CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
1.3. Nguyên tắc và cơ sở xây dựng pháp luật thuế Thu nhập cá nhân
1.3.2. Cơ sở xây dựng pháp luật thuế Thu nhập cá nhân
Do thuế TNCN là loại thuế trực thu đã nói trước đó, nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế. Việc xác định được đối tượng chịu thuế cũng là bước quan trọng để ta xác định căn cứ tính thuế. Ở hầu hết các nước trên thế giới, thuế TNCN đều dựa trên hai tiêu thức sau: Một là, đánh thuế dựa trên nguyên tắc cư trú (sau đây gọi là tiêu thức cư trú); hai là, đánh thuế dựa trên nguồn phát sinh thu nhập (sau đây gọi là tiêu thức nguồn thu nhập).
- Tiêu thức cư trú
Một cá nhân được coi là đối tượng cư trú tại một nước phải chịu thuế TNCN đối với mọi thu nhập, không phân biệt là nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. còn một cá nhân được xem là “không cư trú” chỉ phải nộp thuế TNCN đối với phần thu nhập phát sinh tại nước đó. Nguyên tắc đánh thuế theo cư trú đa phần được các nước áp dụng nhằm đánh thuế các đối tượng được xem là cư trú tại quốc gia đó. Thông thường, đối tượng được xem là cư trú tại một quốc gia có số ngày sinh sống tại nước đó từ 183 ngày trong năm tính thuế (có thể là năm dương lịch hoặc năm tài chính) hoặc trong khoản 12 tháng liên tục. Một số nước quy định đối tượng chịu thuế TNCN theo tiêu thức cư trú được cụ thể trong bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân của một số nước
STT Tên nước Đối tượng nộp thuế
1 Trung Quốc
Đối tượng nộp thuế là: Cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc.
2 Malaysia
Đối tượng nộp thuế là: (1 )Cá nhân cư trú hoặc không cư trú, chịu thuế đối với thu nhập phát sinh tại
Malaysia. (2) Cá nhân không cư trú được miễn thuế đối với thu nhập nước ngoài được chuyển vào
Malaysia. Với hiệu lực từ năm tính thuế 2004, cá nhân là đối tượng cư trú cũng được miễn thuế đối với thu nhập có nguồn nước ngoài được chuyển vào Malaysia.
(3) Cá nhân cư trú thuế cho năm tính thuế nếu tổng số ngày đối tượng đó ở Malaysia trong năm trên 182 ngày.
Trên thực tế, cơ quan thuế sẽ tính số ngày thực tế mà đối tượng đó ở tại Malaysia bằng cách căn cứ hộ chiếu của đối tượng đó.
3 Philippin
Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú.
Công dân cư trú là đối tượng chịu thuế thu nhập trên thu nhập toàn cầu (bao gồm cả thu nhập có nguồn gốc tại Philippin và thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài).
Công dân không cư trú, người nước ngoài cư trú hoặc
[Nguồn: Quốc hội, thuế Thu nhập cá nhân các nước]
- Theo tiêu thức nguồn phát sinh thu nhập
Một cá nhân phải chịu thuế TNCN ở một nước đối với mọi khoản thu nhập phát sinh tại nước đó. Ở hầu hết các nước, nguyên tắc chịu thuế theo nguồn thu nhập được áp dụng nhầm đánh thuế lên các khoản thu nhập phát sinh tại nước mình đối với các cá nhân không cư trú. Cách đánh thuế này rất phù hợp đối với các nước có nhiều nười đến đầu tư, làm việc và công dân tại nước đó ít ra nước ngoài làm
người nước ngoài không cư trú là đối tượng chịu thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Philippin.
4 Thái Lan
Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú.
Được gọi là cư trú nếu tổng thời gian cư trú ở Thái Lan lớn hơn 180 ngày trong năm tính thuế (năm dương lịch). Cá nhân có thời gian sinh sống và làm việc ở Thái Lan từ 180 ngày trở xuống tính theo năm dương lịch thì được gọi là cá nhân không cư trú. Cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập nhận được, không phân biệt ở trong nước hay ở nước ngoài. Cá nhân không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập phát sinh ở Thái Lan.
5 Hàn Quốc
Đối tượng nộp thuế là: Cá nhân cư trú hay không cư trú, có thu nhập chịu thuế trong năm: Đối tượng cư trú được quy định là người có nhà ở hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên. Đối tượng không cư trú là người không có nhà ở tại Hàn Quốc hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc dưới một năm. Đối tượng cư trú phải chịu thuế thu nhập đối với tất cả các khoản thu nhập nhận được phát sinh ở trong hay ngoài Hàn Quốc (kê khai thu nhập toàn cầu). Đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc Hàn Quốc.
6 Nhật Bản
Đối tượng nộp thuế là: những cá nhân cư trú và không cư trú tại Nhật Bản: Cá nhân cư trú tại Nhật Bản là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật trong một thời gian dài liên tục từ một năm trở lên. Cá nhân không cư trú tại Nhật Bản là người có thời gian cư trú tại Nhật dưới một năm.
việc. Chẳng hạn như Hồng Kông không áp dụng tiêu thức cư trú để đánh thuế mà nước này quy định đối với mỗi cá nhân, không phân biệt cư trú hay không cư trú, chỉ phải nộp thuế TNCN đối với các khoản thu nhập phát sinh tại HongKong7.
Sự phân biệt cư trú hay không cư trú là rất quan trọng để xác định người nộp thuế phải chịu thuế TNCN với các loại thu nhập nào. Như vậy, có thể thấy tùy vào chính sách và trình độ quản lý của từng nước mà các nước sẽ quy định đối tượng nộp thuế sao cho phù hợp nhất với nền kinh tế - xã hội của nước đó.
1.3.2.2. Xác định thu nhập chịu thuế
Mặc dù, đối tượng chịu thuế TNCN là các khoản thu nhập của cá nhân, tuy nhiên cá nhân có rất nhiều nguồn thu nhập khác nhau nhưng không phải thu nhập nào cũng chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN. Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập có quy định cơ sở đánh thuế TNCN.
Hiện nay, trên thế giới còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về thu nhập và cách tính thu nhập nên cơ sở đánh thuế TNCN cũng không giống nhau. Tùy theo cách tính thu nhập của mỗi nước mà quy định về các khoản thu nhập chịu thuế, các khoản giảm trừ là không giống nhau, có thể thấy rõ điều đó tại Bảng 1.4. Mặc khác, không phải tất cả các khoản thu nhập phát sinh đều có thể xếp vào thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của một cá nhân có thể hiểu là toàn bộ khoản thu nhập bằng tiền, bằng hiện vật mà người chịu thuế có được trong một khoản thời gian xác định và có thể tùy ý sử dụng.
Bảng 1.4. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của một số nước
7 Nguyễn văn tuyến (2008), “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật thuế”, thongtinphapluatdansu.
STT Tên
nước Thu nhập chịu thuế
1 Việt Nam
(1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (2) Thu nhập từ tiền lương , tiền công, các khoản thu nhập có tính chất như tiên lương tiên công; (3) Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm lãi cho vay, lợi tức từ các hình thức vốn góp khác; (4) Thu nhập từ chuển nhượng vốn; (5) Thu nhập từ chuển nhượng bất động sản; (6) Thu nhập khác gồm: trúng xổ số, cá cược; trúng thưởng trong các hình thức khuyễn mại, trò chơi có thưởng;
tiền bản quyên
2 Trung Quốc
(1) Thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; (3) Thu nhập về cho thuê tài sản; (4) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (5) Thu nhập từ kinh doanh chứng
[Nguồn: thuế thu nhập cá nhân của các nước, Quốc Hội]
Qua sự đối chiếu, so sách thu nhập chịu thuế của một số nước từ Bảng 1.4 ta có thể thấy thu nhập chịu thuế có các đặc điểm sau:
khoán; (6) Thù lao dịch vụ; (7) Thu nhập từ nhuận bút; (8) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (9) Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; (10) Thu nhập ngẫu nhiên; (11) Thu nhập khác.
3 Malaysia
(1) Thu nhập từ lao động làm công bao gồm tất cả các hình thức tiền thù lao như tiền công, tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng, trợ cấp về hưu;
(2) Thu nhập từ kinh doanh, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tiền cho thuê và những khoản có tính chất tương tự.
4 Philippin
(1) Phí dịch vụ được chi trả dưới bất kỳ hình thức nào; (2) Tổng thu nhập thu được từ việc thực hiện kinh doanh; (3) Lãi buốn bán tài sản; (4) Lãi tiền vay; tiền cho thuê; (5) Tiền bản quyền; (6) Cổ tức; (7) Tiền trợ cấp hàng năm; (8) Phần thưởng và tiền thắng; (9) Tiền lường hưu; (10) Khoản phân chia từ thu nhập ròng của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho người vay vốn.
5 Thái Lan
(1) Thu nhập từ các dịch vụ lao động; (2) Thu nhập từ kinh doanh. (3) Thu nhập từ cho thuê tài sản; (4) Thu nhập từ bản chất công việc vị trí hoặc dịch vụ lao động cung cấp; (5) Thu nhập từ tín nhiệm quyền tác giả, bản quyền, các quyền khác;
(6)Thu nhập có bản chất là cổ tức, lãi tiền gửi ngân hàng; (7) Thu nhập từ các nghề tự do; (8) Thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác;
6 Hàn
Quốc
- Thu nhập toàn cầu: (1) Thu nhập từ lao động; (2) thu nhập từ kinh doanh; (3) Thu nhập từ cho thuê bất động sản; (4) Thu nhập từ tài sản tạm thời; (5) Thu nhập khác.
- Thu nhập chịu thuế riêng biệt: (6) Thu nhập từ lương hưu;
(7) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản; (8) Thu nhập từ trồng rừng và khai thác gỗ.
7 Nhật bản
(1) Thu nhập từ công việc lao động; (2) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; (3)Thu nhập do buốn bán bất động sản; (4) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (5) Thu nhập từ lợi tức; (6) Thu nhập từ các khoản hưu trí; (7) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (8) Thu nhập từ các khoản vốn; (9) Thu nhập bất thường; Thu nhập khác.
Thứ nhất, tất cả các khoản thu nhập phát sinh dù bằng tiền hay hiện vật đều có thể chịu thuế TNCN dù nguồn phát sinh là do sản xuất kinh doanh, lao động hay đầu tư sau khi trừ đi các khoản thu nhập không tính thuế do pháp luật quy định.
Những khoản thu nhập này thường là các khoản thu nhập đã chịu một loại thuế khác nào đó hoặc là những khoản thu nhập không đáng kể được trừ đi để thuận tiện cho công tác quản lý thuế của nhà nước. Nói cách khác, thu nhập chịu thuế gồm hầu hết các loại thu nhập phát sinh không phân biệt nguồn gốc hình thành và hình thái thu nhập.
Thứ hai, thu nhập chịu thuế phải là thu nhập ròng, nghĩa là sau khi trừ đi các chi phí đáng kể để tạo ra nó và các khoản được phép giảm trừ do pháp luật quy định. Đối với thuế TNCN thì thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản chi phí để tạo ra thu nhập đó và các phần được giảm trừ khi tính thuế.
Thứ ba, việc xác định thu nhập chịu thuế phải đảm bảo tính khả thi cho công tác quản lý thuế. Một số nhà kinh tế nêu quan điểm là nên đánh thuế trên thu nhập hoàn chỉnh, tức là thu nhập hiện hữu cộng lãi vốn, dù lãi đó là có thực hay chỉ mới là hứa hẹn. Tuy nhiên, ý tưởng đánh vào thu nhập hoàn chỉnh có tính khả thi kém do sự phức tạp, không chắc chắn cho việc xác định thu nhập chịu thuế. Mặc khác, để có được thu nhập hoàn chỉnh thì người nộp thuế lại có các khoản chi phí khách quan khác nhau, chẳng hạn như chi phí khắc phục rủi ra, chi phí chữa bệnh…Do đó, nếu dựa vào thu nhập hoàn chỉnh để đánh thuế thì lại vi phạm nguyên tắc công bằng. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách đều thống nhất chỉ sử dụng thu nhập hiện hữu để xác định thu nhập chịu thuế.
Xuất phát từ sự khác nhau trên cơ sở xây dựng hệ thống thuế toàn bộ hay riêng biệt và nguyên tắc tính thuế mà quy định về thu nhập chịu thuế của các quốc gia cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, thu nhập từ kinh doanh của cá nhân tại một quốc gia có thể bị đánh thuế TNCN nhưng tại một số quốc gia khác có thể bị đánh thuế theo thu nhập của một công ty hay thu nhập của việc chuyển nhượng tài sản.
Tuy nhiên có thể khái quát các loại thu nhập chịu thuế theo theo thông lệ của các quốc gia như sau: (i) thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) thu nhập từ tiền công, tiền lương; (iii) thu nhập từ đầu tư (kể cả tiền lãi vay, tiền lãi cổ phần).
Ngoài ra còn có các yếu tố thu nhập khác thường xuyên xuất hiện trong luật thuế TNCN là: tiền lương hưu và các khoản tiền bảo hiểm; các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội; thu nhập từ việc nắm giữ cổ phần; thu nhập từ việc chuyển nhường tài sản.
Nhìn chung trên thế giới việc xử lý các khoản thu nhập phụ ngoài lương thay đổi rất lớn giữa các hệ thống thuế thu nhập. Một số hệ thống thuế thu nhập loại tất cả các khoản thu nhập phụ ngoài lương do người chủ trả ra khỏi thu nhập chịu thuế của người lao động. Một số khác lại đánh thuế chúng với mức thuế suất hoặc là
bằng với thuế suất của người chủ hoặc là bằng với thuế suất của người lao động.
Việc loại khỏi thuế các khoản thu nhập ngoài lương này làm giảm đáng kể khoản thu nhập tính thuế. Điều này làm tăng yêu cầu về các khoản thu nhập ngoài lương, bởi vì các khoản thu nhập này được loại bỏ một cách hiệu quả khỏi thu nhập trước thuế. “Điều này cũng dẫn đến sự xói mòn về tính lũy tiến của luật thuế bởi vì các khoản thu nhập phụ ngoài lương này được trả không theo tỉ lệ cố định đối với những người lao động có thu nhập cao.”[27]
1.3.2.3. Xác định thu nhập miễn thuế, giảm trừ gia cảnh Giảm trừ gia cảnh
Khi xác định các khoản thu nhập để đánh thuế thu nhập thì pháp luật thường quy định các khoản được giảm trừ chi phí cho người nộp thuế. Đây là việc làm hợp lý, tương tự như việc hoàn thuế của thuế giá trị gia tăng, hay khấu trừ các chi phí sản xuất cho doanh nghiệp trong việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mặt lý luận thì việc miễn trừ hay giảm trừ các khoản thu nhập khi tính thuế dựa trên các cơ sở sau:
Trước hết, thuế thu nhập dánh thuế lên thu nhập mới tạo ra trong quá trình vận động sản xuất. Để tạo lập ra thu nhập thì người chịu thuế phải bỏ ra các chi phí nhất định trong quá trình sản xuất. Do vậy, để xác định những khoản thu nhập chịu thuế với từng cá nhân, nhà nước phải suy xét đến những chi phí mà người chịu thuế phải bỏ ra trong quá trình tìm kiếm thu nhập. tuy nhiên, đối với việc xác định các khoản thu nhập giảm trừ của các cá nhân là hết sức phức tạp và đòi hỏi cao trong trình độ quản lý thuế của nhà nước.
Thứ hai, việc xác định một sắc thuế hoàn hảo là phải ra nhiều điều kiện và phúc lợi xã hội hơn cho người nộp thuế sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình. Với việc trừ đi các chi phí quản lý, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn hơn trong việc tái sản xuất đơn giản trong chu trình kế tiếp, tương tự đối với các cá nhân, khi thực hiện tính thuế TNCN cũng được trừ đi các chi phí tiêu dùng hợp lý để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Thứ ba, con người làm ra thu nhập không phải chỉ để phục vụ riêng cho cá nhân họ mà còn chu cấp cho người phụ thuộc. để đảm bảo sức lao động cho con người trong quá trình sản xuất tiếp theo chúng ta không thể chỉ nghĩ đến các chi phí phục vụ nhu cầu thiết yếu của các cá nhân mà còn cho cả người phụ thuộc với cá nhân đó. Với những hoạt động sản xuất kinh doanh, hành nghề độc lập thì lẽ dĩ nhiên họ sẽ được giảm trừ các khoản chi phí đầu tư ban đầu để dễ dàng tái sản xuất giản đơn những hoạt động này, các khoản thu nhập sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ sẽ phải chịu thuế thu nhập. Còn đối với những người làm công ăn lương, họ bỏ ra sức lao động để tạo ra sản phẩm và nhận lại được nguồn thu nhập tương đương với sức lao động đó, hoạt động cung cấp sức lao động sẽ được trả các khoản thanh toán