Giới thiệu tổng quan về các khu công nghiệp Hưng Yên

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 54)

Là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Hưng Yên có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khoá XV đã có Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/10/2001 về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005, trong đó xác định "Phát triển nhanh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm nhiệm vụ trung tâm có vai trò quyết định đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế" và xác

định nhiệm vụ: "Quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - TTCN, làng nghề và công bố rộng rãi cho nhân dân biết để cùng thực hiện, tham gia đóng góp đầu tư phát triển. Từng bước giải quyết những vấn đề về môi trường, trước mắt các khu công nghiệp, làng nghề đang bị ô nhiễm nặng, có phương án di chuyển xa các khu dân cư".

Hiện tại Hưng Yên đã xây dựng và phát triển ba KCN lớn đó là:

*Khu công nghiệp Phố Nối A:

Khu công nghiệp Phố Nối A đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập ngày 04/12/2003. UBND tỉnh có Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 15/01/2004 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Phố Nối A, do Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hoà phát (nay là Công ty Quản lý khai thác KCN Phố Nối A) làm chủ đầu tư.

- Vị trí: KCN Phố Nối A nằm ở phía bắc quốc lộ 5A trong phạm vi quy hoạch chung của đô thị Phố Nối, cách Hà Nội 21 km.

- Quy mô diện tích là 390 ha và được phân bổ theo tỷ trọng sau:

+ Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp: 70%.

+ Đất công trình đầu mối kỹ thuật: 1,1%.

+ Đất trung tâm điều hành, dịch vụ: 3,5%.

+ Đất giao thông: 13,5%.

+ Đất cây xanh mặt nước:11,9%.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 80 triệu USD.

- Lao động thu hút từ 15.000 - 20.000 người và được phân bổ tại các khu dân cư đô thị Phố Nối.

- Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng: Năm 2006, Công ty Quản lý khai thác hạ tầng đã hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 100 ha với:

+ Hệ thống đường giao thông:

Về giao thông đối ngoại: Xây dựng được hệ thống giao thông đường gom tại vị trí năm ngoài hành lang bảo vệ quốc lộ 5 và sát tường hang rào KCN để tạo mối liên hệ giao thông đường bộ giữa KCN và quốc lộ 5.

Về giao thông nội bộ: Đường trục chính bắc nam có chiều rộng 34m, trong đó chiều rộng mặt đường 10,5m x 2, vỉa hè rộng 6m x 2 và giải phân cách rông 1m.

Đường trục chính đông tây nối với đô thị Phố Nối có chiều rộng 42m trong đó mặt đường rộng 11,25m x 2, vỉa hè rộng 8m x 2, dải phân cách rộng 5m.

Tuyến đường gom KCN chạy song song với quốc lộ 5A sát với tường hàng rào KCN có chiều rông 14m trong đó mặt đường rộng 4m x 2, vỉa hè réng 5 m.

+ San nền tiêu thuỷ:

Cao độ san nền xây dựng trên 3,5m.

Hướng thoát nước vào sông Bún chảy ngang qua KCN vừa là kênh tiêu thoát nước cho KCN vừa tạo không gian cây xanh mặt nước cho KCN.

+ Cấp nước sản xuất:

Tiêu chuẩn dùng nước từ 30 m3/ha/ngày đến 34 m3/ha/ngày.

Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2020 là 14500m3/ ngày được phân làm 2 kỳ đầu tư.

+ Cấp điện động lực:

Nguồn điện lấy từ trạm 110 KVtại KCN Phố Nối A. Lưới điện trung áp 22 KV cho toàn khu, lưới hạ thế 22/0,4 KVcho từng dự án công nghiệp.

+ Nước thải và vệ sinh môi trường:

Nước thải công nghiệp được thoát riêng và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn

đối với nguồn loại B mới được phép thải vào hệ thống kênh tiêu chung.

Chất thải rắn công nghiệp được tập trung về bãi thải của đô thị để phân loại xử lý. Hệ thống thoát nước thải công nghiệp có 4 trạm bơm cục bộ chuyển tiếp và một trạm xử lý nước thải công suất 11.000m3/ngày đêm được phân làm 2 kỳ đầu tư.

- Số dự án: Đến nay, KCN Phố Nối A, đã thu hút được 35 dự án trong

đó có 28 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 1.729,3 tỷ đồng và 7 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 35,79 triệu USD.

* Khu công nghiệp Phố Nối B - ngành Dệt may

Khu công nghiệp Phố Nối B đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập ngày 04/4/2003. UBND tỉnh có Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 13/6/2003 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phố Nối B (giai đoạn I, với quy mô 25 ha); Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 06/10/2003 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phố Nối B - ngành Dệt may (giai đoạn II, với quy mô 70 ha).

KCN Dệt may Phố Nối B do Tổng Công ty Dệt may Việt Nam làm chủ

đầu tư (nay là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối B).

- Vị trí: KCN Phố Nối B nằm ở phía nam quốc lộ 5A và phía đông quốc lộ 39 đã được Chính phủ đồng ý bổ sung vào danh mục các KCN tập trung và nằm trong phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Phố Nối.

- Hiện nay quy mô diện tích là 95 ha. Tính tới năm 2010 quy mô đất cho KCN Phố Nối B là 250 ha và được phân bổ theo tỷ trọng sau:

+ Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp: 59,68%.

+ Đất công trình đầu mối kỹ thuật: 2,28%.

+ Đất trung tâm điều hành dịch vụ: 4,90%.

+ Đất cây xanh mặt nước: 18,91%

+ Đất giao thông KCN: 13,69%.

- Lao động thu hút từ 14.000- 18.000 người và được phân bổ tại các khu

đô thị Phố Nối.

- Vốn đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng 76 triệu USD.

- Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng: Tổng công ty dệt may Việt Nam đã

đầu tư hoàn chỉnh 95 ha:

+ Hệ thống giao thông:

Về giao thông đối ngoại: KCN Phố Nối B liên hệ với quốc lộ 5A và quốc lộ 39 bằng nút giao thông khác của quốc lộ 5 và đường dẫn lên cầu vượt của quốc lộ 39

Về giao thông nội bộ: Đường trục chính bắc nam có chiều rộng 34m, trong đó chiều rộng mặt đường 10,5m x 2, vỉa hè rộng 6m x 2 và giải phân cách rông 1m.

Tuyến đường phía bắc KCN (giáp mương Trần Thành Ngọ) và tuyến

đường phía nam KCN có chiều rộng 24m trong đó mặt đường rộng 14m, vỉa

Các tuyến đường khác có chiều rộng 15m trong đó mặt đường 8m, vỉa hÌ réng 3,5 x 2.

+ San nền tiêu thuỷ:

Cao độ san nền xây dựng trên 3,5m.

Hướng thoát nước vào mương Trần Thành Ngọ và các mương tiêu nước ở phía đông KCN.

+ Cấp nước sản xuất:

Nguồn cung cấp nước cho KCN từ hệ thống nước tập trung của đô thị, có xem xét tới phương án lấy nước ngầm tại chỗ.

Tiêu chuẩn dùng nước từ 40 m3/ha/ngày đến 45 m3/ha/ngày.

Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2020 là 20.000m3/ ngày được phân làm 2 kỳ đầu tư.

+ Cấp điện động lực:

Nguồn điện lấy từ trạm 110 KV tại tổng công ty dệt may Việt Nam (phạm vi KCN Phố Nối B). Lưới điện trung áp 22 KV cho toàn khu, lưới hạ thế 22/0,4 KVcho từng dự án công nghiệp.

+ Nước thải và vệ sinh môi trường:

Nước thải công nghiệp được thoát riêng và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn

đối với nguồn loại B mới được phép thải vào hệ thống kênh tiêu chung.

Chất thải rắn công nghiệp được tập trung về bãi thải của đô thị để phân loại xử lý. Hệ thống thoát nước thải công nghiệp có 3 trạm xử lý, 2 trạm của dệt may và 1 trạm của KCN Phố Nối B do có 2 chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng.

- Số dự án đầu tư: Hiện nay KCN Phố Nối B có 2 dự án đầu tư đ (1 dự

án trong nước và 1 dự án nước ngoài). Tuy nhiên chỉ có một dự án trong nước

của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tư

thực hiện là 17,2 tỷ đồng.

* Khu công nghiệp Như Quỳnh (A&B):

Đây là KCN được xây dựng theo quy hoạch của tỉnh từ năm 1998, tuy chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng đây là KCN được xây dựng

đầu tiên của tỉnh nên vị trí địa lý, quy mô cũng như cơ sở hạ tầng được xây dựng khá tốt.

- Vị trí: Nằm ngay trên đường quốc lộ 5A cách thủ đô Hà Nội 17 km về phía Bắc, là khu vực hội tụ hầu hết các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển KCN tËp trung.

- Quy mô quy hoạch là: 95 ha, trong đó KCN Như Quỳnh A 50 ha và KCN Nh­ Quúnh B 45 ha.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 60 - 80 triệu USD.

- Khả năng thu hút lao động là: 10.000 - 12.000.

- Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Phát triển hệ thống giao thông:

Năm 2002 tổng các tuyến đương đầu tư do ngân sách của tỉnh là 3,2 km, trong đó các tuyến chính nối với quốc lộ 5A. Ngoài ra con có 10 km

đường công vụ, đường nội bộ do doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng. Trong năm nay sẽ phát triển một số tuyến đường mới phục vụ nhu cầu phát triển của KCN

đồng thời nâng cấp các tuyến đường hiện có để có thể phục vụ tốt hơn.

+ Quy hoạch cấp điện:

KCN Như Quỳnh được cấp điện bởi 1 trạm biến thế có công suất 25 MW để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một nhà máy nước do công ty Vinaconex đầu tư theo hình thức BOT với công suất 15.000 m3/ngày, đảm bảo cung cấp nước cho cả KCN và dân cư

thi trÊn Nh­ Quúnh.

+ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

Khu vực tập trung, xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải công nghiệp nói riêng đang được hình thành nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Vì

thế đây cũng là vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả

hoạt động của việc xử lý mặc dù các dự án hoạt động ít gây ô nhiễm, ít chất thải.

- Tình hình thu hút dự án đầu tư: Đến nay đã có 22 dự án đầu tư được cấp phép vào KCN này với 15 dự án đầu tư trong nước có số vốn thực hiện là 770,77 tỷ đồng và 7 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư là 80 triệu USD thu hút được 8.986 lao động. KCN Như Quỳnh bao gồm các ngành cơ khí

điện tử, may mặc, sản xuất phụ tùng lắp ráp xe gắn máy.

2.1.3. Một số kết quả đạt được của các KCN trong thời gian qua:

Việc hình thành các KCN tỉnh Hưng Yên đã tạo mặt bằng sản xuất, kích thích sự tham gia của các doanh nghiệp (kể cả trong nước và nước ngoài) vào hoạt động trong các KCN. Bên cạnh các KCN tập trung đã được Chính phủ phê duyệt, các KCN chưa được phê duyệt cũng thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp, góp phần quan trọng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

2.1.3.1. Tăng giá trị sản xuất công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tÕ.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN.

N¨m Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Doanh thu của các DN KCN

(tỷ đồng). 59,912 77,00 114,107 159,079

Giá trị sản xuất công nghiệp

của Hưng Yên (tỷ đồng). 1.361,65 1.597,52 1.886,06 2.212,52

Tỷ trọng (%). 4,4 4,82 6,05 7,19

Nguồn: Tổng kết hàng năm tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.

Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và

đóng góp vào giá trị công nghiệp của địa phương ngày càng tăng. Năm 2003, doanh thu là 59,912 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,4%, đến năm 2004 doanh thu chiếm tỷ trọng 4,82% góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương tăng lên 17,3%. Năm 2005 doanh thu (chiếm tỷ trọng 6,05%) tăng 90% so với năm 2003 và tăng 48,2% so với năm 2004, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng lên 38,5% so với năm 2003 và 18,1%

so với năm 2004. Đặc biệt đến năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp của KCN tăng cao và chiếm tỷ trọng 7,19%, doanh thu tăng 165,5% so với năm 2003 và 39,4% so với năm 2005, góp phần làm cho giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng 62,5% so với năm 2003 và 17,3% so với năm 2005.

Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đồng thời làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.1.3.2. Góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN.

N¨m Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD).

3,12 3,85 6,14 9,04

Tốc độ tăng kim ngạch XK (liên hoàn) (%).

23,4 79,48 47,23

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN Hưng Yên năm 2003, 2004, 2005, 2006.

Trong số 59 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN thì

25 doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm (chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài), 7 doanh nghiệp xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên và có 14 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,4% so với năm 2003, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng 79,48% so với năm 2004, và tăng 96,8% so với năm 2003. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu là 9,04 triệu USD tăng 189% so với năm 2003 và 47,23% so với năm 2005. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Năm 2003, 2004 thị trường xuất khẩu chủ yếu là một số nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, thị trường Nhật Bản và Mỹ chiếm rất nhỏ. Sang năm 2005, 2006 thị trường được

mở rộng hơn sang các nước Châu á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Các loại mặt hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hoá. Những năm đầu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, hàng may mặc. Năm 2006 mặt hàng xuất khẩu được tăng lên cả về chủng loại lẫn số lượng như các sản phẩm về văn phòng, đồ điện dân dụng, các sản phẩm nhựa có chất lượng cao…

Sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN là một nhân tố góp phần phát triển kinh tế Hưng Yên, và nó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

2.1.3.3. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.

Cùng với tăng trưởng về giá trị, các dự án đầu tư vào KCN cũng là nguồn chính để bổ sung công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại cho công nghiệp của tỉnh. Các dự án này đều là các dự án đầu tư mới, thực hiện đầu tư

sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. ý thức được sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên các nhà đầu tư đều phải tính đến việc đầu tư máy móc thiết bị, đảm bảo đủ sức cạnh tranh lâu dài. Trên thực tế, phần lớn các máy móc thiêt bị chính của các dự án là máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao công nghệ vận hành, chỉ một số ít được gia công lắp ráp tại Việt Nam, đảm bảo về yêu cầu về môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Điều này rất thuận lợi cho việc học hỏi các kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ lạc hậu của Hưng Yên.

2.1.3.4. Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động của địa phương.

Các dự án đầu tư trong nước, ngoài nước thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của

người dân, tác phong lao động công nghiệp, nâng cao trình độ điều hành, quản lý trong các doanh nghiệp KCN.

Bảng 2.4: Tình hình thu hút lao động trong các KCN của Hưng Yên (tính đến 31/12/2006).

KCN Nhu cầu lao động Lao động sử dụng

Phè Nèi A 12.398 4.634

Phè Nèi B 714 630

Nh­ Quúnh A 7.697 7.253

Nh­ Quúnh B 1.189 245

Tổng 28.070 14.587

Nguồn: Ban quản lý các KCN Hưng Yên.

Thật vậy qua bảng trên ta có thể thấy được nhu cầu lao động trong các KCN là khá lớn (28.070 người), trong đó nhu cầu lao động ở KCN Phố Nối A chiếm lớn nhất (44,17% tổng nhu cầu lao động). Số lao động đã sử dụng là 14.587 người chiếm 52% nhu cầu lao động đáp ứng của các KCN và chiếm 51,2% số lao động thực tế đã sử dụng trong toàn tỉnh (lao động thực tế sử dụng trong toàn tỉnh là tính đến ngày 31/12/2006 là 28.487 người). Qua đó có thể thấy các KCN đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho một khối lượng khá lớn lao động của địa phương. Không những vậy các lao động trong KCN còn có mức thu nhập ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung của Hưng Yên, giảm bớt sức ép về lao động đối với xã hội và giảm được lao

động di cư theo thời vụ từ Hưng Yên đến các đô thị lớn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ mà tập trung là ở Hà Nội. Từ đó góp phần tích cực vào việc thực hiện chính trị của đảng bộ và nhân dân Hưng Yên là thực hiện công cuộc xoá đói

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)