CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
2.1.2. Thực tiễn thi hành thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và các kết quả đạt được
2.1.2.1. Tình hình thực hiện thuế thu nhập ở Việt Nam - giai đoạn 1 áp dụng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (từ 1991 đến 2008)
Vào những năm 1980 đến năm 1990, xuất phát từ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam nhà nước ta tiến hành cải cách thuế giai đoạn 1 bằng việc ban hành nhiều pháp luật thuế như: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt và các pháp lệnh về thuế như pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Theo đó, pháp lệnh quy định “công dân Việt Nam và người nước ngoài có thu nhập tại Việt nam…đều phải nộp thuế thu nhập”14. Trong quá trình thực hiện
14 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990.
đến nay thì Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/200415. Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nêu trên đã mở rộng phạm vi thu thuế TNCN sang các đối tượng có thu nhập khác tại các doanh nghiệp trong nước và một số người làm việc trong các cơ quan nhà nước; cá nhân có thu nhập cao; tăng cường công tác quản lý thuế, nhưng chủ yếu các lần sửa đổi chỉ vẫn là sửa mức khởi điểm tính thuế, thuế suất, giãn cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế của biểu thuế. Thuế TNCN nước ta đã có đóng góp ngày càng cao vào tổng số thu từ thuế cho NSNN.
- Ƣu điểm:
Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tăng thu NSNN. Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2007, số thu từ thuế người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất.
Bảng 2.1 Tổng số thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao qua các năm từ 1991 – 200816
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Tổng số thuế phí, lệ phí
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Số thu % tỷ lệ trên tổng số thuế phí, lệ phí
1991 9,844 62 0.63%
1992 18,516 153 0.83%
1993 29,233 181 0.62%
1994 37,206 296 0.80%
1995 50,176 520 1.04%
1996 69,324 1324 1.91%
1997 60,995 1,482 2.43%
1998 65,256 1,780 2.73%
1999 74,444 1,856 2.49%
15 Thực trạng điều chỉnh thuế thu nhâp của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội – Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (2014).
16 Bộ Tài chính, Báo cáo công khai quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 1991 đến năm 2008.
2000 90,749 1,831 2.02%
2001 93,950 1,930 2.05 %
2002 123,860 2,338 1.89%
2003 145,822 2,951 2.02%
2004 180,197 3,521 1.95%
2005 219,438 4,234 1.93%
2006 263,864 5,279 2.00%
2007 299,096 7,415 2.48%
2008 392,463 12,940 3.30%
Nguồn: Tổng cục thuế Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm sự chênh lệch giàu nghèo. Bên cạnh đó, từ các khoản thu từ thuế sẽ góp phần tạo điều kiện cho nhà nước có khả năng cung cấp ngày tốt những dịch vụ công, các khoản chi phúc lợi xã hội nhầm tạo mức sống cao hơn cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.
Ba là, tạo sự chuẩn bị cần thiết trước khi triễn khai thuế TNCN một cách toàn diện. việc áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam trong giai đoạn này dần hình thành “thói quen” cho người dân đối với loại thuế này, tâm lý quen thuộc cùng với những hiểu biết càng nhiều về thuê TNCN tạo cho người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ thuế TNCN cá mình.
- Khuyết điểm:
Bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng đã bộc lộ sự yếu kém, hạn chế so với tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triễn nhanh chóng.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ. Trên thực tế chỉ mới đánh thuế đối với một phần thu nhập là tiền lương, tiền công của các cá nhân làm việc cho công ty nước ngoài, tiền xổ số, thu nhập của người dân còn chịu sự điều chỉnh của nhiều loại thuế khác nhau và nhiều loại thu nhập còn chưa được tính thuộc diện chịu thuế.
Thứ hai, còn phân giữa thu nhập của cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Cá nhân kinh doanh có thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trừ đi các khoản chi phí hợp lý với mức thuế suất chung là 28%, đối với cá nhân không kinh
doanh thì chỉ được trừ khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng, phần thu nhập vượt mức phải chịu thuế với biểu thuế lũy tiến từng phần.
Thứ ba, còn phân giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong việc quy định mức khởi điểm chịu thuế. đều này tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập phát sinh tại Việt Nam và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tư, chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa quy định mức giảm trừ gia cảnh cho NNT để đảm bảo tính công bằng giữa những người nộp thuế có mức thu nhập ngang nhau nhưng hoàn cảnh gia đình khác nhau. tạo gánh nặng về thuế đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, phải nuôi dưỡng nhiều người phụ thuộc.
2.1.2.2. Tình hình thực hiện thuế thu nhập ở Việt Nam - Giai đoạn 2 áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (từ năm 2009 đến nay)
Trước đây, theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, cả nước có khoảng 300.000 người nằm trong diện đối tượng nộp thuế, với tổng số thu thuế trên 6.000 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên, đến thời điểm Luật thuế TNCN năm 2007 có hiệu lực thì con số tăng lên khoảng 1,3 triệu người thuộc đối tượng nộp thuế với khoản thu ước đạt 13.000 tỷ đồng trong năm. Như vậy, mục tiêu đề ra là tăng thu NSNN đã đạt được. Hơn nữa khi giảm mức thu nhập khởi điểm chịu thuế xuống còn 5 triệu đồng/tháng nghĩa là mở rộng cơ sở đánh thuế trong tầng lớp dân cư, nâng cao vai trò phân phối công bằng của thuế TNCN thể hiện bản chất của thuế TNCN.
Qua nhiều năm thực hiện pháp luật Luật Thuế TNCN, dựa trên các số liệu hàng năm của Bộ Tài chính, số thu thuế TNCN có sự tăng trưởng khá, cụ thể:
Số thu năm 2009 đạt 110% so với năm 2008, đạt 3,4% trong tổng số thu NSNN, bằng 0,87% GDP;
Số thu năm 2010 bằng 183,6% so với thực hiện năm 2009, đạt 6,1% tổng thu NSNN khoảng 6,05% tổng thu nội địa, bằng 1,37% GDP;
Số thu năm 2011 bằng 146,57% so với số thu năm 2010, đạt khoảng 7,3% số thu NSNN và đạt 7,39% tổng thu nội địa, bằng 2,1% GDP;
Số thu năm 2012 bằng 116,72% so với thực hiện năm 2011, đạt 8,04% tổng thu nội địa, bằng 1,39% GDP;
Số thu năm 2013 bằng 103,44% so với thực hiện năm 2012, đạt 6,88% tổng thu nội địa, bằng 1,3% GDP;
Số thu năm 2014 bằng 102,77% so với thực hiện năm 2013, đạt 5,54% tổng thu nội địa, bằng 1,21% GDP;
Số thu năm 2015 ước tính bằng 116,25% so với thực hiện năm 2014, ước đạt 5,99% tổng thu nội địa17.
- Những điểm mới nổi bật:
(1) Mở rộng cơ sở tính thuế: Mở rộng cơ sở tính thuế, xác định thêm đối tượng nộp thuế là cá nhân đang kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế được mở rộng cho thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản trong đó có chuyển nhượng nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; chuyển nhượng hợp đồng thuê; thu nhập từ quà tặng, nhận thừa kế; thu nhập từ trúng thưởng, từ các hoạt động cá cược, sòng bạc.
(2) Thay quy định về mức khởi điểm chịu thuế thành quy định giảm trừ gia cảnh và mở rộng đối với các cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
(3) Người nộp thuế được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học; các khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già, người khuyết tật không nơi nương tựa.
(4) Có sự tách bạch về thu nhập tính thuế, biểu thuế giữa các cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và người nước ngoài.
- Các kết quả đạt được:
Trong suốt quá trình thực hiện Luật Thuế TNCN năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã góp phần phát huy tích cực vai trò của sắc thuế này trong nền kinh tế và động viên được một nguồn lực quan trọng cho NSNN. Theo đó, những kết quả đạt được trong quá trình thực thi thuế TNCN là:
Một là, bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế.
Về đối tượng chịu thuế: Ngoài việc kế thừa có chọn lọc các chính sách điều tiết thu nhập trước đây như: thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; thuế chuyển quyền sử dụng đất thì luật thuế TNCN đã bổ sung điều tiết đối với các khoản thu nhập mới phát sinh như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn
17 Ths. Trần Quốc Hoàn (2016), “Bàn về định hướng cải cách mức thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, tapchitaichinh.
góp trong các tổ chức kinh tế, bất động sản và các tài sản khác yêu cầu đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
Về số người nộp thuế: trong quá trình triển khai chính sách thuế TNCN đã có sự tăng nhanh qua các năm: Năm 2009 có trên 747.000 cá nhân nộp thuế từ tiền lương, tiền công đến năm 2011 số NNT đạt khoản 1.300.000 cá nhân. Số người nộp thuế thu nhập từ kinh doanh có sự tăng lên: Năm 2009 có khoảng 149.700 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế Thu nhập cá nhân; đến năm 2011 có gần 194.000 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế. Đối với chuyển nhượng, nhận thừa kế bất động sản: Năm 2009 có gần 850.000 lượt chuyển nhượng, thừa kế; Năm 2011 có trên 1 triệu lượt18.
Hai là, điều tiết hợp lý thu nhập dân cư, góp phần đảm bảo công bằng xã hội; thống nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có thu nhập, không phân biệt cá nhân người nước ngoài với người Việt Nam. Luật Thuế TNCN quy định mức giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú (mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế 9 triệu đồng/tháng; cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng) và được áp dụng thống nhất không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài. Quy định này đã thể hiện nguyên tắc công bằng ngang trong khả năng nộp thuế của người có thu nhập phù thuộc vào hoàn cảnh mà số tiền tính thuế cao hay thấp khác nhau. Bên cạnh đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý thu thuế, tính đến hết năm 2011 đã có trên 15 triệu cá nhân được cấp mã số thuế, trong đó 12,6 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3,2 triệu cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
Bảng 2.2 Thống kê đối tƣợng nộp thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011 I. Số người có thu nhập từ tiền
lương, tiền công:
1000
người 7.113 10.272 12.647 1. Số người có thu nhập chưa đến
mức phải nộp thuế
1000
người 3.613 6.582 8.777 2. Số người có thu nhập đến mức
phải nộp thuế, trong đó:
1000
người 3.500 3.690 3.870
- Nộp ở bậc 1 1000
người 2.680 2.706 2.837 - Nộp từ bậc 2 trở lên 1000
người 820 984 1.033
18 Bộ tài chính (2011), Báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân.
II. Số hộ gia đình cá nhân kinh
doanh có thu nhập hộ 2.109.000 2.474.000 2.845.000 - Số hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh có thu nhập chưa phải nộp thuế
hộ 1.959.259 2.304.761 2.650.137 - Số hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh có thu nhập phải nộp thuế NNT 149.741 169.239 194.863
[Nguồn: Bộ tài chính. Báo cáo tổng kết ba năm thực hiện thuế thu nhập cá nhân]
Theo số liệu về quản lý thuế năm 2013 cho thấy số người nộp thuế ở bậc cao chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng số thuế đóng góp lớn, theo đó: Có 73,32% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 1 và đóng góp số tiền thuế là 10,06% trong tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 14,55% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 2 đóng góp số tiền thuế là 10,77% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 6,5% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 3 đóng góp số tiền thuế là 13,12% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 3,05%
tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 4 đóng góp số tiền thuế là 15,09% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 1,75% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 5 đóng góp số tiền thuế là 19,45% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 0,65% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 6 đóng góp số tiền thuế là 14,18% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công; Có 0,18%
tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 7 đóng góp số tiền thuế là 17,30% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công19.
Ba là, góp phần đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước: Số thu từ thuế TNCN không ngừng mở rộng qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như mức độ động viên so với GDP. Tốc độ tăng thu từ thuế TNCN luôn cao hơn tốc độ tăng thu NSNN, nhất là từ khi Luật Thuế TNCN năm 2007 có hiệu lực thi hành. Số thu NSNN từ thuế TNCN trong năm 2011 tăng gấp 18,7 lần số thu của năm 2001, trong khi mức độ mở rộng của tổng thu NSNN năm 2011 so với năm 2001 là 6,8 lần.
Năm 2011, thu NSNN từ thuế TNCN chiếm khoảng 5,46% tổng thu NSNN (năm 2001 là 1,98%), tương đương khoảng 1,38% GDP (năm 2001 là 0,43% GDP)20.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hiện sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 có xu hướng giảm trong hai năm 2013 - 2014, trước khi tăng trở lại kể từ năm 2015 đến nay về quy mô thu từ thuế TNCN xét theo tỷ trọng trong tổng thu NSNN và so với GDP. Năm 2016, thu từ
19 Ths. Trần Quốc Hoàn (2016), “Bàn về định hướng cải cách mức thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, tapchitaichinh.
20 Trương Bá Tuấn (2017), Cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu trúc ngân sách nhà nước, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính.
thuế TNCN của Việt Nam đạt khoảng 5,92% tổng thu NSNN và tương đương 1,45% GDP, cụ thể được thể hiện trong các hình 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3 Tỷ trọng thu ngân sách từ
thuế TNCN của Việt Nam Bảng 2.4 Quy mô thu ngân sách từ thuế Thu nhập cá nhân của Việt Nam
[Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính]
Bốn là, góp phần thực hiện kiểm soát thu nhập dân cư. Việc thực thi chính sách thuế TNCN cũng đã giúp cho Chính phủ có được thông tin đầy đủ hơn về thông tin của NNT từ đó thực hiện tốt vai trò điều tiết thu nhập trong xã hội cũng như quản lý nguồn thu nhập người dân. Tính đến hết năm 2011, cơ quan Thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân. Qua đó, cơ quan thuế nắm được số người nộp thuế, số người chưa phải nộp thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công và từ thu nhập khác, số thuế thu được từ các loại thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại nguồn và theo phương thức kê khai, nộp thuế tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý thuế.