả từ hình 3.9, 3.10, 3.11 trên cho thấy sau khi nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn lactic 72 giờ, trên cả 3 môi trường mật độ đế bào tăng từ 0 giờ đến 72 giờ, mật độ tế bào tăng mạnh từ 0 giờ đến 12 giờ và sau đó tăng nhẹ đến 72 giờ.

Mật độ tế bào 3 chủng vi khuẩn lactic trên môi trường MRS Broth cao hơn môi trường bắp cải và nước giá, nhưng không có sự chênh lệch lớn.

Cụ thể ở các chuẩn vi khuẩn lactic:

- Chủng L5: Chủng vi khuẩn lactic L5 phát triển mạnh nhất trên MRS Broth, đạt cực đại ở 66 giờ, sau đó suy yếu. Môi trường nước giá đạt cực đại tại 48 giờ và suy yếu sau đó. Trong khi môi trường nước bắp cải, mật độ vi khuẩn vẫn tăng sau 72 giờ và có tốc độ phát triển gần như bằng với MRS Broth.

- Chủng L2N: Mật độ tế bào trên môi trường MRS Broth không ổn định, đạt cực đại ở 66 giờ và giảm sau đó. Đối với môi trường nước giá, vi khuẩn phát triển ổn định, nhanh và đạt cực đại ở 66 giờ sau đó suy giảm. Môi trường nước bắp cải cho mật độ phát triển ổn định và tiếp tục tăng đến sau 72 giờ.

- Chủng L3: Vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường MRS Broth và mật độ tiếp tục tăng đến sau 72 giờ. Đối với 2 môi trường nước giá và bắp cải, mật độ đạt cực đại sau 66 giờ và giảm sau đó.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

Hàm lượng acid (%)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp cải

82

Hình 3.12: Hàm lượng acid tổng của Lactobacillus sp. L5 trên các môi trường

Hình 3.13: Hàm lượng acid tổng của Lactobacillus sp. L2N trên các môi trường

Hình 3.14: Hàm lượng acid tổng của Lactobacillus sp. L3 trên các môi trường.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

Hàm lượng acid (%)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp cải 0.00

0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

0 3 6 12 16 22 24 30 36 48 66 72

Hàm lượng acid (%)

Thời gian (giờ)

MRS Broth Nước Giá Nước Bắp cải

83

Để theo dõi khả năng sinh acid của 3 chủng vi khuẩn lactic sau 24 giờ nhóm đề tài tiếp tục khảo sát khả năng sinh acid và mật độ vi khuẩn tới 72 giờ, kết quả được thể hiện trên (hình 3.9), (3.10) và (3.11) .

Hàm lượng acid của 3 chủng vi khuẩn lactic trên 3 môi trường vẫn tiếp tục tăng sau từ 0 giờ đến 72 giờ. Trên môi trường MRS Broth hàm lượng acid cao hơn môi trường nước giá và môi trường nước bắp cải.

Cụ thể ở các chủng vi khuẩn lactic:

- L5: Hàm lượng acid trên môi trường MRS Broth cao nhất, cực đại ở 66 giờ.

Môi trường nước giá và bắp cải hàm lượng tương đương nhau nhưng bắp cải đại cực đại ở 66 giờ còn nước giá vẫn tăng

- L2N: Hàm lượng acid trên MRS Broth cao nhất và đạt cực đại ở 30 giờ. Với 2 môi trường nước giá và nước bắp cải, hàm lượng acid đạt cực đại ở 66 giờ và bắt đầu giảm (nhưng vẫn thấp hơn MRS Broth), sau đó bắp đầu giảm.

- L3: Hàm lượng acid trên môi trường MRS Broth cao nhất ở các mốc thời gian, đạt cực đại ở 30 giờ. Đối với môi trường nước giá, hàm lượng acid vẫn tiếp tục tăng sau 72 giờ và ở môi trường bắp cải thì đạt cực đại ở 66 giờ

Mặc dù trên hai môi trường nước giá và nước bắp cải, acid lactic tổng hợp thấp hơn hẳn môi trường MRS. Tuy nhiên, sinh khối ở hai môi trường giá đậu và bắp cải cho thấy không có sự chênh lệch so với môi trường MRS nhưng các hoạt tính sinh học có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Độ chua cao có thể ảnh hưởng không thuận lợi cho sự phát triển cây trồng, vì vậy tìm kiếm môi trường làm giảm acid lactic sinh ra mà vẫn giữ được các hoạt tính sinh học khác là mục tiêu của đề tài.

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)