Các KCN tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 34)

1.4.1.1. Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Bình Dương

Tính đến tháng 11 năm 2006, Bình Dương đã có hệ thống 10 KCN được cấp giấy phép hoạt động đó là các KCN: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Việt Hương, Đồng An, Việt Nam - Singapore, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân

Đông Hiệp B, Bình Hòa, Tân Định.

Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng KCN, Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng KCN bao gồm: 6 KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như công ty Thanh Lê, 1 KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư nhân trong nước đầu tư, 2 KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư như KCN Việt Hương, 1 KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư đến nay tỉnh Bình Dương tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Các chủ đầu tư vào KCN rất đa dạng dưới nhiều hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài như KCN Việt Nam-Singapore, công ty trách nhiệm hữu hạn như KCN Việt Hương, các KCN còn lại do nhà nước đầu tư xây dựng.

Nhìn chung các KCN của Bình Dương hoạt động có hiệu quả. Năm 2006, Bình Dương tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng trong thu hút đầu tư

vào các KCN. Tính đến giữa tháng 12 năm 2006, tổng vốn đầu tư mà các KCN thu hút được đạt trên 150 triệu USD trong đó có 41 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 79 triệu USD và 36 dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn gần 72 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào tỉnh Bình Dương năm 2006.

Với 10 KCN đã được Chính phủ cho phép thành lập, Bình Dương là một trong những tỉnh đạt tỷ lệ lấp đầy KCN cao. Phần lớn các KCN trên địa bàn đã

cơ bản hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, một số khu có diện tích lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I đạt tỷ lệ 91%, Sóng Thần II 78%,

Đồng An 90%, Bình Đường 82%, Tân Đông Hiệp A 81%. Tính đến nay các KCN Bình Dương có 386 dự án còn hoạt động, bao gồm 246 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 886 triệu USD và 140 dự án trong nước với tổng vốn điều lệ 748 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 79 nghìn lao động. Năm 2006 doanh thu các doanh nghiệp đạt 886 triệu USD tăng 80%

so với cùng kỳ năm 2005.

1.4.1.2. Bài học kinh nghiệm của Bình Dương trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho tỉnh Hưng Yên

Các KCN có được những thành công như vậy là do được sự quan tâm

đúng mức của chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng

ngoài hàng rào, đa dạng hoá các thành phần kinh tế cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà nước, tư nhân, liên doanh, chính điều này khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN này diễn ra nhanh chóng. Đồng thời chú trọng trong việc thu hút vốn vào các KCN thông qua việc ban hành danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài, thông qua việc giới thiệu tiềm năng của tỉnh trên các lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến gọi thầu. Ban hành quy định về trình tự xét duyệt dự án đầu tư theo cơ chế đầu tư một cửa, đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ các nhà đầu tư.

Bài học thành công của Bình Dương là đa dạng hoá các thành phần kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và rất chú trọng trong việc thu hút vốn đây là việc làm rất cần thiết đối với các KCN. Sở dĩ đạt được những kết quả như

vậy là do có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương, coi trọng công tác quy hoạch, định hướng kêu gọi đầu tư nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào, đồng thời ban hành các danh mục gọi vốn đầu tư

nước ngoài. Đây là việc làm rất cần thiết đối với các KCN đòi hỏi chính quyền

địa phương phải quan tâm.

1.4.2. Các KCN tỉnh Đồng Nai

1.4.2.1. Những thành tựu hoạt động của các KCN tỉnh Đồng Nai

Do những lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển mạnh các KCN. Tính đến tháng 11 năm 2006 đã có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đó là : KCN Amata, KCN Nhơn Trạch I, KCN Nhơn Trạch II, KCN Nhơn Trạch III, KCN Gò Dầu, KCN Loteco, KCN Biên Hoà II, KCN Biên Hoà I, KCN Sông Mây, KCN Hồ Nai, KCN Dệt may Nhơn Trạch, KCN An Phước, KCN Tam Phước, KCN Long Thành, KCN Nhơn Trạch V. Hình thành sau KCX Tân Thuận và một số KCN khác nhưng đến nay Đồng Nai được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất

thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong các KCN. Tính đến hết giữa tháng 11 năm 2006, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã cấp mới giấy phép đầu tư cho 54 dự án với tổng vốn đầu tư 184,8 triệu USD và điều chỉnh giấy phép đầu tư tăng vốn đầu tư cho 120 dự án, vốn đầu tư tăng 152,25 triệu USD. Như vậy, đến giữa tháng 11, có 373 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

đang hoạt động tại các KCN Đồng Nai với tổng vốn đăng ký là 5,5 tỉ USD, vốn thực hiện 3,1 tỉ USD; tạo công ăn việc làm cho 1,3 vạn lao động người Việt Nam. Đồng Nai là một trong những địa phương có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước.

1.4.2.2. Bài học kinh nghiệm của Đồng Nai trong phát triển các KCN có thể vận dụng cho tỉnh Hưng Yên

Để hình thành và phát triển các KCN tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch, đặt các KCN của tỉnh trong mối liên hệ với cả vùng Bắc bộ, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm cơ chế thích hợp để gọi vốn đầu tư để sớm lấp đầy phủ kín KCN. Cùng với việc hình thành các KCN tỉnh đã khẩn trương xây dựng các khu dân cư tập trung, mở rộng đào tạo nghề để phục vụ KCN, xây dựng chế độ quản lý hành chính mở cửa, cải tiến thủ tục hải quan, tổ chức các dịch vụ có chất lượng và giá cả hợp lý thuận lợi cho việc triển khai sau khi cÊp giÊy phÐp.

Tóm tắt Chương I: Đã khái quát những vấn đề đầu tư, dự án đầu tư và những yếu tố cơ bản của chủ đầu tư. Trình bầy tổng quan về KCN, vai trò, ý nghĩa của KCN và các yêu cầu đối với một KCN. Chương I đã tiến hành trình bầy các chỉ tiêu thu hút đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng dến các chỉ tiêu đó.

Đồng thời nêu lên các kinh nghiệm của một số địa phương về vấn đề thu hút

đầu tư để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Hưng Yên.

Chương II

Phân tích Thực trạng thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

2.1. Giới thiệu tổng quan các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)