CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt nam
2.3.1. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới cho Việt Nam
tức là trong tổng thu nhập sẽ quy định một số loại thu nhập được đánh theo biểu thuế chung, còn lại một số loại thu nhập khác có thể căn cứ theo tính chất đặc thù mà được áp dụng cho mỗi biểu thuế riêng biệt. Tuy nhiên, cách đánh thuế như vậy đòi hỏi quản lý thuế phải nắm bắt được từng nguồn thu nhập và xác định mức thuế xuất hợp lý cho các loại thu nhập có biểu thuế riêng, tạo sự khó khăn và phức tạp trong công tác quản lý.
Trên nguyên tắc, có bốn tính chất khác nhau của một hệ thống thuế thu nhập cá nhân mà nó là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm nộp thuế: (i) sự lựa chọn đơn vị nộp thuế; (ii) các nguồn thu nhập chịu thuế; (iii) các ưu đãi về thuế, chẳng hạn như giảm, miễn thuế và các khoản giảm trừ và (iv) khung thuế. Các hệ thống thuế có thể kết hợp các những nhân tố này theo nhiều cách khác nhau để đạt được những mục tiêu cụ thể.
25 Lệ Hằng (2015) Vụ truy thu thuế của 7 nghệ sỹ với số tiền lên đến 4,4 tỷ đồng, Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam.
Do vậy, việc lựa chọn đơn vị nộp thuế, cùng với những đặc tính quan trọng khác này của hệ thống thuế, có vai trò quan quan trọng đối với việc xây dựng một chính sách thuế bình đẳng, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng điều tiết và góp thu ngân sách, dễ quản lý.
(i) Lựa chọn đơn vị nộp thuế.
Việc lựa chọn đơn vị thuế là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế và có ý nghĩa quan trọng trong điều tiết thu nhập, thể hiện tính công bằng xã hội. Ở các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong những năm gần đây, khuynh hướng là bỏ dần hình thức đánh thuế chung và chuyển sang đánh thuế riêng. Mười lăm nước xem cá nhân như là đơn vị chịu thuế (mặc dù bốn trong số những nước này sử dụng những phương pháp khác để đánh thuế thu nhập phi lao động và thu nhập lao động), bốn nước sử dụng thuế chung, và năm nước cho phép người trả thuế đã lập gia đình lựa chọn trả thuế chung hay là riêng.
Học hỏi kinh nghiệm từ một số nước nhứ Thái Lan, Nhật Bản đã thành công trong việc xác định đơn vị chịu thuế là cá nhân, đây là phương án phù hợp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Tuy đơn vị tính thuế là hộ gia đình thể hiện sự công bằng và hợp lý hơn, quan tâm đến hoàn cảnh của từng đối tượng nộp thuế nhưng về công tác quản lý thuế lại tạo sự khó khăn và phức tạp và khó thực thi hơn, trong khi Việt Nam là quốc gia đang phát triễn và chưa có trình độ cao về quản lý thuế nên lựa chọn đơn vị chịu thuế là cá nhân là lựa chọn tốt nhất, dễ thực thi, đơn giản hơn và ít tốn chi phí hành thu.
(ii) Xác định thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế TNCN thường được xác định là tổng thu nhập sau khi được trừ đi các khoản giảm trừ của đối tượng nộp thuế trong kỳ tính thuế. Học tập kinh nghiệm của đa số quốc gia trên thế giới, Việt Nam nên có sự kết hợp giữa việc xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng như Thái Lan và phân loại thu nhập theo nguồn hình thành như Nhật Bản đối với các loại thu nhập phù hợp. Điều này tạo ra sự công bằng và nâng cao hiệu quả quản lý thuế như lựa chọn xác định tổng thu nhập là thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn; thu nhập ròng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ hoạt dộng kinh doanh.
Theo thông lệ thế giới, để thu thuế thu nhập một cách công bằng và hiệu quả thì việc hiểu rõ nguồn của từng loại thu nhập và tính chất của chúng là hết sức quan trọng, việc phân chia thu nhập chịu thuế dựa trên các nguyên tắc:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất của từng loại thu nhập. Mỗi loại thu nhập do tính chất khác nhau nên mức thuế chịu đựng cũng như cách đánh thuế cũng khác nhau. Đánh thuế theo tính chất của từng loại thu nhập sẽ đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, xem xét đến khả năng động viên đối với từng loại thu nhập. Điều đó nghĩa là nhà nước dựa vào yêu cầu của nền kinh tế, định hướng động viên như
thế nào đối với từng loại thu nhập, mức động viên là bao nhiêu để phát huy tác dụng tích cực của thuế.
Thứ ba, căn cứ vào khả năng quản lý của các loại thu nhập. Dựa vào tiêu thức này có thể quản lý được nguồn hình thành thu nhập và đo lường khả năng có thể động viên được mức độ bao nhiêu từ nguồn thu nhập này vào NSNN.
Ngoài ra, việc xác định thu nhập chịu thuế còn căn cứ các tiêu thức liên quan đến lý do chính trị, xã hội, tập quán phong tục của người Việt Nam, hiệp định, hiệp ước quốc tế hoặc nhằm mục đích khuyến khích một hoạt động cụ thể... để xác định các khoản thu nhập không chịu thuế.
(iii) Các ưu đãi về thuế.
Kinh nghiệm từ các nước như Thái Lan, Nhật Bản là lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí hành thu và tạo thuận lợi cho NNT cũng như cơ quan quản lý thuế. Trong Chiến lược cải cách thuế, Việt Nam nên xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập/chi tiêu của dân cư. Luật thuế TNCN hiện hành quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh với mức khoán bằng tiền là phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, tuy nhiên đây không phải là một giải pháp lâu dài. Bên cạnh đó, về việc thực hiện giảm trừ gia cảnh cũng cần có sự kết hợp quản lý với các cơ quan khác như quản lý hộ tịch, bảo hiểm xã hội để quản lý hiệu quả người phụ thuộc.
(iv) Khung thuế.
Nhìn chung các nước đang áp dụng hệ thống thuế lũy tiến gồm các bậc thuế. Số bậc thuế càng ít càng thể hiện tính đơn giản và nâng cao công tác quản lý nhưng mức độ điều tiết thu nhập lại không hợp lý. Từ việc học hỏi kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện đơn giản hóa biểu thuế lũy tiến của nước này qua việc cắt bỏ bậc thuế suất cao nhất và thấp nhất. Hơn hết đây chính là xu hướng cải cách chính sách thuế TNCN trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam hiện tại đang áp dụng biểu thuế lũy tiến gồm 7 bậc, mức thấp nhất là 5%
và cao nhất là 35%. Biểu thuế suất có 7 bậc được coi là nhiều nên cần có lộ trình giảm dần số bậc thuế suất theo từng bước và giãn về khoản cách giữa các bậc, hơn nữa việc giảm mức thuế ở các bậc thuế cũng mang đến nhiều lợi ích hơn là mục tiêu động viên tăng thu NSNN, so với việc mức đóng thuế thấp người dân sẽ thực hiện nghiêm túc về nghĩa vụ thuế hơn là chịu mức phạt nếu phát hiện vi phạm trốn thuế.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ động viên về thuế ở Việt Nam là cao so với khu vực, cần xem xét bài học phù hợp xu hướng chung là giảm mức động viên về thuế TNCN bằng việc thực hiện đơn giản hóa các bậc thuế, có thể cắt bỏ mức thuế cao nhất và thấp nhất. Nghiên cứu mở rộng đối tượng thu, điều tiết kịp thời đối với một số khoản thu nhập mới phát sinh để bao quát và cân đối nguồn thu cho NSNN.